Con Cái đối Với Cha Mẹ - Khoa Học - Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
- Trang Chính
- Tin Tức
- Hoằng Pháp
- Văn hóa Phật giáo
- Văn Học
- Khoa Học - Đời Sống
- Hình Ảnh
- Media
- Tủ Sách PDF
- Web Links
- Site Map
- Bảo Trợ
- Liên lạc
- English
- 中文
- Trang nhà
- ›
- Khoa Học - Đời Sống
- GHPGVNTN Hoa Kỳ
- Chùa Phật Đà
- Tu Viện Pháp Vương
- Giftshop Hoavouu.com
- Kinh Sách Tổng Hợp
- Thư Mục Tác Giả
- Trang Chính
- Tin Tức
- Hoằng Pháp
- Văn hóa Phật giáo
- Văn Học
- Khoa Học - Đời Sống
- Hình Ảnh
- Media
- Tủ Sách PDF
- Web Links
- Site Map
- Bảo Trợ
- Liên lạc
- English
- 中文
HT Thích Nguyên Siêu: Nghệ thuật sống theo các Nhà Lãnh Đạo Tâm Linh
(Xem: 1621)- HT Thích Nguyen Siêu
Tâm Hòa: Phật hóa gia đình
(Xem: 1568)- Tập san Pháp Luân số 64
Sức Mạnh Của Sự Tha Thứ
(Xem: 5949)- Teresa Dumain
- ,
- Nguyễn Văn Tiến
Giản Dị Là Sống Hài Hòa
(Xem: 5090)- Trần Nguyên Hào
Bậc Hiền Tài Xem Trọng Việc Học Để Thành Tưu Sự Nghiệp
(Xem: 3941)- Thích Đạt Ma Phổ Giác
Bảo Vệ Môi Trường Tâm Linh
(Xem: 8710)- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Mình Đúng, Người Sai và Sự ăn Chay và ăn Thịt
(Xem: 11196)- Thích Nữ Hạnh Trì
Thiền Định Và Khoa Học Thần Kinh. Khía Cạnh Khoa Học Và Y Học.
(Xem: 9443)- Dominique Prapotnich
- ,
- Trần Tuấn Mẫn
Thiền Tập Khi Mang Thai
(Xem: 5936)- Nguyên Giác
Giá Trị Của Khoa Học & Quan Trọng Của Phật Giáo
(Xem: 17005)- Lê Huy Trứ
Thư Kêu Gọi Hùn Phước Xây Dựng Khu Vực Sinh Hoạt Chung, Điện Phật và Sân Khấu
(Xem: 1220)- Thích Hạnh Tuệ
Ngũ Giới Và Diệu Dụng
(Xem: 86)- Ngọc Huyền
Nghĩa Địa Hàn Lâm
(Xem: 62)- Pema Jyana
Ảo Giác Về Thời Gian Và Con Đường Tỉnh Thức
(Xem: 114)- Thiện Quang
Kinh Chánh Tri Kiến Nền Tảng Đạo Đức Phật Học
(Xem: 189)- Thích Thiên Đức
Pháp Lục Hòa
(Xem: 220)- HT Thích Đức Thắng
Bốn Tâm Vô Lượng
(Xem: 275)- HT Thích Đức Thắng
Nhân Quả
(Xem: 219)- HT. Thích Đức Thắng
Tánh Khởi Luận: Lý Thuyết Phân Phối Trật Tự Trong Hoa Nghiêm Tông
(Xem: 298)- HT. Thích Tuệ Sỹ
Bát Quan Trai Giới
(Xem: 275)- HT. Thích Tuệ Sỹ
Pháp Duyên Khởi
(Xem: 507)- HT Thích Thái Hòa
Bồ Tát Thường Bất Khinh – Chuyển Vận Pháp Hoa Xuyên Suốt Mọi Thời Đại
(Xem: 289)- HT Thích Thái Hòa
Lời Cầu Chúc Của Xá-Lợi-Phất
(Xem: 471)- Thích Tâm Nhãn
Tiểu Sử Vắn Tắt Nữ Đạo Sư Sangye Khandro
(Xem: 204)- Pema Jyana
Lược Khảo Về Tư Tưởng Niệm Phật
(Xem: 270)- Thích Nữ Trung Nhân
Senge Dongma – Một Giáo Lý Ngắn Gọn
(Xem: 232)- Orgyen Tobgyal Rinpoche
Kinh Kalama
(Xem: 494)- Sayadaw U Jotika
- ,
- Sư Tâm Pháp
Linh Hồn & Nghiệp Thức, Nghiệp Nào Đi Tái Sanh?
