CON CHIM DẠ OANH - Hồ Nguyễn - Hoài Niệm Tây Ninh
Có thể bạn quan tâm
Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018
CON CHIM DẠ OANH - Hồ Nguyễn
Vào mùa xuân, người săn chim vào rừng, bẫy được mấy con chim oanh. Những con chim oanh có tiếng hót mê người được nhốt trong lồng, chúng bắt đầu hót. Tuy chẳng được sống tự do như mong muốn trong rừng, lại bị nhốt trong lồng, chúng còn lòng nào mà cất tiếng hót? Nhưng chính chẳng còn cách nào khác, chỉ có qua tiếng hót mới nói lên được nỗi lòng của mình, có khi đầy bi thương, có lúc bao phiền muộn. Trong số đó có một con chim oanh đáng thương không thể cất tiếng hót như những con chim khác, vì bạn của nó không cùng bị bắt. Cuộc sống không có tự do thật buồn thảm, đêm ngày nó không ngừng vọng nhìn ra ngoài cánh đồng, nhớ tới chim bạn, nước mắt rơi lã chã. Một hôm, chim oanh ta nghĩ: “Cứ buồn rầu mãi không thể làm giảm đi nỗi bất hạnh, chỉ có đồ ngốc mới cứ mãi nhỏ nước mắt đau thương như thế, phải suy nghĩ để tìm cách, phải có hành động để thoát khỏi khổ đau. Nếu cứ kéo dài tình trạng này, ông chủ sẽ chẳng mấy chốc đem ta giết thịt. Xem ra, ông chủ thích nghe chim hót, nếu ta đùng tiếng hót khiến ông ta say mê, chắc ông ta sẽ động lòng, sẽ cho ta phần thưởng. Có thể cuối cùng ông ta sẽ trả ta về với cuộc sống tự do?” Nghĩ vậy, nó bắt đầu cất tiếng hót mỗi khi mặt trời lên, nó dùng giọng trong trẻo nhất, Nhưng kết quả như thế nào? Nó chỉ kéo dài cuộc sống tù túng. Nghe tiếng hót thánh thót của nó đêm ngày, ông chủ không những chẳng mở cửa lồng, chẳng cho nó về với cuộc sống tự do. Càng thích thú với giọng hót của nó, ông chủ càng chú ý hơn đến việc giữ sao cho cửa lồng chắc chắn, không cho chim oanh thoát đi. Tội nghiệp thay cho chim oanh, nhưng hạnh phúc cho người! Chim Dạ oanh Loài chim oanh cổ đỏ Trong các loại trong loài chim oanh có con chim cổ đỏ, chim cổ xanh, và chim Dạ oanh. Dạ oanh (tên khoa học: Luscinia megarhynchos) là một loài chim trong Họ Đớp ruồi (Muscicapidae) thuộc Bộ Sẻ (Passeriformes). Trước đây dạ oanh được xếp vào họ Hoét (Turdidae), sau được phân vào họ Đớp ruồi, và thuộc phân họ Chích chòe (Saxicolinae). Dạ oanh là một trong những biểu tượng quốc gia của Iran – Trung đông. Dạ oanh có kích thước lớn hơn oanh châu Âu một chút, với chiều dài vào cỡ 15–16,5 cm (5,9–6,5 in). Nó có màu nâu ở phần lưng và mặt trên, ngoại trừ cái đuôi có màu hơi đỏ. Phần bụng có màu vàng nâu sẫm hay trắng. Con trống và con mái có ngoại hình giống nhau. Các phân loàiL. m. hafizi và L. m. africana sống ở phía Đông có phần lưng nhạt hơn và chi tiết màu sắc mạnh hơn ở mặt, bao gồm phần lông trên mắt nhạt màu hơn. Màu của một vùng lông hẹp xung quanh mắt nhạt hơn so với lông của đầu và lưng, tạo thành một cái "vòng" nhỏ màu trắng bao xung quanh con mắt màu đen. Trứng dạ oanh có màu xanh xám như trái ôliu với những đốm đỏ. Tiếng hót của dạ oanh được đánh giá là một trong những âm thanh hay nhất trong tự nhiên và là nguồn cảm hứng cho bài hát cùng tên, chuyện cổ tích, cùng tên của Andersen, vở nhạc kịch cùng tên, quyển sách cùng tên, nhiều bài thơ ca, và nhiều tác phẩm nghệ thuật khác. Dạ oanh là một loài