Con Cá Lóc Khủng, Hung Dữ Của Miền Tây được Bảo Tồn ở đây
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập
- Đăng ký
- ×
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Facebook GoogleKhi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nhà nông- Tin nông nghiệp
- Muôn cách làm giàu
- Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
- Ngon - Sạch - Lạ
- Chuyển đổi số nông nghiệp
- Kinh tế nông nghiệp
- Nông thôn mới
- Khuyến nông
- Khởi nghiệp sáng tạo
- Thái Bình xây dựng Nông thôn mới
Con cá lóc khủng, hung dữ của miền Tây được bảo tồn ở đây
Chủ nhật, ngày 16/07/2017 19:20 PM (GMT+7) Nhiều loài cá nước ngọt to lớn hiện được bảo vệ nghiêm ngặt ở Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An để chúng sinh sôi, phát triển... Bình luận 0 Dân Việt trên-
Tát ao bắt được cá lóc “khủng” ở miền Tây
-
Cặp cá "khủng" về HN, gần 4 triệu đồng/kg vẫn đắt hàng
Cá tra dầu ở Khu bảo tồn Láng Sen được vớt lên phục vụ nghiên cứu ẢNH: LINH EM
Vùng đất hoang dã còn sót lại của hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười (H.Tân Hưng) có tổng diện tích 4.802 ha, bao gồm phần đất ngập nước, rừng tràm. Trong đó, Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (gọi tắt khu bảo tồn) quản lý 1.971 ha, chia làm 12 tiểu khu. Riêng tiểu khu thủy sản tự nhiên có trên 90 loài cá nước ngọt (27 loài đặc hữu sông Mê Kông) được bảo vệ nghiêm ngặt.
Cá tra nặng 43 kg, dài 1,5m
Đến Khu bảo tồn ngập nước Láng Sen những ngày đầu tháng 7, giữa cái nắng oi ả là một khung cảnh tươi mát của những con kênh đầy nước cùng rừng tràm xanh ngát. Anh Nguyễn Linh Em, nhân viên khu bảo tồn cho biết các loài thủy sản sinh sống ở đây đa phần là cá bản địa, chúng sống từ xưa đến nay.
Năm 2004, khu bảo tồn được thành lập, đơn vị đã đắp đê để ngăn những tác động từ bên ngoài vào hệ sinh thái. Vì vậy, các loài cá trong vùng lõi ngày càng sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Trong nhóm những loài cá “khủng” ở đây nổi tiếng nhất là cá lóc bông, tra dầu, trắm cỏ, hô... Theo khảo sát của khu bảo tồn, có những con cá tra dầu nặng đến 43 kg, dài 1,5 m; cá lóc bông nặng 13 kg, dài 1 m...
Để tránh đánh động môi trường sống tự nhiên của cá, việc can thiệp bằng “vũ lực” để tận mắt chứng kiến loài cá này rất hạn chế. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng tôi lại bỏ qua chuyến thực địa quan sát từ phía trên mặt nước.
Con cá lóc bông dài gần 1 m, nặng 13 kg là loài có hàm răng sắc nhọn, bản tính hung dữ, chuyên ăn thịt các loài cá nhỏ.
Trong lúc di chuyển bằng xe máy từ vùng đệm vào vùng lõi khu bảo tồn, anh Linh Em chỉ tay về phía con kênh nằm dọc đường đi và nói: “Dưới đó là nơi cá lóc bông, cá trắm đang bơi, chúng rất lớn. Cũng tại khu vực này, mấy năm trước khi đi khảo sát, tôi vô tình phát hiện một động nước lớn, nhìn kỹ thì thấy đàn cá lóc bông, mỗi con khoảng chục ký thi nhau táp đứt đuôi con cá lớn đang tức đẻ. Sau khi đàn cá no nê, chúng tôi xuống vớt lên thì thấy cá bị táp là cá chép, nặng khoảng 5 kg”.