(Xem: 684)- Tâm Tịnh
Bát Nhã Ba La Mật Đa
(Xem: 556)- Lê Huy Trứ
Những Lợi Lạc Của Việc Quay Kinh Luân
(Xem: 324)- Garchen Rinpoche
- ,
- Pema Jyana
- Tác giả :
- Nguyên Minh
- Chương I: Bàn Về Những Nguyên Tắc Sống
- Chương II: Sống Đẹp Với Chính Mình
- Chương III: Sống Đẹp Trong Gia Đình
- Chương IV: Quan Hệ Hôn Nhân
- Chương V: Sống Đẹp Giữa Cuộc Đời
- Chương VI: Những Phép Lịch Sự Cơ Bản
- Thay lời kết
CHƯƠNG III: SỐNG ĐẸP TRONG GIA ĐÌNH
Con cái đối với cha mẹ
Tính độc lập của con cái trong gia đình ngày nay cao hơn nhiều so với trước đây, điều đó có lẽ không sao phủ nhận được. Ngay cả khi con cái còn đang cắp sách đến trường, chúng vẫn có những khía cạnh riêng tư mà cha mẹ buộc phải tôn trọng. Còn cho đến tuổi trưởng thành thì khỏi cần phải nói, quyền quyết định cuộc đời mình khi đã trưởng thành có khi còn được cả pháp luật bảo vệ nữa, nói gì đến chuyện “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” như ngày xưa! Trong bối cảnh thay đổi khá nhanh chóng đó, một số người đã không giữ được các nề nếp truyền thống tốt đẹp của ngày xưa trong việc hiếu kính cha mẹ. Đối với thế hệ lớn tuổi trước đây, điều này rất hiếm khi xảy ra. Người ta được dạy dỗ rằng “cha mẹ là trời biển” từ những ngày còn tấm bé. Ngày nay, tuy quan điểm ấy thật ra chẳng hề thay đổi, nhưng sự lạm dụng “chủ nghĩa bình đẳng” và “tự do” nhiều khi đã đẩy lùi cả những nếp nghĩ đã ăn sâu từ nhiều đời trước. Thật ra, con cái trong thời đại này cũng không cần thiết phải nhất nhất cúi đầu vâng theo các cụ. Có những điều mà các cụ nếu bảo thủ sẽ không sao hiểu được, hoặc có hiểu cũng không chấp nhận được, nhưng nó đã trở thành có thật trong thời đại mới rồi. Tuy nhiên, điều này nhất định không thể đưa ra làm một lý do chính đáng để con cái có thể coi thường các đấng sinh thành. Trong một chừng mực nào đó, sự tôn kính đối với cha mẹ là một yêu cầu đến nay vẫn không thay đổi trong nền văn hoá dân tộc ta, loại trừ những kẻ mất gốc. Tuy nhiên, một nhận thức mới về điều này cần được nêu ra. Đôi khi, việc không nghe theo lời các cụ không có nghĩa là đánh mất đi sự tôn kính. Vấn đề là ở chỗ, chúng ta phải giải thích như thế nào hoặc hành xử khéo léo ra sao để cho các cụ có thể cảm thông được với lý do buộc chúng ta phải quyết định làm như thế. Chẳng hạn, một khi bạn đã suy nghĩ, cân nhắc kỹ lưỡng mọi yếu tố và quyết định mở một cửa hiệu vào thời điểm thuận lợi. Nếu người mẹ già của bạn khăng khăng không chịu đồng ý chỉ vì lý do “năm nay không hạp tuổi”, có lẽ bạn cũng không thể vì thế mà bỏ lỡ thời cơ thực hiện quyết định của mình. Tuy nhiên, bạn cần tôn trọng sự phản đối đó. Hãy làm hết sức mình để giải thích những “quan điểm mới” cho bà cụ hiểu. Sự khéo léo của bạn là làm thế nào đó mà bà cụ không hiểu vấn đề theo cách là “nó đã lớn nên chẳng cần nghe lời cha mẹ”. Từ khi bạn bắt đầu bước vào tuổi trưởng thành, tự mình chịu trách nhiệm về những hành vi của mình, thì việc đối xử với cha mẹ như thế nào là một trong những vấn đề quan trọng mà bạn sẽ phải hối tiếc rất nhiều về sau nếu không quan tâm đúng mức. Tôi phải cảnh giác bạn điều này vì về mặt tâm lý có một sự thật là, tuy sống với cha mẹ từ bé đến lớn, bạn chắc chắn chưa hoàn toàn hiểu hết các cụ đâu! Tôi có thể đơn cử một ví dụ mà thật ra cũng chẳng mới mẻ gì. Ca dao ta có câu: “Lên non mới biết non cao, Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.” Vâng, nếu bạn lập một gia đình của riêng mình và có con cái. Ngay vào cái đêm đầu tiên khi mà bạn thức trắng với tiếng khóc của trẻ con, có lẽ là lúc bạn mới bất ngờ bắt đầu nhận ra mình đã chưa hiểu hết những nỗi nhọc nhằn của cha mẹ khi xưa. Và đó chỉ là điểm khởi đầu thôi, vì bạn cũng chỉ mới bắt đầu “lên non” thôi mà. Hãy đợi đấy, khi bạn thực sự đã “biết non cao” rồi, tôi tin là bạn không còn nghĩ về cha mẹ mình một cách giản đơn như trước đây. Vấn đề đặt ra ở chỗ là, đã quá muộn hay chưa? Nếu bạn có đủ may mắn để nói “chưa”, tôi xin chúc mừng bạn. Bởi vì không ít người đã phải ôm lòng ray rứt suốt quãng đời còn lại chỉ vì khi “hiểu ra thì sự đã rồi”. Việc tôn kính cha mẹ là một nguyên tắc sống đẹp chẳng những thể hiện lòng biết ơn đối với những bậc đã sinh ra và dưỡng dục chúng ta nên người, mà nó còn là một trong các chìa khoá để thu phục lòng người. Tôi nói điều này có lẽ một số người sẽ lấy làm lạ. Tuy nhiên, thực tế là như vậy. Bởi vì chúng ta đang sống trong một xã hội mà những truyền thống văn hoá dân tộc luôn được tôn trọng, cộng đồng xã hội luôn tán thành với những nét đẹp trong truyền thống văn hoá của cha ông. Trong một xã hội như thế, một người có lòng hiếu kính với cha mẹ dễ có được thiện cảm từ những người khác là điều tất nhiên, không có gì lạ. Thậm chí, đã có nhiều nhà chính trị xưa kia lợi dụng yếu tố này để thu phục lòng người. Chúng ta không có những dụng tâm giả tạo như họ, nhưng tác động thực tế của vấn đề là không thể phủ nhận. Hãy tự trả lời câu hỏi này: Nếu bạn đến chơi nhà một người bạn và tình cờ chứng kiến sự hiếu kính chân thành của người ấy đối với cha mẹ, bạn sẽ có ấn tượng như thế nào? Vâng, tôi tin là nhiều người khác cũng giống như bạn thôi. Nếu bạn vẫn còn được sống chung với cha mẹ khi đã trưởng thành, đó là một điều cực kỳ may mắn. Đa số trong chúng ta không có được may mắn đó. Như đã nói trong một phần trước đây, ngày nay hiếm khi có những đại gia đình mà ông bà, cha mẹ và con cái cùng chung sống. Hầu hết chúng ta phải sống riêng một cách độc lập ngay sau khi lập gia đình. Phần lớn những người được sống chung với cha mẹ sau khi đã lập gia đình riêng phải là con trưởng hoặc con út. Phải có những lý do đặc biệt nào đó thì các cụ mới sống chung