chim di trú, sinh sống tại các rừng mưa và bụi rậm ở châu Âu và Tây Nam châu Á, tuy nhiên không được tìm thấy trong môi trường tự nhiên ở châu Mỹ. Chúng thường được coi là một loài chim của nước Anh vì sự hiện diện với số lượng lớn tại quốc gia này, nhưng chim Dạ oanh vẫn có thể được tìm thấy ở Tây-Trung Âu, Nam Âu, châu Phi và Trung Cận Đông. Nhìn chung loài chim này khá "kín kẽ" và khó tìm thấy, vì chúng thường trú ẩn sâu trong các bụi rậm, chúng cũng sống ở gần các nguồn nước, và săn bắt sâu bọ trên mặt đất. So với loài oanh phương Đông (Luscinia luscinia) có quan hệ gần gũi với nó, thì phân bố của dạ oanh nằm xích về phía Nam hơn. Chúng làm tổ có hình chén bằng lá khô và rễ cây nằm trên hoặc nền đất, trong hoặc gần các bụi cây dày đặc. Chúng trú đông ở châu Phi - một số cá thể đã vượt 3.000 dặm (4.800 km) từ Anh sang tận Sénégal và Gambia- và trở lại miền Bắc vào khoảng tháng Tư. Ít nhất ở vùng Rheinland (Đức), nơi sống của dạ oanh gần trùng với một số thông số địa lý, tỉ như: độ cao không quá 400 m (1.300 ft) so với mực nước biển, nhiệt độ không khí trung bình trong mùa sinh trưởng trên 14 °C (57 °F); trong một năm có hơn 20 ngày có nhiệt độ vượt quá 25 °C (77 °F); lượng mưa dưới 750 mm; chỉ số khô hạn dưới 0,35 không có tán rừng kín. Trong thời gian gần đây, phân bố và quần thể Dạ oanh đang có xu hướng suy giảm nghiêm trọng, như ở Anh số lượng loài chim này đã sụt giãm 57 phần trăm trong giai đoạn 1995-2009, và theo một phát ngôn viên của Hội Ủy thác điểu cầm học Anh quốc (British Trust for Ornithology) thì trên nước Anh chỉ còn khoảng 6.000 con chim trống. Nguyên nhân chính là do môi trường sống của chúng càng ngày càng bị thu hẹp, ví dụ như các loài mang và hoẵng đã ăn mất nhiều cây bụi nơi chúng sống, hoặc do diện tích rừng thu hẹp bởi chính sách bảo vệ rừng, hoặc do mùa xuân trở nên lạnh và ẩm hơn. Tên gọi "Dạ oanh" bắt nguồn từ việc loài chim này có tập tính hót vào cả ban đêm lẫn ban ngày. Dạ là đêm. Việc hót vào ban đêm là một đặc điểm nổi tiếng của Dạ oanh, vì phần lớn các loài chim chỉ hót vào ban ngày và ngừng hót khi trời chuyển tối. Các quan sát cho thấy dạ oanh thật ra không phải là động vật ăn đêm vì phần lớn các hoạt động - kể cả hót - đều diễn ra vào ban ngày, tuy nhiên việc hót vào ban ngày có chức năng đánh dấu lãnh thổ của các con chim trống, trong khi việc hót vào ban đêm có chức năng thu hút các chim mái lúc này đang đi loanh quanh lựa chọn bạn tình - dĩ nhiên là theo tiêu chuẩn ai hót hay hơn. Giọng hót của chim Dạ oanh được cho là có âm lượng lớn, đa dạng, buồn, ngọt ngào, có thể kéo dài đến vài giờ, và đặc biệt chúng có những giai điệu mạnh dần tới đỉnh cao với âm lượng rất lớn mà loài oanh phương ĐôngLuscinia luscinia không hề có. Những cá thể Dạ oanh sống trong môi trường thành thị có giọng hót to hơn vì chúng cần phải lấn át tiếng ồn của thành phố. Những con chim trống lớn tuổi thường có nhiều cơ hội có được bạn tình hơn, vì kinh nghiệm giúp cho chúng có thể "sáng tác" ra nhiều "bài hát" hơn so với các con còn non kinh nghiệm, và số lượng phiên bản tiếng hót có thể lên đến 260 "bài". Ngoài ra, những con chim trống