Anh Linh Em cho biết thêm, cá lóc bông là loài có răng sắc nhọn, bản tính rất hung dữ, chuyên ăn thịt các con cá nhỏ. Có khi loài cá leo lớn dài cả mét cũng trở thành mồi ngon cho cá lóc bông. Loài cá này còn ăn cả chuột, thậm chí cả vịt trời và chim non đều bị táp đứt chân khi sớ rớ rơi xuống nước.
Những bầy vịt xiêm nuôi tại Láng Sen này cũng dần dần bị cá lóc bông ăn thịt gần hết. Trong lần khảo sát nghiên cứu năm 2014, nhân viên Láng Sen vớt lên con cá lóc bông nặng đến 13 kg, dài 1 m. Nhưng theo anh Linh Em, bên dưới mặt nước tối sẫm này số lượng cá lóc bông to hơn vẫn còn nhiều vô kể.
Ngoài loài cá lóc bông khổng lồ, ở khu Láng Sen còn có loài cá tra dầu nổi tiếng. Cá tra dầu ở đây không phải là loài bản địa. Mỗi mùa nước lên, chúng trôi dạt theo dòng từ thượng nguồn sông Mê Kông về vùng Nam bộ. Đến khi nước rút, một số cá tra dầu không chịu rời đi mà định cư luôn tại khu Láng Sen này.
Theo anh Nguyễn Linh Em, nếu di chuyển sâu vào vùng lõi, chịu khó quan sát sẽ thấy được đàn cá tra dầu mỗi con nặng khoảng 35 kg thường ngoi lên đớp mồi vào buổi trưa. Theo các nhân viên phỏng đoán, trên các tuyến kênh của khu bảo tồn còn có một đàn cá tra dầu khác với số lượng lên đến trên trăm con. Nhưng tín hiệu này không mang lại nhiều niềm vui gì cho khu Láng Sen vì cá tra dầu không thể sinh sản thêm và có nguy cơ bị đe dọa bởi điều kiện thời tiết bất thường ở đây.
Tìm mọi cách để bảo tồn
Tháng 4-2016, khu vực Đồng Tháp Mười xảy ra hạn hán nặng nề và khu Láng Sen không nằm ngoài vùng thiệt hại đó. Gần 2.000 ha rừng tràm trơ gốc và đồng ngập nước vùng đệm khô khốc. Đất đai nứt nẻ vì khô hạn, trong đó có hơn 50 ha sen bị chết khô hoàn toàn. Các loài cá nằm phơi bụng giữa đồng trống. Số lượng cá còn sống tập trung nhiều ở vũng nước tù đọng.
Anh Linh Em huy động toàn bộ nhân viên cùng di chuyển các cá thể động vật và thực vật từ các kênh rạch khô hạn sang vùng an toàn. “Đợt đó, nước cạn, cỏ cháy, cá chết bốc mùi hôi thối khắp nơi. Cá còn sống anh em chúng tôi phải dùng bao tải, dốc sức gom hàng trăm con thả về những kênh có nước. Có nhiều con cá lóc to bằng bắp chân người lớn cũng mém chết, may mà chúng tôi cứu kịp thời”, anh Linh Em cho biết.
Ông Trương Thanh Sơn, Giám đốc Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, chia sẻ để bảo tồn tất cả các loài, khu bảo tồn đã quy hoạch lại nguồn nước có chất lượng tốt để không ảnh hưởng đến cá; tạo nhiều khu vực bãi đẻ, nơi để cá sinh sống. Trước đây, nhiều người dân lẻn vào khu bảo tồn tìm cách chích điện, tận diệt cá để bán. Do vậy, khu bảo tồn luôn cắt cử gần 40 nhân viên thay phiên nhau tuần tra túc trực trên các chòi canh 24/24, tạo thành vùng bảo tồn bất khả xâm phạm đối với những người lạ có ý xấu với thiên nhiên nơi đây.
Riêng ở khu vực vùng lõi, đơn vị thiết lập 4 chòi canh bao quanh và bảo vệ nghiêm ngặt nhất. Ngoài ra, đơn vị còn kết hợp tuyên truyền đến những hộ dân sống xung quanh chung tay bảo vệ quần thể động thực vật quý hiếm. Nếu bắt được cá to chỉ cần thông báo đến khu bảo tồn sẽ có người đến thu mua lại của dân.