với một trong những người con khác. Nếu bạn sống chung với cha mẹ, chỉ cần bạn nhận thức đúng được vấn đề, bạn sẽ có thể biết được mình phải làm gì. Nhưng nếu bạn không có may mắn đó – mà đa số chúng ta đều kém may mắn – bạn cần biết cách hiếu kính cha mẹ cho dù mình không sống chung cùng các vị. Ca dao ta có câu: “Cha mẹ nuôi con như biển hồ lai láng, Con nuôi cha mẹ con tính tháng tính ngày.” Tuy nghe có vẻ thật chua chát, nhưng thật không may là điều này lại hoàn toàn đúng với một số khá đông người. Tôi mong là bạn không nằm trong số đó. Trong số những người mà tôi quen biết, rất ít người nghĩ đến việc mình phải làm một cái gì đó để báo đáp, hoặc ít ra cũng là để bày tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ. Có nhiều lý do dẫn đến điều đó trong thời đại này. Trước hết, cuộc sống ngày nay quá bận rộn đến nỗi người ta hầu như không có thời gian dành cho những việc không cần thiết. Và thật không may là nhiều người xem việc đi thăm viếng cha mẹ hoặc mua sắm cho các cụ dăm ba món đồ... là việc không cần thiết! Đôi khi, họ suy nghĩ một cách đơn giản như: “Anh Hai lo được việc ấy mà.”, hoặc “Nhà chú Út có thiếu thốn thứ gì đâu...” Và với những cách nghĩ ấy, họ không xem việc dành thời gian cho cha mẹ là cần thiết. Đáng buồn thay cho những người này đã “lên non” mà vẫn còn chưa “biết non cao”. Những cách suy nghĩ này còn xuất phát từ một đặc điểm của xã hội trong thời đại mới. Chuẩn mực sống ngày nay đã lên khá cao so với trước đây, đến nỗi cơm gạo để nuôi cha mẹ thật ra chẳng phải là vấn đề đáng kể đối với nhiều người. Mức chi tiêu thường ngày của nhiều gia đình rơi vào những khoản tiện nghi khác lớn hơn nhiều so với là “cơm ăn áo mặc” như ngày xưa. Vì vậy, mỗi người con thường thấy không cần thiết phải đóng góp năm mười ký gạo hoặc chút phí tổn nào đó vào việc nuôi dưỡng cha mẹ. Một nguyên nhân khác nữa là khả năng tài chánh của các cụ. Một số cha mẹ thời nay không cần đến sự nuôi dưỡng về mặt vật chất của con cái. Các vị đã tính trước mọi điều từ khi còn làm việc được, và ngoài việc lo cho con cái, các vị còn tích luỹ đủ để an hưởng tuổi già mà không cần con cái phải quan tâm. Trong trường hợp này, nếu con cái không có một nhận thức đúng đắn thì rất dễ quên đi trách nhiệm hiếu kính của mình. Trong mọi trường hợp, vấn đề ở đây không phải là nuôi dưỡng cha mẹ bằng cơm gạo. Có hai khía cạnh mà chúng ta cần phải nhận thức đúng trong vấn đề này. Thứ nhất, trong tuổi già cha mẹ luôn cần đến con cái không phải chỉ là vấn đề nuôi dưỡng mà còn là yếu tố tình cảm. Dù không cần gì về vật chất, cha mẹ vẫn rất cần con cái mang lại niềm vui cho mình bằng những cử chỉ hiếu kính. Nhiều cụ ông hoặc cụ bà còn trở tính hờn dỗi với con cái khi chúng không quan tâm đúng mức đến mình. Tục ngữ nói lên hiện tượng tâm lý này bằng câu: “Một