Con Cái Ngược đãi Bố Mẹ Bị Xử Phạt Như Thế Nào? - Luật Sư X

Cha mẹ là người thân; là đấng sinh thành nuôi dưỡng con cái; cha mẹ luôn dành tất cả mọi thức tốt đẹp cho con cái; vì vậy con cái phải có hiếu với bố mẹ; chăm sóc bố mẹ. Tuy nhiên thực tế nhiều trường hợp con cái lại hỗn láo với bố mẹ; ngược đãi với bố mẹ dù vì bất cứ lí do nào đều là hành vi vi phạm đạo đức; nghiêm trọng hơn là vi phạm pháp luật. Vậy theo quy định hiện nay con cái ngược đãi bố mẹ bị xử phạt như thế nào?. Liên quan đến vấn đề này; vừa qua chúng tôi có nhận được câu hỏi như sau:

Xin chào Luật sư!Luật sư cho tôi hỏi: Em họ tôi thường xuyên đánh đặp, chửi bới bố mẹ già để lấy tiền đi ăn chơi; nhưng vì bố mẹ già không làm lụng kiếm tiền được nên ngày ngày chửi rủa bố mẹ; thỉnh thoảng còn đánh bố mẹ. Mặc dù gia đình tôi đã can ngăn dạy dỗ nhưng em họ tôi vẫn chứng nào tật đấy; không có gia đình hàng xóm là vẫn thực hiện hành vi ngược đãi bố mẹ. Em họ tôi có thể bị phạt tù vì hành vi này không? Rất mong nhận được phản hồi của Luật sư. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn đến chúng tôi. Luật sư X xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình 2014
  • Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 ban hành ngày 21/11/2007
  • Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
  • Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Quy định về nghĩa vụ của con cái với bố mẹ

Tại khoản 2 điều 71 Luật Hôn nhân gia đình 2014; quy định về quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ: “Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ”.

Do đó, con cái phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, kính trọng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ; đặc biệt là khi cha mẹ già yếu. Đây không chỉ là quy định về mặt pháp luật mà còn thể hiện đạo đức; con người của con cái trong cuộc sống trước hết là một người con có hiếu với gia đình; thì mới trở thành người tốt; người có ích trong xã hội được.

Thế nào là con cái ngược đãi bố mẹ?

Theo quy định tại khoản 2 điều 1 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.

Một trong các hành vi bạo lực nêu trên; có hành vi: hành hạ, ngược đãi, đánh đập thành viên trong gia đình hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng (điểm a khoản 1 điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007).

Đối với các trường hợp này; tùy vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo khoản 7.1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC; hành vi ngược đãi, hành hạ thông thường được thể hiện qua các hành động:

– Đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân như: nhiếc móc, bắt nhịn ăn, nhịn uống; bắt chịu rét, mặc rách một cách không bình thường;

– Hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể người bị hại như: đánh đập, giam hãm,… ; làm cho người bị hại bị đau đớn về thể xác và tinh thần.

Theo Thông tư liên tịch trên, đối tượng của hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ bao gồm:

– Ông bà nội, ông bà ngoại;

– Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế.

Con cái ngược đãi bố mẹ bị xử phạt như thế nào?

Người có hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ; có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 50 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Cụ thể Điều 50 quy định, phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

– Đối xử tồi tệ với ông bà, cha mẹ như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;

– Bỏ mặc không chăm sóc ông bà, cha mẹ là người già, yếu, tàn tật.

Ngoài ra, người vi phạm buộc xin lỗi công khai ông bà, cha mẹ khi có yêu cầu.

Theo quy định trên, việc ngược đãi cha mẹ, ông bà; nhưng chưa đến mức xử lý hình sự thì bị phạt đến 02 triệu đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự con cái ngược đãi bố mẹ

Người thực hiện hành vi ngược đãi ông bà, cha mẹ; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong các tội sau:

Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Như vậy con cái ngược đãi bố mẹ có thể bị phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Truy cứu trách nhiệm hình sự con cái ngược đãi bố mẹ về tội cố ý gây thương tích

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

……………”

Như vậy nếu hành vi cố ý ngược đãi, hành hạ dẫn đến việc sức khỏe của ông bà, cha mẹ bị tổn hại dưới 11% thì người phạm tội còn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, nếu tỉ lệ gây thương tích nặng hơn thì phải chịu các mức phạt tù cao hơn; có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội với 02 người là cha, mẹ, ông, bà đều có tỉ lệ thương tích trên 61%.

Giải quyết tình huống

Theo quan điểm của tôi em họ bạn có thể bị xử phạt theo các tội ngược đãi cha mẹ và tội cố ý gây thương tích như trên; và mức phạt tù sẽ tùy vào hành vi của cháu bạn khi điều tra. Trước hết bạn cần trình báo với công an về hành vi của em họ bạn; để ngăn chặn hành vi đánh đập và người đãi bố mẹ.

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Con dâu có được hưởng thừa kế từ bố mẹ chồng không?
  • Bố mẹ ly hôn, con có được kết nạp vào Đảng không hay không?
  • Đảng viên có được để vợ con đi du lịch, học tập bằng nguồn tài trợ không?

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Con cái ngược đãi bố mẹ bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là cấp dưỡng?

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu

Ai có thể đăng ký giấy khai sinh cho con?

Căn cứ Khoản 1 Điều 15Luật hộ tịch năm 2014 số 60/2014/QH13 của Quốc hội quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Chị có cần chăm sóc em nuôi không?

Căn cứ Khoản 1 Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.Như vậy chị là thành viên khác gia đình cha mẹ nuôi thì cũng có nghĩa vụ chăm sóc, yêu thương em nuôi.

5/5 - (1 bình chọn)

Từ khóa » Hình Con đánh Cha Mẹ