CON CÁ ĐẦU RẮN (SNAKEHEAD) TO "KHỦNG LONG" (Bài 086)

Long-Nhi

30/8/11

CON CÁ ĐẦU RẮN (SNAKEHEAD) TO "KHỦNG LONG" (Bài 086)

Ở trên đời cái gì có nhiều ta coi thường, cái gì hiếm thấy ta lấy làm quý. Do lẽ đó tôi muốn được giới thiệu đến các bạn đang ở Hoa Kỳ thích câu cá; về con cá đầu rắn to “khủng long” để mà “ước ao” được trúng câu và các bạn ở Việt Nam phải rùn mình nếu được nó táp phải lưởi câu của mình thì không đứt dây cũng gãy cần. Trong 12 năm đầu định cư ở Hoa Kỳ, tôi chưa từng bao giờ nghe nói đến con cá đầu rắn. Mùa hè năm 2002 bỗng nhiên các người câu cá báo tin là họ câu được cá lạ ở hồ Crofton, tiểu bang Maryland, cách 20 dặm (32 kms) về phía đông bắc của Washington DC. Lập tức các nhà sinh vật học bắt tay tìm hiểu để nhận dạng loại cá lạ. Họ đi đến kết luận đó là loại “cá đầu rắn miền Bắc”, còn có tên “channa argus” là loại cá sinh sống ở Á Châu. Các báo chí đồng loạt loan tin con cá này cho dân chúng Mỹ biết, ngay như “The Washington Post” là tờ báo lớn nhất của vùng Washington DC, Virginia và Maryland chuyên về chính trị, cũng đã dành hẳn một bài đăng trên trang nhất viết về con cá đầu rắn. Nói như vậy để thấy mức độ quan trọng của sự xuất hiện “con cá đầu rắn miền Bắc” đã làm cho dân chúng toàn quốc Hoa Kỳ phải lo âu. Con cá đầu rắn là loại háo ăn đứng hàng đầu trong những loài ăn thịt, nó ăn 90% các loài cá, côn trùng, giáp xác và cây cỏ, không có đối thủ kình địch với nó, sống ở nhiệt độ 0 đến 30 độ C, trong bùn sình, sinh sản rất nhanh, ra khỏi nước có thể sống trên mặt đất 4 ngày. Người Hoa kỳ lo sợ chúng sẽ tiêu diệt hết cá nước ngọt ở bắc Mỹ, nên Cơ quan thủy sản Hoa Kỳ vào ngày 18 tháng 8 đã dùng hóa chất diệt cỏ thả xuống hồ Crofton 2 lần để “làm sạch” cá đầu rắn, và họ cũng khuyến khích, thưởng tiền cho những người câu cá, nếu bắt được và giết chết chúng. Qua điều tra nguồn gốc xuất hiện của giống vật này, Chính quyền mới biết nguyên nhân sở dĩ có cá đầu rắn là do một cư dân địa phương có người em gái bị bịnh, tin vào phương thuốc dân gian ở Hong Kong, nên đặt mua một đôi cá đầu rắn ở thị trường New York để đem về nấu cháo cho em ông ăn trị bịnh. Cá về tới thì em ông đã hết bịnh, ông phải giữ chúng lại trong một bể cá và nuôi chúng bằng “cá cảnh vàng”, quá tốn kém nên ông đem thả chúng xuống hồ. 13 tiểu bang Hoa kỳ cấm nhập và nuôi cá đầu