già một trẻ bằng nhau.” Ý nói tính khí của người già thường quay trở lại giống như trẻ con. Thứ hai, quan tâm đến cha mẹ là một yêu cầu xuất phát từ tự thân chúng ta. Có thể các cụ cần hay không cần, nhưng bản thân chúng ta nhất định phải làm điều đó nếu thực sự muốn “nên người”. Ngoài ra, một vấn đề thiết thực cũng cần phải đề cập đến nữa. Sự hiếu kính của bạn đối với cha mẹ chính là tấm gương dạy dỗ con cái của chính mình. Có câu chuyện xưa nói lên ý nghĩa này như sau: Có người con nuôi dưỡng ông cha già bệnh tật quá lâu mà không chết. Lâu ngày chày tháng đâm ra nản lòng không chịu đựng nổi được nữa, anh ta mua một chiếc xe kéo, đặt người cha lên đó rồi bảo đứa con trai phụ với mình để kéo cha lên tận trên núi cao mà bỏ. Khi quay về, đi một đoạn anh không thấy đứa con trai đâu cả, liền dừng lại để chờ. Lát sau, đứa con lững thững lôi chiếc xe không trở về theo kịp anh ta. Anh quát thằng bé: “Mày mang chiếc xe ấy về làm gì?” Thằng bé tròn xoe mắt nhìn anh rồi nói: “Xe mới, còn tốt lắm. Có thể để dành sau này con dùng để kéo cha được mà!” Ngày nay, hoặc thậm chí cả ngày xưa, chắc là không có một câu chuyện như thế thực sự xảy ra. Nhưng ý nghĩa trong câu chuyện thì không ai phủ nhận được, thậm chí nó vẫn còn rất chính xác khi vận dụng vào ngày nay. Những gì bạn làm cho cha mẹ, tất yếu sẽ là những gì bạn nhận được từ con cái. Có nhiều cách để bạn bày tỏ sự hiếu kính của mình đối với cha mẹ. Điều quan trọng nhất là bạn phải thực sự muốn làm điều đó vì nhận ra tính đúng đắn và sự cần thiết của nó. Bạn có thể bắt đầu bằng cách dành ra một khoảng thời gian tối thiểu nào đó cho cha mẹ trong thời biểu thường xuyên của mình. Đừng cho rằng chỉ cần làm điều đó vào lúc rảnh rỗi. Sẽ không có lúc đó đâu. Nếu bạn đã dành những thời gian nhất định cho con cái, thì bạn cũng cần phải dành ra những khoản thời gian nhất định cho cha mẹ. Tôi không biết là bạn có thể dành ra được bao nhiêu thời gian, hoặc sẽ sử dụng thời gian đó như thế nào. Điều đó tuỳ nơi bạn, nhưng phải xem đây là việc thường xuyên, quan trọng, không thể tuỳ tiện làm hay không làm. Ngân sách gia đình cũng cần phải dành ra một khoản thích hợp cho cha mẹ. Có thể là cha mẹ không hề cần đến, như tôi đã nói ở một đoạn trên, nhưng niềm vui mà cha mẹ có được khi nhận một món quà nào đó của bạn là có thật. Hơn thế nữa, việc làm ấy nhằm biểu lộ sự hiếu kính của bạn một cách cụ thể, hơn là xuất phát từ nhu cầu cần thiết hay không của cha mẹ. Bạn có thể dùng khoản tiền ấy một cách sáng tạo như thế nào để “mua vui” cho cha mẹ cũng tốt, nếu như các vị không cần đến nó như một nhu cầu sống. Khi cha mẹ có đông con cái, điều quan trọng là không nên nhìn vào cách ứng xử của những người con khác để quyết định việc làm của mình. Các anh, chị hoặc em bạn có thể có hoặc không có sự hiếu kính đối với cha