Cơn Co Giật Là Gì, Nên đi Khám ở đâu? - BookingCare

Co cứng tay chân là một biểu hiện của cơn co giật
Co cứng tay chân là một biểu hiện của cơn co giật (Ảnh minh họa: pixels.com)

Việc khám chữa bệnh co giật theo phương pháp nào cần phải có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ Thần kinh.

Triệu chứng co giật là biểu hiện của nhiều bệnh lý cơ thể khác nhau, xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều người còn nhầm lẫn và cho rằng co giật nào cũng là do bệnh động kinh, dẫn tới việc cấp cứu và chữa trị sai phương pháp.

Đây là một nhầm lẫn lớn và có thể khiến tình trạng bệnh nặng thêm, gây khó khăn trong quá trình điều trị về sau. Để hiểu thêm về những đặc điểm phân biệt giữa co giật động kinh và co giật do nguyên nhân khác, người đọc có thể tham khảo nội dung dưới đây.

Cơn co giật là gì 

Co giật là một rối loạn thần kinh thường gặp ở trẻ em, tần suất 3 - 5%. Co giật không phải là một bệnh mà chỉ là triệu chứng của một bệnh lý thần kinh nào đó cần được khảo sát kỹ nhằm có kế hoạch điều trị thích hợp.

Co giật được định nghĩa là rối loạn chức năng não kịch phát không tự ý, có thể có biểu hiện gồm giảm hay mất tri giác, hoạt động vận động bất thường, rối loạn hành vi, rối loạn cảm giác, rối loạn hệ thần kinh tự chủ.

Co giật có nhiều nguyên nhân như:

  • Thiếu ôxy não do ngạt, do viêm phổi.
  • Hạ đường huyết, giảm canxi máu.
  • Tăng huyết áp đột ngột gặp trong bệnh viêm cầu thận cấp, hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận.
  • Ngộ độc thuốc hay hóa chất.
  • Sốt cao do nhiễm trùng
  • Co giật do bệnh động kinh.

Như vậy, co giật chỉ là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, trong số đó có bệnh động kinh. Do vậy, người bệnh cần phân biệt rõ co giật do động kinh và co giật do các nguyên nhân khác để có hướng thăm khám và điều trị phù hợp.

Co giật do bệnh động kinh

Bệnh động kinh là một rối loạn từ các tín hiệu điện trong não, gây co giật tái diễn. Một số người bị động kinh chỉ đơn giản là nhìn ngây người trong vài giây, số khác lại lên cơn co giật. Bệnh động kinh được chia thành 2 dạng: động kinh cục bộ và động kinh toàn thể.

Co giật ở động kinh cục bộ

Khi cơn động kinh xuất hiện từ hoạt động bất thường chỉ là một phần của bộ não, chúng được gọi là cơn co giật cục bộ.

  • Cơn động kinh cục bộ đơn giản. Những cơn co giật không dẫn đến mất ý thức. Có thể làm thay đổi cảm xúc hoặc thay đổi cách nhìn, ngửi, mùi vị hoặc âm thanh. Cũng có thể dẫn đến co giật ở cánh tay hoặc chân, và các triệu chứng tự nhiên như ngứa, chóng mặt và nhấp nháy.
  • Cơn động kinh cục bộ phức tạp. Những cơn co giật thay đổi ý thức, làm mất nhận thức một khoảng thời gian. Cơn động kinh cục bộ phức tạp thường gây ra nhìn chằm chằm và động không chủ định - chẳng hạn như bàn tay cọ xát, co giật, nhai, nuốt hoặc đi bộ trong vòng tròn.

Co giật ở động kinh toàn thể

Động kinh có liên quan đến tất cả bộ não được gọi là động kinh toàn thể. Bốn loại động kinh toàn thể:

  • Không có cơn co giật. Những cơn động kinh được đặc trưng bởi nhìn và chuyển động cơ thể tinh tế, và có thể gây ra một sự mất ý thức ngắn.
  • Động kinh múa giật. Những cơn co giật thường xuất hiện như giật đột ngột hoặc co rút tay và chân.
  • Động kinh suy nhược. Những cơn co giật làm mất trương lực cơ bình thường và bất ngờ sụp đổ hoặc rơi xuống.
  • Động kinh cơn lớn. Đặc trưng bởi mất ý thức, cơ thể cứng và run rẩy và mất kiểm soát bàng quang.

Cơn co giật do nguyên nhân khác

1. Cơn co giật phân ly

Xảy ra ở người trẻ tuổi, có nhân cách yếu (thường là nữ, với hoạt động cảm xúc tăng, do hoạt động lý trí suy yếu, tính ám thị tăng). Cơn xảy ra có tác động của sang chấn tâm lý.