rắn, riêng tiểu bang Maryland, Virginia và quận Columbia được nuôi nhưng không được thả xuống sông, hồ. Trường hợp người thả cá nói trên không vi phạm luật vì thời gian đó chưa có luật ban hành. Ngày nay, cá đầu rắn tìm thấy ở Maryland, California, Florida. Lẻ tẻ vài nơi như tiểu bang Main, Massachusetts, Rhode IslandHawaii có người cũng câu được cá đầu rắn. Sở dĩ tôi nói dài dòng để các bạn biết sơ qua, tại sao người Hoa Kỳ sợ hải cá đầu rắn vì mục đích chính là bảo vệ nguồn tài nguyên cá nước ngọt của họ cho được an toàn. Đầu tiên khi tôi đọc cái tên cá đầu rắn (snakehead) tôi hết sức bỡ ngỡ không hiểu là cá gì? Sau mới vỡ lẽ ra đó là cá lóc bên nhà, nhiều miền ở trong nước còn có nhiều tên khác nhau như cá quả, cá chuối, cá xộp.. Như vậy mặc dù Cơ quan thủy sản ở tiểu bang Maryland muốn tận diệt các con cá lóc nhưng không được, chúng vẫn còn phát triển và bành trướng dài theo các đầm lầy dọc theo sông Potomac. Bằng cớ là trung tuần tháng 7, năm 2011 Chú Tuấn và con đã đi câu ở vùng Fort Belvoir, Virginia là vùng nước nông gần bờ với nhiều cây ngập nước lắp xắp, cháu Thông trong khi rê mồi ếch giả trên mặt nước thì một con cá táp mồi và giựt mạnh, mặc dù là dân chơi bóng đá khá cứng cháu cũng phải mất thăng bằng không kềm được. Ba cháu phải phụ thả dây rồi cuốn dây nhiều lần làm cho con cá mệt đừ mới đưa nó lên được trên xuồng, hai cha con phải mất rất nhiều thời gian và sức lực. Con cá đầu rắn hay cá lóc này: Nặng: 12 lbs = 5,443 kgs. Chiều dài: 35 inches = 0,889 mét. Gia đình chú Tuấn Cô Hảo ở đâu mặt nhà tôi, là đôi vợ chồng có học thức hay giúp hàng xóm trong mọi công việc nặng nhọc, nhất là những người lớn tuổi. Con chú thiếm học văn hóa giỏi, thích âm nhạc, mê thể thao vì vậy gia đình chúng tôi có nhiều cảm tình với gia dình chú thiếm. Thỉnh thoảng gặp nhau, chúng tôi thường hỏi thăm sức khỏe và sinh hoạt của nhau nên được biết cháu Thông câu được con cá lóc to “khủng long”, tôi vội xin phép được đăng lên blog cho các bạn ở Hoa Kỳ chứng kiến và nghe khứu giác bốc mùi cá lóc nướng trui chơi và các bạn ở Việt Nam phải giựt mình đúng là cá “khủng khiếp”. Như đã nói ở trên “cái gì hiếm là quý”, con cá này ít khi thấy ở Hoa Kỳ nên tôi trân trọng hình ảnh của nó lắm vậy, phải không các bạn? LONG-NHI Mời các bạn xem phim “cá đầu rắn” hay cá lóc của National Geographic.