mẹ, nhưng đó là chuyện của họ. Không nên lấy đó làm lý do ảnh hưởng đến thái độ của bạn. Một khi cha mẹ có bệnh tật hoặc quá suy yếu, vấn đề này càng dễ bộc lộ rõ hơn. Hãy đối xử với cha mẹ bằng một tinh thần trách nhiệm cao của riêng mình, đừng chú ý đến thái độ của các anh chị em khác. Một điều nữa cần bàn thêm ở đây là cách đối xử với cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng. Trong thời đại ngày nay, nhận thức về vấn đề này đã thay đổi rất xa so với trước đây. Khi quan hệ vợ chồng trở nên bình đẳng hơn trước và chủ trương nam nữ bình quyền được tôn trọng, thì tất nhiên người con gái cũng không còn bị xem là “nữ nhân ngoại tộc” như xưa kia nữa. Như vậy, liệu người con gái đã lập gia đình còn có trách nhiệm với cha mẹ tương đương như người con trai hay không? Ở đây chúng ta có thể là đang đề cập đến một vấn đề còn mang tính lý thuyết, tuy nhiên là một lý thuyết tích cực và hợp lý hơn. Từ góc độ đó, việc đối xử với cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng của mình nên được xem giống như với cha mẹ ruột. Điều này chẳng những thể hiện một nét đẹp trong cuộc sống mà chắc chắn còn góp phần vào việc củng cố quan hệ hôn nhân vững chắc hơn, đồng thời cũng giáo dục con cái một cách thiết thực hơn. Sở dĩ tôi nói đây là vấn đề mang tính lý thuyết, bởi vì trong thực tế thì sự “bình quyền nam nữ” hoặc quan hệ “bình đẳng” giữa vợ chồng vẫn còn rất nhiều giới hạn, và quan niệm cũ vẫn còn ăn sâu trong suy nghĩ của rất nhiều người. Tuy nhiên, theo đà phát triển của xã hội văn minh ngày nay thì có lẽ không bao lâu rồi lý thuyết cũng sẽ hoàn toàn trở thành hiện thực. TrướcSauIn TrangÝ kiến bạn đọc26 Tháng Hai 201815:04Anh HuyKháchQuá dài nên tóm tắt lại 1 số ý chính thì sẽ hayGửi ý kiến của bạnTắtTelexVNITên của bạnEmail của bạn 1234567Trang sauTrang cuốiHT Thích Nguyên Siêu: Nghệ thuật sống theo các Nhà Lãnh Đạo Tâm Linh
(Xem: 1621)- HT Thích Nguyen Siêu
Tâm Hòa: Phật hóa gia đình
(Xem: 1568)- Tập san Pháp Luân số 64
Sức Mạnh Của Sự Tha Thứ
(Xem: 5949)- Teresa Dumain
- ,
- Nguyễn Văn Tiến
Giản Dị Là Sống Hài Hòa
(Xem: 5090)- Trần Nguyên Hào
Bậc Hiền Tài Xem Trọng Việc Học Để Thành Tưu Sự Nghiệp
(Xem: 3941)- Thích Đạt Ma Phổ Giác
Bảo Vệ Môi Trường Tâm Linh
(Xem: 8710)- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Mình Đúng, Người Sai và Sự ăn Chay và ăn Thịt
(Xem: 11196)- Thích Nữ Hạnh Trì
Thiền Định Và Khoa Học Thần Kinh. Khía Cạnh Khoa Học Và Y Học.
(Xem: 9443)- Dominique Prapotnich
- ,
- Trần Tuấn Mẫn
Thiền Tập Khi Mang Thai
(Xem: 5936)- Nguyên Giác
Giá Trị Của Khoa Học & Quan Trọng Của Phật Giáo
(Xem: 17005)- Lê Huy Trứ
Bảo Vệ Trái Đất Bài 5: Những Vấn Đề Xảy Ra Khi Tấm Khiên Bảo Vệ Trái Đất Bị Suy Yếu & Khi Nhiệt Độ Tăng
(Xem: 8992)- Tâm Tịnh
Bảo Vệ Trái Đất
(Xem: 8744)- Tâm Tịnh
Có Nên Ăn Chay Không?
