Cơn Co Giật Trong Giấc Ngủ Có Làm Phiền Bạn?

Điều này có đáng ngại hay không? Là lành tính hay bệnh lý? Có cách nào để ngăn ngừa hay giảm thiểu những cú co giật kiểu đó?

Cơn giật đầu giấc ngủ (hypnagogic jerk) là một cơn co thắt cơ bắp vô thức xảy ra khi chúng ta đang ở giai đoạn chuyển tiếp giữa thức và ngủ. Đây là hiện tượng khi cơ thể thiếp ngủ thì đột nhiên bị giật mạnh. Hơn nữa, kèm theo đó là cảm giác như bị rơi, hụt chân. Ngoài ra, cơn co giật vô thức này cũng có thể xuất hiện vào cuối giấc ngủ (hypnic jerk). Những cơn co giật này nếu thường xuyên có thể khiến người ta lo lắng, khó ngủ lại. Người thân chứng kiến cũng có thể hoang mang khi không rõ nguyên nhân.

Các biểu hiện của cơn co giật trong khi ngủ

Một số cú giật khá nhẹ và hầu như không đáng chú ý. Một số người gần ngủ thiếp đi và sau đó cảm thấy một cú giật mạnh bất ngờ đánh thức họ dậy. Mọi người có thể gặp các triệu chứng khác cùng với cơn co giật, chẳng hạn như: cảm giác như thể đang rơi; tim đập loạn nhịp; thở gấp; đổ mồ hôi; mơ thấy mình bị ngã... Những cảm giác này không phải là dấu hiệu của bất kỳ bệnh lý tiềm ẩn nào.

Theo một nghiên cứu năm 2016, các cơn hypnic trong giấc ngủ xảy ra ngẫu nhiên và ảnh hưởng đến cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. 60 - 70% số người trải qua các cơn co giật đầu giấc ngủ.

Nguyên nhân

Lý giải về hiện tượng này, có nhiều giả thuyết. Có kiến giải cho rằng, nguyên nhân là do não bộ không nhận được tín hiệu cơ thể đang đi vào trạng thái ngủ mà tưởng rằng cơ thể đang “rơi”. Lúc này, não bộ sẽ phát tín hiệu co cơ để lấy lại cân bằng. Vì vậy, cơ thể xuất hiện tình trạng giật mạnh, thậm chí làm tỉnh giấc. Hiện tượng này chủ yếu xuất hiện khi cơ thể yếu mệt hoặc chịu áp lực cao. Ngoài ra, còn một cách giải thích khác đó là, tứ chi của con người chịu sự điều khiển của bộ não, khi cơ thể đi vào trạng thái ngủ, não bộ sẽ dần khống chế hoạt động của tứ chi đưa các cơ vào trạng thái nghỉ ngơi. Lúc này, các dây thần kinh trong cơ vẫn vận động, cộng thêm trạng thái ngủ say, tuần hoàn máu trong cơ thể giảm xuống khiến các vận động nhỏ càng dễ nhận thấy. Đây là hiện tượng bình thường và không có gì đáng lo ngại. Như đã nói, nguyên nhân chính xác của những cơn co giật này là không rõ ràng, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng khả năng xuất hiện của chúng.

Cơn co giật trong giấc ngủ có làm phiền bạn?Cà phê và các chất kích thích khác có thể làm tăng khả năng bị các cơn co giật khi ngủ.

Tập thể dục: Tập thể dục kích thích cơ thể, vì vậy, tập thể dục vào buổi tối muộn có thể khiến cơ thể khó thư giãn hơn trong thời gian ngủ. Sự kích thích quá mức này có thể gây ra một cú co giật cơ.

Chất kích thích: Như caffeine, nicotine hoặc một số loại thuốc có thể khiến bạn buồn ngủ hoặc ngủ suốt đêm khó khăn. Chúng cũng có thể tăng tần số cơn co giật.

Căng thẳng và lo lắng: Một lối sống căng thẳng cao hoặc cảm thấy rất lo lắng có thể gây khó khăn cho việc thư giãn để chuẩn bị cho giấc ngủ và cũng dễ thức dậy hơn khi những cơn co giật cơ xảy ra.

Thói quen ngủ kém: Kiểu ngủ không đúng giờ, thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ thường xuyên có thể dẫn đến chứng co giật cơ khi ngủ.

Mẹo ngăn ngừa, giảm thiểu co giật cơ khi ngủ

Các mẹo có thể giúp ngăn ngừa giật hypnic bao gồm:

Tránh tập thể dục đêm khuya: Tập thể dục là rất quan trọng, nhưng quá nhiều kích thích thể chất gần với giờ đi ngủ có thể làm tăng khả năng co giật cơ bắp này. Tập thể dục sớm hơn trong ngày thay vào đó có thể cho cơ thể nhiều thời gian để thư giãn và thư giãn trước khi đi ngủ.

Tránh chất kích thích: Caffeine (cà phê, trà, socola hay bánh kẹo chứa caffeine, socola) có thể giúp người ta tỉnh táo vào buổi sáng, nhưng có sử dụng caffeine sau đó trong ngày có thể kích thích cơ thể và não quá nhiều khiến bạn khó đi vào giấc ngủ ban tối. Tránh các thuốc kích thích khác như thuốc lá và rượu có thể dẫn đến giấc ngủ không yên, khó ngủ hoặc tăng các cơn co giật cơ.

Tạo thói quen đi ngủ điều độ, đúng giờ giúp cơ thể thư giãn và giảm căng thẳng. Một số người uống sữa ấm và đọc sách trước khi đi ngủ. Những người khác có thể lựa chọn nghe nhạc.

Tắt đèn: Ánh sáng kích thích não bộ tỉnh táo hơn. Ánh sáng xanh, loại ánh sáng phát ra từ một số bóng đèn, tivi, màn hình máy tính và điện thoại thông minh là tín hiệu để cơ thể hiểu rằng đang là ban ngày và không thể dễ dàng đi vào giấc ngủ. Do đó, cần tắt các đèn này hoặc tránh sử dụng các thiết bị công nghệ trước khi ngủ sẽ giúp ta thư giãn, dễ ngủ hơn.

Thiền thư giãn: Một số người sử dụng thiền hoặc các bài tập thở để giúp họ thư giãn. Đơn giản như hít thở chậm, sâu trong 5 phút cũng có thể giúp một người giảm mức độ căng thẳng.

Tóm lại, co giật cơ vô thức trong giấc ngủ là lành tính, thường gặp và không phải tiềm ẩn một nguy cơ bệnh lý nào. Tuy nhiên, nó vẫn có thể làm phiền giấc ngủ của một người khi chứng co giật này có tần suất cao, mạnh. Khi đó, cần quan tâm kiểm tra sức khỏe toàn diện. Nếu chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng, có thể xin tư vấn bác sĩ để được kê đơn thuốc đảm bảo một giấc ngủ ngon hơn và tránh bị giật cơ.

Từ khóa » Hiện Tượng Giật Người Khi Ngủ