1 nhận xét:

Tuan.Tran@montgomerycountymd.gov nói...

Hello Chu Long,We are really enjoying your website very much. I just forwarded the link to my brothers and friends.Thank you very much. Chau Tuan

lúc 20:05 22 tháng 9, 2011 Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

PHIM ẢNH CỦA BLOGGER

Cô Thắm về làngChợ Nổi CÁI RĂNGDubai Mùa hè 2014Đà Nẵng T1 -T2 - T3.Christmas 2009 in New York.Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới.Phú Quốc những ngày mưa gióParis có gì lạ không em?T1 - T2 - T3HÀ TIÊN 2012 – một thoáng ghé thămFLORIDA:DaytonaBeach-K.SpaceCtr-DisneyWorldXem tất cả Videos trên DAILYMOTION-và trên YOUTUBE.

SINH HOẠT GIA ĐÌNH

Beautiful dances by longnhipham

PHẠM HUỲNH TAM LANG

Mời đọc Wikipedia .

PHẠM HUỲNH ANH VŨ

Prof.Dr. ECE, U.C. Davis.

Tổng số lượt xem

BÀI XEM NHIỀU TRONG THÁNG

  • KHI NÀO CHÚNG TA THAY ĐỔI GIỜ? (Bài 043) Ở Hoa Kỳ đồng hồ được chỉnh lại vào lúc 2:00 giờ sáng theo giờ địa phương, được gọi là Tiết kiệm ánh sáng ban ngày (DST). Vào mùa Xuân...
  • ĐAU BỤNG CON RẮN (Bài 066) Xin giới thiệu gia đình và bè bạn câu chuyện “Đau bụng con rắn” của Bác sĩ Lương Phán trích trong quyển sách nhỏ “Nói chuyện bệnh tật và ...
  • TAM LANG và VỢ ĐẾN THĂM HOA KỲ (Bài 065).           Một số bạn bè và thân nhân ở các tiểu bang khác của Hoa Kỳ, mỗi khi gặp tôi thì thường sau câu chuyên thăm hỏi nhau, hay ...
  • COLORADO SPRINGS THIÊN NHIÊN KỲ THÚ (Bài 073)             Năm đó, chúng tôi định cư trên nước Mỹ vừa đủ 6 năm mươi ngày, công ăn việc làm tương đối ổn định, mặc dù đã là người Mỹ gốc...
  • CÁ HỀ CÓ NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG? (Bài 098) Ghi lại cuộc chuyện trò giữa Ông Tư Pizà, tuổi thất thập ở Hoa Kỳ với cháu nội Mi Sún, 7 tuổi ở Việt Nam qua Skype về đề tài cá Nemo: ...
  • GS TS TRẦN VĂN KHÊ VÀ BS LƯƠNG PHÁN (Bài 104). Ảnh mới nhất của Gs Ts Trần Văn Khê và Bs Lương Phán chụp tại tư thất của Gs Khê vào dịp Tết Nhâm Thìn 2012. Cả hai vị đều cùng tuổi 91...
  • MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR 2012 (Bài 100) Nhân dịp Mùa Lễ Hội Quốc Tế và Năm Mới 2012, chúng tôi mến chúc gia đình và các bạn một mùa Giáng Sinh sum hợp vui tươi, sang năm mới nhi...
  • CHÀ ĐỒ NHÔM - CẢNH 3 (Bài 093) Trước tiên xin các bạn đừng hiểu lầm “Chà đồ nhôm” là “chôm đồ nhà”, nói lái theo kiểu dân bụi đời đâu nhá! T rong trại tập trung “ học t...
  • JERUSALEM, THÀNH PHỐ THÁNH (Bài 121) Là một tín hữu Tin Lành, việc thờ phượng, nghe giảng Thánh kinh về Chúa Jesus tôi gần như thuộc nằm lòng những địa danh; nơi Chúa sinh ra ...
  • TAM LANG: VỊ "VƯƠNG" TÀI ĐỨC VẸN TOÀN TRONG GIẢI QUỐC KHÁNH 1962 (Bài 156)   Trận cầu giữa đội tuyển quốc gia VNCH và Thái Lan trên sân Cộng Hòa Saigon tranh giải Quốc Khánh 1962 đã xảy ra hỗn loạn trên nửa thế ...

LƯU TRỮ BÀI THEO NĂM

  • ▼  2011 (44)
    • ▼  tháng 8 (5)
      • TÌM VỀ KỶ NIỆM (Bài 087)
      • CON CÁ ĐẦU RẮN (SNAKEHEAD) TO "KHỦNG LONG" (Bài 086)
      • MÁY BAY HYBRID KHỔNG LỒ (Bài 085)
      • ĐỘNG ĐẤT 5.9 ĐỘ RICHTER Ở VIRGINIA (Bài 084).
      • ANGKOR WAT-ANGKOR THOM. Kiến trúc điêu khắc tuyệt ...

LƯU TRỮ BÀI THEO PHÂN LOẠI

  • Bai viet - Nghien cuu (50)
  • Dong toc (49)
  • Du lich-Tham vieng (30)
  • Phim Anh (16)
  • Tho (7)
  • Tin tuc noi bo (7)
  • Nhac (5)

THÂN ÁI CHÀO.

Ảnh của tôi LONG-NHI VIẾT BLOG, để tiêu khiển tuổi già, để học điều chưa biết, để kết nối cháu con, để giao lưu bè bạn. Thế thôi Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

CHUYÊN DỤNG

HOA KỲ thay đổi giờ?Chuyển đổi đơn vị đo lườngGiờ và Ngày Thế GiớiLỊCH ĐỐI CHIẾU Â.L-D.L.  

Từ khóa » Cá đầu Rắn ở Mỹ