lớn tuổi còn có thể hót với một giọng rung cực nhanh, đến 100 âm rung trong một giây, hơn rất nhiều so với những con chim còn non, và được Tạp chí Avian Biology đánh giá là những chú chim hót nhanh nhất thế giới. Và chính những con chim mái cũng có thể nhận biết được tuổi của chim trống thông qua số lượng âm rung mà chim trống hót được, và chúng thường chọn những bạn tình lớn tuổi vì chim trống lớn tuổi sẽ có nhiều kinh nghiệm chăm con và bảo vệ lãnh thổ hơn. Hót dường như là một việc làm tốn nhiều công sứcvì sau mỗi đêm "ca hát" cật lực, những chú chim Dạ oanh đực đều bị sụt cân. ChimDạ oanh rất khôn ngoan. Sau khi lập gia đình, chuyện hát hò của chim chấm dứt để tránh gây chú ý không cần thiết đến tổ, trứng và chim non; thay vào đó là những tiếng kêu chíp chíp báo hiệu an toàn hoặc báo động khi có biến cố. Lúc gặp nguy hiểm, dạ oanh cất tiếng kêu báo động nghe gần giống như tiếng ếch. Tóm lại, chim oanh là tên một loài chim nhỏ, hót hay. Khi chim oanh có màu lông vàng được gọi là Hoàng oanh. Trong Đoạn Trường Tân Thanh có câu: “Lơ thơ tơ liễu buông mành, Con oanh học nói trên cành mỉa mai”. Đừng lẫn con chim Oanh với con Hoàng oanh; Oanh là một thứ chim nhỏ lông rằn, hay hót trong bụi; Hoàng oanh là thứ chim lông vàng, mỏ phơn phớt đỏ và tiếng hót khác tiếng con chim Oanh. Trong thi ca có nhiều bài nhắc về con chim oanh, cùng tiếng hót của nó như: Cánh nhạn xa bầy buồn nắng gió.Chim oanh lẻ bạn khóc loan phòng. (Vũ Việt Hùng) Hay: Có một trời thu mây xám trôi, Đón nhạc xuân em về chơi vơi. Ríu rít chim oanh lay giấc mộng, Rừng hoang giữ lại tiếng em cười. (Hoàng Sa) Hoặc: Mênh mang gió thổi ngân giang,Chim Oanh thanh thoát nhánh dừa nhành tre. (TLan) Hay: Chim oanh chớ quyến xuân đi nhé,Ta sợ "Đào hoa vô lực tiếu đông phong". (Hồ Xuân Hương) Và Hồ Nguyễn cũng có bài thơ nói tới chim Dạ oanh như sau: NHỚ TIẾNG CHIM DẠ OANH Tôi vắng mùa thu nhớ tiếng oanh, Tiếng kêu lanh lãnh bám thân cành. Đêm buồn văng vẳng oanh kêu bạn, Dạ thoáng thẩn thờ nhớ bóng oanh. Tiếng thắm nghĩa ân nâng dạ khúc, Giọng sầu thiếu bạn hạ cung thanh. Gió đưa từng nốt tim dìu dặt, Khiến tiếng oanh rung tợ chỉ mành. HỒ NGUYỄN (23-02-18) (Tài liệu do Hồ Xưa sưu tầm, tổng hợp nhiều nguồn) Nhãn: Bài viết1 nhận xét:
- Máy trợ giảnglúc 22:00 2 tháng 12, 2021
Bài viết rất hấp dẫn
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
Trang Thơ NKĐ : ĐI XA , LÀM GÌ ?, GIẢI BÀY ,LẠM BÀN, CHÚT NGHĨ SUY..(11/24. 1)
1./ ĐI XA Già chậm tiến mà đời chóng vánh Nghe thường thôi " hạ cánh an toàn " Hoà bình sao lại nhiều hơn Máy bay đâu để nó tuồ...
- CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
- KHÚC BA MƯƠI - Nguyễn Ngọc Tư Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
- CẢM XÚC CỦA NGUYỄN DU QUA BÀI THƠ: "Điếu La Thành ca giả 吊羅城歌者 " (Viếng ca nữ đất La Thành) /Nguyễn Cang Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
Tìm kiếm Blog này
Các tab — chuyển tiện ích xuống dưới tiêu đề
Liên Lạc: cuuhstayninh5575@gmail.com
Hoa Pham Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôiLưu trữ Blog
- ► 2024 (872)
- ► tháng 11 (73)
- ► tháng 10 (73)
- ► tháng 9 (68)
