Con Cào Cào ăn Gì? Mua ở đâu? Cách Làm Cào Cào Bằng Lá Dừa
Có thể bạn quan tâm
Con cào cào là loài động vật quen thuộc ở các vùng quê của Việt Nam. Để tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm, vòng đời, khả năng sinh sản cũng như gây hại của loài vật này, cùng theo dõi bài viết sau!
Nội dung bài viết
- 1. Cào cào là con gì?
- 2. Đặc điểm con cào cào
- 3. Vòng đời của con cào cào
- 4. Tập tính sinh sản ở cào cào
- 5. Cào cào có gây hại không?
- 6. Phân biệt cào cào và châu chấu
- 7. Con cào cào ăn gì?
- 8. Mua, Bán cào cào ở đâu tại Hà Nội, Tp Hcm? Giá bao nhiêu tiền?
- 9. Cách làm cào cào bằng lá dừa
- Chuẩn bị:
- Cách thực hiện:
1. Cào cào là con gì?
Con cào cào trong tiếng anh có tên là Grasshopper, thuộc loài đa thực. Chúng xuất hiện rất phổ biến ở các vùng nông nghiệp của Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia,… đặc biệt là những nơi trồng cây lương thực (lúa, ngô, mía,…).
Hình ảnh con cào cào
2. Đặc điểm con cào cào
Cào cào là loài côn trùng có kích thước khá nhỏ. Khi trưởng thành, một con cào cào sẽ dài khoảng 40 – 45mm. Con cái lớn hơn con đực một chút.
Khi mới sinh ra, cào cào non có màu xanh lá mạ. Lớn lên, cơ thể chúng có thể chuyển sang màu nâu hoặc xanh vàng.
- Loài côn trùng này có 2 râu mọc trên đầu, gần mắt, hình sợi chỉ.
- Ở 2 bên đỉnh đầu, phía bên mắt kép, bạn có thể nhận thấy 2 sọc màu nâu kéo dài.
- Đặc biệt, ở cào cào cái, mảnh lưng của đốt bụng có dạng gai để thuận tiện cho việc sinh sản.
3. Vòng đời của con cào cào
Để một con cào cào được sinh ra và trưởng thành hoàn thiện, chúng cần trải qua 4 giai đoạn chính:
- Trứng:
Đây là nơi bắt đầu vòng đời của cào cào. Sau quá trình giao phối với con đực, cào cào mẹ sẽ đẻ trứng.
Trứng được mẹ bảo vệ ở nơi đất cát ẩm, trong các lỗ sâu từ 2 – 10 cm. Cào cào mẹ thường tiết nước bọt bao phủ trứng để bảo vệ chúng, tránh trứng bị thất lạc.
- Ấu trùng:
Sau khoảng 10 – 20 ngày tùy vào độ ẩm và nhiệt độ của đất, trứng cào cào sẽ nở thành ấu trùng. Chúng sẽ trải qua khoảng 5 lần lột da.
Các ấu trùng có hình dáng tương tự con trưởng thành nhưng không hoàn thiện.
- Cận trưởng thành:
Sau khoảng 4-8 tuần, ấu trùng dần hoàn thiện và bước sang giai đoạn cận trưởng thành. Lúc này, con cào cào sẽ cần ăn nhiều thực vật để 2 cái cánh hình thành và quá trình này cần tối thiểu 1 tuần.
- Trưởng thành:
Đây là giai đoạn cuối cùng đối với sự phát triển của cào cào. Lúc này, toàn bộ các chức năng của cơ thể chúng đã được hoàn thiện.
Đây cũng là giai đoạn kết thúc vòng đời của cào cào. Trung bình, 1 vòng đời sẽ kéo dài khoảng 8 tuần kể từ khi chúng được sinh ra cho đến lúc chết.
⚠️⚠️⚠️ ĐỌC THÊM: Cách nuôi Bọ Ngựa
4. Tập tính sinh sản ở cào cào
Để cào cào tiến hành sinh sản và duy trì nòi giống, cần có sự kết hợp của con đực và con cái. Trong quá trình giao hợp, con cào cào đực sẽ chèn bụng vào phần bụng mở rộng của con cái.
Sau đó, tinh trùng từ bụng con đực sẽ được chuyền qua, lắng đọng trong 1 túi tinh trùng ở ống dẫn trứng của con cái.
Tùy điều kiện sinh thái mỗi vùng, trứng được đẻ ra sau 10 – 40 ngày kể từ thời điểm giao hợp.
Khi cào cào mẹ đẻ trứng, tinh trùng sẽ được giải phóng, đi qua ống dẫn trứng và quá trình thụ tinh sẽ diễn ra.
Trứng được con mẹ bảo vệ cẩn thận và nở thành ấu trùng sau khoảng 10 – 20 ngày,
??? CHI TIẾT: Ăn Đuông Dừa có tốt không
5. Cào cào có gây hại không?
Con cào cào là loài côn trùng tuy nhỏ nhưng sức phá hủy lại lớn bất ngờ, có thể gây nguy hại cho nhiều loại hoa màu như lúa, ngô, mía,….
Chúng thường sống thành từng đàn và ăn khuyết lá, chỉ để lại phần gân. Chúng còn cắn đứt bông lúa, gây lép hạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp.
Do tập tính sinh sống, di chuyển theo đàn và khả năng ăn lá nhanh nên tốc độ phá hại mùa màng của loài này rất kinh khủng.
Để giảm thiểu mức độ gây hại của cào cào, bạn có thể áp dụng một số phương pháp như:
- Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, vườn cây,…
- Phun thuốc trừ sâu trên lá hoặc rải bã đậu dưới đất để diệt bớt con cào cào.
✅✅✅ THAM KHẢO: Cách trị bọ chó bằng phương pháp dân gian
6. Phân biệt cào cào và châu chấu
Cào cào và châu chấu đều là loài côn trùng cánh cứng, ăn lá, có sự tương đồng về hình dáng cũng như bộ phận cơ thể.
Tuy nhiên, con cào cào vẫn có những đặc điểm riêng khác với châu chấu như:
- Kích thước: Cào cào thường nhỏ, gọn hơn, châu chấu to và mập hơn Phần đầu: Cào cào có đầu nhọn, nhỏ, trong khi con châu chấu có đầu bằng và to hơn.
- Cánh: Cánh cào cào xanh và mượt (đôi khi cánh cào cào có màu đà), trong khi châu chấu có màu xanh sậm hơn.
- Bắp đùi của cào cào nhỏ, gọn, trong khi châu chấu sở hữu bắp đùi mạnh khỏe, mập mạp hơn rất nhiều.
7. Con cào cào ăn gì?
Cào cào là loại côn trùng ăn cỏ. Thức ăn của chúng bao gồm tất cả các loại cỏ, lá cây, đặc biệt là các loại hoa màu như ngô, khoai, sắn, lá và hạt lúa.
Cào cào có khả năng ăn lá rất nhanh, có thể tiêu thụ một lượng thực vật bằng cả cơ thể chúng mỗi ngày. Vì vậy, cào cào được xem là “khắc tinh” của nhà nông, gây hại và giảm năng suất cây trồng đáng kể.
Tuy nhiên, hiện nay, có khá nhiều mô hình nuôi trồng con cào cào để làm thức ăn cho chim hoặc làm món ăn cào cào rang đặc sản.
Nếu muốn nuôi cào cào mà không làm hại đến cây trồng, bạn có thể cho loài côn trùng này ăn một số loại cỏ như Sudan Lai, Ghine Mombasa, Ruzi, Mualto, Stylo, Alfalfa, cỏ yến mạch,…
Đây là những loại chứa nhiều dinh dưỡng, vị ngọt, được cào cào vô cùng yêu thích. Bạn có thể mua các giống cỏ trên tại cửa hàng cung cấp cỏ chuyên dụng trên toàn quốc.