(Xem: 9667)- Nguyễn Thị Cỏ May
Viện Dinh Dưỡng Và Dinh Dưỡng Học Hoa Kỳ Công Bố Kết Quả Về Chế Độ Ăn Chay Hợp Lý
(Xem: 10569)- Tâm Tịnh
Mì Quảng Chay
(Xem: 15058)- Hoavouu suu tam
Bông Cải Chiên Giòn Kèm Sốt Cay
(Xem: 12111)- Hoa Vô Ưu sưu tầm
Không & Vô Cực
(Xem: 11637)- Lê Huy Trứ
Phật Giáo Và Khoa Học Kỳ 1
(Xem: 12020)- Thích Liễu Nguyên
Nếu Tổ Tiên Của Bạn Là Những Người Ăn Chay Mà Bạn Ăn Thịt, Bạn Có Thể Có Nhiều Khả Năng Bị Mắc Bệnh Ung Thư Và Bệnh Tim.
(Xem: 11016)- Nicole Morley
- ,
- Tường Anh
Không Cá, Không Thịt
(Xem: 10907)- Thị Chơn Ngô Ngọc Diệp
- ,
- Uwe Pütz
Vô ngã, thiền định và khoa học thần kinh
(Xem: 17016)- Trịnh Đình Hỷ
Khoa học thần kinh (neurosciences) và đạo Phật
(Xem: 16538)- Trịnh Nguyên Phước
Vô Sắc Tướng & Năng Lượng Tối Của Vũ Trụ, Và 18 Căn Trần Thức Của Phật Giáo
(Xem: 11888)- Lê Huy Trứ
Cách Hiểu Đơn Giản Về Sóng Hấp Dẫn
(Xem: 11308)- Nguyễn Tiến Dũng
Năm 2016 Là Năm Quốc Tế Pulses (các loại đậu)
(Xem: 10712)- Tịnh Thủy
Năm Thứ Thực Phẩm Tăng Cường Miễn Dịch Để Giữ Cho Bạn Khỏe Mạnh
(Xem: 13755)- Pamela Fergusson
- ,
- Tịnh Thủy
Ăn Chay - Vegetarianism
(Xem: 10606)- Trần Xuân Ninh
Chánh Niệm Tốt Cho Sức Khỏe Tim Mạch Và Vòng Eo Của Bạn (song ngữ)
(Xem: 12159)- Tâm Thường Định
- ,
- Thùy Trang
Liệu Con Người Có Từ Bỏ Được "Thịt" Trong Các Bữa Ăn?
(Xem: 11891)- Minh Anh
Thiên Văn Học Và Phật Giáo
(Xem: 11831)- Nguyễn Quang Riệu
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization) Cho Biết Thịt Chế Biến Sẵn Gây Ung Thư
(Xem: 13013)- Tâm Thường Định
Suy Nghĩ Về Việc Bỏ Ăn Tối
(Xem: 15282)- Trương Hồng Hạnh
Ăn Chay Thuần (Vegan), Trái Tim Khỏe Mạnh?
(Xem: 11172)- Kim A. Williams
- ,
- Tịnh Thủy
Dưỡng Sinh Phật Giáo - Phòng Và Chữa Bệnh Ung Thư.