Phạm Hữu (Thanh Niên) Từ khóa:- bảo tồn những loài cá khủng ở miền tây
- nơi bảo tồn loài cá khủng ở miền tây
- nơi đây bảo tồn những loài cá khủng
- nhiều loài cá nước ngọt to lớn
- khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen
- những loài cá khủng của sông nước miền Tây
- cá khủng ở miền Tây
- bảo tồn cá khủng
- cá tra nặng 43kg
danviet.vnÝ kiến của bạn Đăng nhập Đăng ký x
Ảnh đính kèm
Gửi ý kiến Xem tiếp bình luận x Tin cùng chuyên mục Xem theo ngày Xem-
Là nước trồng nhiều loại quả này nhất thế giới, Việt Nam sắp xuất khẩu chính ngạch chanh leo sang Mỹ
-
Ở nơi này của Gia Lai, hễ nhà nào trồng cây tốt um ra "trái cứng hạt giòn" ăn khỏe đẹp là nhà đó giàu
-
Ở Tây Nguyên, nông dân trồng thứ cây tốt um, lá tàn gạt đất ra xuất lộ la liệt củ ngon
-
Bỏ lúa chuyển sang trồng thứ cây ra trái to bự, nông dân xã này ở Long An có lợi nhuận gấp 3 lần
-
Các vườn trồng quả đặc sản bán dịp tết ở một huyện của Đồng Tháp đang độ đẹp thế này đây
-
Mưa lũ do bão số 10, ngành chức năng Đắk Lắk cảnh báo nguy cơ xấu tới mùa cà phê, vụ lúa Đông Xuân
-
Lạ mà hay, ở An Giang, trên thả cây ra quả gọi là củ, dưới nuôi cá lóc, cua đồng, chăm nhàn, bán giá tốt
-
Con đặc sản lắm chân, thân to bự này ở Sóc Trăng đang tăng giá tốt, nông dân cứ bán 1kg lời ngay 100.000 đồng
-
Trồng rau công nghệ cao ở một HTX ở Đắk Lắk, người cắt cành, hái quả, hưởng lương 5 triệu/tháng
-
Loại gà này ở Hòa Bình nuôi kiểu gì mà chưa tới tuổi xuất chuồng thương lái đã tìm vào "gạ mua"?
Từ khóa » Cá Lóc Có Dữ Không
-
Cá Lóc – đặc điểm, Công Dụng Và Cách Nuôi Chuẩn Năng Suất Cao
-
Cá Lóc – Loài Cá đồng Lớn Con Nhất - Thegioidongvat.Co
-
Cá Lóc Cảnh, Các Kiến Thức Bạn Nên Biết Khi Nuôi Chúng
-
Cá Lóc Cảnh – Đặc điểm, Phân Loại & Kỹ Thuật Nuôi Hiệu Quả
-
Ðặc điểm Sinh Học Của Cá Lóc (cá Quả) Là Gì? | Farmvina Nông Nghiệp
-
Các Loại Cá Lóc Cần Biết: Cá Lóc Và Cá Lóc Bông
-
Những Thông Tin Liên Quan đến Cá Lóc Và Mô Hình Nuôi Cá Lóc ...
-
Cá Lóc Có Phân Biệt Giống đực Và Giống Cái Hay Không?
-
Cá Lóc đen - Channa Striata - Tép Bạc
-
Đặc Điểm Sinh Học Của Cá Lóc - 2lua
-
Kĩ Thuật Nuôi Cá Lóc - THÔNG TIN KH&CN VĨNH LONG
-
Cá Lóc Mà Người Việt ưa Thích Trở Thành Loài Xâm Lấn đáng Sợ ở Mỹ
-
Cách Nuôi Cá Lóc Cảnh Mau Lớn Lên Màu đẹp 2021
-
Cá Lóc Cảnh Giá Bao Nhiêu, Phân Loại, Nuôi Chung Với Cá Gì