- ► tháng 8 (62)
- ► tháng 7 (73)
- ► tháng 6 (82)
- ► tháng 5 (97)
- ► tháng 4 (93)
- ► tháng 3 (87)
- ► tháng 2 (80)
- ► tháng 1 (84)
- ► 2023 (1013)
- ► tháng 12 (92)
- ► tháng 11 (81)
- ► tháng 9 (19)
- ► tháng 8 (101)
- ► tháng 7 (105)
- ► tháng 6 (102)
- ► tháng 5 (87)
- ► tháng 4 (103)
- ► tháng 3 (122)
- ► tháng 2 (113)
- ► tháng 1 (88)
- ► 2022 (1824)
- ► tháng 12 (89)
- ► tháng 11 (120)
- ► tháng 10 (146)
- ► tháng 9 (137)
- ► tháng 8 (148)
- ► tháng 7 (158)
- ► tháng 6 (137)
- ► tháng 5 (162)
- ► tháng 4 (163)
- ► tháng 3 (196)
- ► tháng 2 (190)
- ► tháng 1 (178)
- ► 2021 (1683)
- ► tháng 12 (152)
- ► tháng 11 (141)
- ► tháng 10 (129)
- ► tháng 9 (161)
- ► tháng 8 (156)
- ► tháng 7 (137)
- ► tháng 6 (128)
- ► tháng 5 (127)
- ► tháng 4 (132)
- ► tháng 3 (133)
- ► tháng 2 (144)
- ► tháng 1 (143)
- ► 2020 (1254)
- ► tháng 12 (138)
- ► tháng 11 (8)
- ► tháng 10 (5)
- ► tháng 9 (125)
- ► tháng 8 (152)
- ► tháng 7 (112)
- ► tháng 6 (115)
- ► tháng 5 (146)
- ► tháng 4 (131)
- ► tháng 3 (92)
- ► tháng 2 (107)
- ► tháng 1 (123)
- ► 2019 (1197)
- ► tháng 12 (110)
- ► tháng 11 (82)
- ► tháng 10 (102)
- ► tháng 9 (118)
- ► tháng 8 (95)
- ► tháng 7 (109)
- ► tháng 6 (107)
- ► tháng 5 (95)
- ► tháng 4 (84)
- ► tháng 3 (103)
- ► tháng 2 (86)
- ► tháng 1 (106)
- ► 2017 (1570)
- ► tháng 12 (118)
- ► tháng 11 (117)
- ► tháng 10 (149)
- ► tháng 9 (136)
- ► tháng 8 (123)
- ► tháng 7 (111)
- ► tháng 6 (153)
- ► tháng 5 (134)
- ► tháng 4 (119)
- ► tháng 3 (132)
- ► tháng 2 (129)
- ► tháng 1 (149)
- ► 2016 (1928)
- ► tháng 12 (128)
- ► tháng 11 (123)
- ► tháng 10 (172)
- ► tháng 9 (145)
- ► tháng 8 (153)
- ► tháng 7 (132)
- ► tháng 6 (159)
- ► tháng 5 (174)
- ► tháng 4 (164)
- ► tháng 3 (234)
- ► tháng 2 (183)
- ► tháng 1 (161)
- ► 2015 (1162)
- ► tháng 12 (192)
- ► tháng 11 (175)
- ► tháng 10 (142)
- ► tháng 9 (95)
- ► tháng 8 (96)
- ► tháng 7 (97)
- ► tháng 6 (89)
- ► tháng 5 (86)
- ► tháng 4 (79)
- ► tháng 3 (42)
- ► tháng 2 (35)
- ► tháng 1 (34)
- ► 2014 (302)
- ► tháng 12 (43)
- ► tháng 10 (1)
- ► tháng 9 (1)
- ► tháng 8 (30)
- ► tháng 7 (29)
- ► tháng 6 (27)
- ► tháng 5 (28)
- ► tháng 4 (31)
- ► tháng 3 (48)
- ► tháng 2 (26)
- ► tháng 1 (38)
- ► 2013 (592)
- ► tháng 12 (39)
- ► tháng 11 (52)
- ► tháng 10 (72)
- ► tháng 9 (48)
- ► tháng 8 (60)
- ► tháng 7 (61)
- ► tháng 6 (43)
- ► tháng 5 (32)
- ► tháng 4 (42)
- ► tháng 3 (46)
- ► tháng 2 (44)
- ► tháng 1 (53)
Nhãn
- Ảnh Tư Liệu (14)
- bài st từ mạng (6683)
- Bài viết (1396)
- Đặcsan (29)
- hình ảnh cũ (34)
- Nhạc (12)
- Tết 2018 (20)
- Tết 2019 (28)
- Tết 2020 (23)
- thông tin (444)
- Thơ (3775)
- tìm người thân (6)
- Tôn giáo : Cao Đài (118)
- video (186)
- Xuán - 2016 (35)
Tìm kiếm Blog này |
Báo cáo vi phạm
Từ khóa » Tiểu Dạ Oanh Là Gì
-
Dạ Oanh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Từ điển Việt Trung "dạ Oanh" - Là Gì?
-
Hắn Tiểu Dạ Oanh - WikiDich
-
[OANH DẠ] 1 – Tiếng Ca | Fang Cao Ruan
-
Dạ Oanh Trong Văn Hóa Và Xã Hội Con Người Dạ Oanh - Tieng Wiki
-
Chim Oanh Với Chim Dạ Oanh Có Giống Nhau Không? - Sinh Học Lớp 7
-
Tổng Hợp Truyện Dạ Oanh - Trang 1 - ZingTruyen
-
Hoàn - [Dụ Hoàng] Dạ Oanh