  • Thường là cơn giãy giụa lung tung.
  • Cơn có thể thay đổi, khác nhau giữa các cơn do tác động của ám thị.
  • Không kèm theo mất ý thức.
  • Cơn tái phát, dài hay ngắn tùy thuộc vào hoàn cảnh tâm lý.
  • Không có các rối loạn thần kinh thực vật.
  • Sau cơn bệnh nhân tỉnh, nhớ được chi tiết bệnh nhân xảy ra trong cơn.

2. Cơn co giật trong hạ đường huyết

Do dùng insulin liều cao quá, do tổn thương các tuyến nội tiết, tuyến tụy.

  • Cảm giác cồn cào, vã mồ hôi, buồn nôn, mệt mỏi.
  • Co giật: có thể co giật toàn thân hay nửa người.
  • Hôn mê; tiếp theo sau cơn co giật.
  • Liệt: xảy ra cùng với hôn mê, có thể là liệt một chi, liệt nửa người, liệt mặt, liệt tạm thời trong chốc lát rồi phục hồi hoàn toàn.
  • Triệu chứng thần kinh thực vật: da tái nhợt, vã mồ hôi, thở nhanh nông, mạch nhanh…

3. Co giật do hạ canxi máu

  • Thường gặp ở những trẻ em bị bệnh còi xương, người bị thiểu năng giáp trạng, tình trạng kiềm máu.
  • Co giật toàn thân, bệnh nhân ở tư thế tay gấp lại chân duỗi cong,..
  • Cơn co giật thắt thanh quản làm cho bệnh nhân tím tái, kéo dài có thể gây tử vong

4. Co giật do sốt cao

  • Thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.
  • Sốt cao trên 39 độ C, nhất là sốt đột ngột.
  • Thường là cơn co giật toàn thân.
  • Có thể có rối loạn ý thức kiểu sảng: trẻ hoảng hốt, mắt nhìn ngơ ngác sợ hãi, nói ú ớ, ôm chặt lấy bố mẹ.

5. Cơn sản giật

  • Có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau khi có thai 20 tuần và đến tận 6 tháng khi đẻ.
  • Thường gặp ở người con so, đa thai, cao huyết áp mãn tính, đái tháo đường, rối loạn tự miễn…
Bệnh co giật
Bệnh co giật có nhiều nguyên nhân - Ảnh: Pixabay 

Xem thêm video:

Cảnh báo bệnh co giật ở trẻ nhỏ

  • Thực hiện: HTV9 - Bệnh viện Đại học Y dược 1
  • Thời lượng: 4 phút 03

Khi nào cần đi khám co giật với bác sĩ?

Co giật nói chung có thể điều trị được, để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau người bệnh nên sớm có kế hoạch thăm khám, kiểm tra. Đặc biệt cần thiết trong các trường hợp:

  • Cơn kéo dài hơn năm phút.
  • Thở hay thức tỉnh không trở lại sau khi ngừng cơn.
  • Cơn thứ hai sau ngay lập tức.
  • Đang mang thai.
  • Có bệnh tiểu đường.
  • Đã bị thương trong quá trình lên cơn.

Khám và điều trị co giật ở đâu 

Co giật do nhiều nguyên nhân khác nhau, để điều trị hiệu quả người bệnh cần được chẩn đoán nguyên nhân gây co giật là gì, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Lời khuyên cho bệnh nhân là nên thăm khám tại các chuyên khoa Nội hoặc khám chuyên khoa Thần kinh uy tín. 

Một số địa chỉ khám chữa co giật uy tín tại Hà Nội:

Khoa Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai

  • Vị trí: Tòa nhà T1, T2, T3 Khoa Thần Kinh - Bệnh viện Bạch Mai
  • Địa chỉ: Số 78, Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội
  • Điện thoại: 0243 869 3731

 Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 1 Phố Tôn Thất Tùng - Đống Đa - Hà Nội  
  • Điện thoại: 0246 675 0812

Chuyên khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2

  • Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội

Chuyên khoa Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát (Bệnh viện Trí Đức) 

  • Địa chỉ: Số 217 Lê Duẩn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 3942 9485
Chữa bệnh co giật
Bệnh viện Hồng Phát (Bệnh viện Trí Đức) khám chữa hội chứng co giật - Ảnh: BookingCare   

Trên đây là những chia sẻ của BookingCare về cơn co giật và một số địa chỉ khám chữa co giật tại Hà Nội. Hy vọng bài viết sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Từ khóa » Chứng Co Giật Là Gì