??? NÊN XEM: Bị rắn mối cắn có sao không
8. Mua, Bán cào cào ở đâu tại Hà Nội, Tp Hcm? Giá bao nhiêu tiền?
Ngày nay, có nhiều người muốn thu mua con cào cào để ăn hoặc làm thức ăn cho vật nuôi. Mua cào cào ở đâu và giá bao nhiêu là thắc mắc chung đối với họ.
Bạn có thể tìm mua cào cào tại các cửa hàng thức ăn cho chim cảnh với giá thành rất rẻ.
Tùy từng cửa hàng, địa phương, mức giá sẽ dao động khác nhau nhưng cũng chỉ từ 2000 – 5000 VND/túi gồm 10 con.
Khi mua, bạn nên chọn những con nhanh nhẹn, mập mạp, chúng sẽ rất ngậy và giàu dinh dưỡng.
??? AI CŨNG ĐỌC: Bọ cạp sống ở đâu
9. Cách làm cào cào bằng lá dừa
Nghệ thuật tạo hình từ lá dừa được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Chỉ từ 1 chiếc lá, bạn có thể tạo nên vô vàn đồ vật, con vật sinh động, trong đó có con cào cào. Cách thắt cào cào lá dừa cũng rất đơn giản:
Chuẩn bị:
Dao, kéo, 1 lá dừa còn non
Cách thực hiện:
- Sử dụng kéo cắt bớt khoảng 5cm phần đầu nhọn của lá dừa
- Từ đoạn giữa lá dừa, sử dụng dao rọc tách phần lá với phần gân lá dừa
- Uốn cong phần gân lá lên trên một cách nhẹ nhàng.
- Uốn một bên lá, vòng qua đầu gân lá vừa được gấp lại để tạo hình đầu con cào cào. Thực hiện tương tự với phần lá đối xứng.
- Uốn lá lên phần đầu cào cào cho đến khi gần hết lá, chỉ chừa lại 1 đoạn khoảng 3-4 cm làm râu.
- Rút nhẹ nhàng phần gân lá ra phía sau để đầu trở nên chắc chắn hơn.
- Đối với ½ lá còn lại, sử dụng kéo cắt lá thành 3 phần, cắt gần sát lá và không đứt hẳn.
- Lấy phần lá thứ 2 vừa cắt được, đút vào lỗ gần sát đầu để tạo hình cánh cào cào.
Chỉ với cách làm con cào cào bằng lá dừa đơn giản như trên, bạn đã có được một chú cào cào sinh động – một món đồ chơi gắn liền với tuổi thơ!
5/5 - (3 votes)Từ khóa » Thành Phần Dinh Dưỡng Cào Cào
-
Giá Trị Dinh Dưỡng Của Cào Cào
-
Châu Chấu Nhiều đạm - Khoa Học Và đời Sống
-
4 Lợi ích Không Ngờ Của Thức ăn Côn Trùng Với Sức Khoẻ
-
Ăn Côn Trùng Ngon, Bổ Nhưng Coi Chừng Mất Mạng | Dinh Dưỡng
-
Đặc Sản Dế - Kết Quả Phân Tích Thành Phần Dinh Dưỡng Của...
-
Côn Trùng: Ăn được Và Giàu Dinh Dưỡng Hơn Thịt Bò - SOHA
-
Công Dụng, Cách Dùng Châu Chấu - Tra Cứu Dược Liệu
-
Thành Phần Dinh Dưỡng Của đuông Dừa
-
Giới Thiệu Hạt Cào Cào Có Tốt Không Ship Miễn Phí - Vochek
-
Cào Cào Non - Loại Tốt Nhất Cho Chim Cảnh
-
Bổ Sung Protein Từ Côn Trùng, Nguồn Protein Dồi Dào ít Người để ý Tới
-
Review Hạt Dinh Dưỡng đậm đặc Hiệp Đồng Nai - CHÀOMÀOHUẾ.VN
-
Vì Sao ăn Côn Trùng Ngon, Bổ Nhưng Nguy Hiểm? - Infonet