(Xem: 15577)- Thích Liễu Nguyên
Không Ăn Thịt Làm Trái Tim Mạnh Hơn
(Xem: 11932)- Julieanna Hever
- ,
- Tâm Diệu
Vật Lý Học Lượng Tử Và Phật Giáo
(Xem: 14634)- Phạm Xuân Yêm
Thực Phẩm Cay Có Thể Giúp Bạn Sống Lâu Hơn
(Xem: 14847)- Liza Lucas
Thức Ăn Tế Bào Ung Thư Ưa Thích
(Xem: 15916)- Bệnh viện Johns Hopkins
Phật Giáo Và Thần Kinh Học
(Xem: 12852)- Phước Nguyên
5 cách thực hành để xoa dịu những cơn giận
(Xem: 23439)- Bạch Xuân Phẻ
Thêm Một Câu Chuyện Về Não Bộ
(Xem: 30910)- Quán Như Phạm Văn Minh
Gói Bánh Tét Chay
(Xem: 19563)- Hồng Hà
Làm Bánh Giò Chay
(Xem: 21784)- Nhật Thảo
6 lợi ích sức khỏe của củ nghệ
(Xem: 15078)- Tịnh Thủy
- ,
- Sarah Klein
Trường Sinh và Giải Thoát
(Xem: 13011)- Hồ Dụy
Tuổi Trẻ Ăn Chay
(Xem: 13608)- Thị Giới
Phật Dạy Về Ngày Lành Tháng Tốt
(Xem: 14034)- Thích Đạt Ma Phổ Giác
Mười loại thực phẩm giúp thông tắc mạch máu
(Xem: 17422)- Tịnh Thủy
Nghĩ Về Văn Hóa Tâm Linh Và Tín Ngưỡng Ngày Nay
(Xem: 13718)- Mặc Phương Tử
Sáu Loại Rau Có Thể Cứu Sống Bạn
(Xem: 18573)- Tâm Linh
Sự Nguy Hại Của Tâm Phẫn Nộ
(Xem: 13859)- Thanh Tinh Chậu
Trái Sung Chữa Tan Sỏi Mật
(Xem: 16433)- Phan Văn Sang
Cái Chết Là Một Thứ Bệnh Ung Thư
(Xem: 13516)- Hoang Phong
- ,
- Ajahn Liem
Mẹo Vặt Làm Bếp
(Xem: 15476)- Hoavouu sưu tầm
Nhiều Nguy Cơ Khó Lường Vì Ngồi Nhiều
(Xem: 15276)- Thu Hiền
Đóng Góp Của Phật Giáo Đối Với Vấn Đề Sức Khỏe, Bệnh Tật, Và Trị Liệu
(Xem: 12396)- Huỳnh Kim Quang
Ăn Chay
(Xem: 14420)- Toàn Không
Thiền Định Giúp Con Người Trị Đau
(Xem: 21597)- Nguyễn Hữu Đức
Lời Phật Dạy Chắp Cánh Cho Tình Yêu Hôn Nhân
(Xem: 17836)- Chơn Hằng Tịnh
Dấu Hiệu Cơn Đột Quỵ Tim
(Xem: 14604)- Hồ Ngọc Minh
Từ khóa » Cách Cư Xử đúng Mực Của Con Cái đối Với Cha Mẹ
-
10 Nguyên Tắc ứng Xử Với Con Cha Mẹ Nên đọc - VietNamNet
-
Viết đoạn Văn Nói Về Suy Nghĩ Của Bản Thân Về Cách Cư Xử đúng Mực ...
-
Trình Bày Suy Nghĩ Của Bản Thân Về Cách ứng Xử Của Con Cái ...
-
Cách Cư Xử Của Con Cái Với Cha Mẹ | THDT - YouTube
-
Nghị Luận Xã Hội: Trách Nhiệm Của Con Cái đối Với Cha Mẹ
-
Bàn Về Cách ứng Xử Giữa Các Môi Quan Hệ Cơ Bản Trong Gia đình
-
Cách ứng Xử Của Con Cái đối Với Cha Mẹ - Hàng Hiệu
-
Cách Cư Xử đúng Mực Của Con Cái đối Với Cha Mẹ - Lớp Văn Cô Thu
-
Cách Cư Xử Của Cha Mẹ Giúp ích Ra Sao Trong Việc Nuôi Dạy Người ...
-
Nguyên Tắc Chung Trong ứng Xử Giữa Cha Mẹ Và Con Cái - Vụ Gia Đình
-
Là Cha Mẹ Cũng Cần Học Cách Tôn Trọng Con | Prudential Việt Nam
-
Chủ đề Cách Cư Xử đúng Mực Của Con Cái đối Với Cha Mẹ
-
Cách đối Xử Với Con Cái: Cha Mẹ Nên Học Cách "tôn Trọng" Con
-
Nghị Luận Xã Hội Về Vấn đề Trách Nhiệm Của Con Cái đối Với Cha Mẹ