Con Dấu Là Gì? Cách đóng Dấu Như Thế Nào Là đúng 2022

Con dấu là gì? Cách đóng dấu như thế nào là đúng 2025Cách đóng dấu chuẩn mực 2025Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Con dấu là gì? Cách đóng dấu như thế nào là đúng liệu bạn đã biết? Hiện nay, các văn bản, công văn đều được đóng dấu treo hoặc dấu giáp lai. Thế nhưng chắc hẳn ít người biết cách đóng dấu như thế nào mới là đúng. HoaTieu.vn mời các bạn tham khảo những hướng dẫn Cách đóng dấu như thế nào là đúng qua bài viết dưới đây.

Hướng dẫn đóng dấu 2025

  • 1. Con dấu là gì?
  • 2. Con dấu doanh nghiệp là gì?
  • 3. Các hình thức đóng dấu trong doanh nghiệp
  • 4. Cách đóng dấu đúng luật vào văn bản
    • 4.1. Đóng dấu chữ ký
    • 4.2. Đóng dấu treo
    • 4.3. Đóng dấu giáp lai
Hướng dẫn đóng dấu theo quy định mới nhất
Hướng dẫn đóng dấu theo quy định mới nhất

1. Con dấu là gì?

Hiện nay, khái niệm con dấu đã được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 99/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đó, con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước.

Con dấu quy định tại Nghị định 99/2016/NĐ-CP, bao gồm: Con dấu có hình Quốc huy, con dấu có hình biểu tượng, con dấu không có hình biểu tượng, được sử dụng dưới dạng dấu ướt, dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi.

2. Con dấu doanh nghiệp là gì?

Theo quy định tại Nghị định 96/2015/NĐ-CP thì:

Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp, nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Con dấu là đại diện pháp lý của tổ chức đó, có giá trị xác nhận các quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp luật công nhận. Chính vì lẽ đó mà con dấu pháp nhân phải được quản lý hết sức cẩn thận để tránh những rủi ro do bị thất lạc, giả mạo,… Con dấu doanh nghiệp dù là con dấu tròn hoặc con dấu vuông đều có giá trị pháp lý.

- Nội dung Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:

  • Số lượng con dấu.
  • Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, màu mực dấu.
  • Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

- Doanh nghiệp không được sử dụng những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu:

  • Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
  • Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

3. Các hình thức đóng dấu trong doanh nghiệp

Các hình thức đóng dấu trong doanh nghiệp
Các hình thức đóng dấu trong doanh nghiệp

– Đóng dấu tròn của cơ quan, tổ chức: Dấu đóng bên trái chữ ký, đóng dấu lên 1/3 chữ ký.

– Đóng dấu treo: Đóng dấu lên các tài liệu, văn bản nội bộ của đơn vị, vị trí đóng ở góc trên cùng, bên trái, đóng lên dòng ghi tên cơ quan, đơn vị (Bạn là kế toán bạn có thể gặp trường hợp này khi xuất hóa đơn mà người ký hóa đơn là người được thủ trưởng đơn vị ủy quyền cho ký hóa đơn).

– Đóng dấu giáp lai: bản thân chữ giáp lai đã nói lên cách đóng dấu, đóng dấu giáp lai là đóng dấu (tròn, vuông, bầu dục, v.v…) lên mép của tất cả các trang văn bản trong cùng một bộ/tập hồ sơ/văn bản không thể tách rời, để chứng minh sự nhất quán và liên tục, không tách rời của bộ/tập hồ sơ/văn bản, tránh bị đánh tráo các trang nội dung.

Dấu cần được đóng ở mép (bên phải hoặc bên trái) của tất cả các trang, tờ tài liệu của bộ theo cách thức xếp (hình dẻ quạt) các trang tài liệu để một lần đóng dấu đè lên mép bộ tài liệu sẽ chèn hết hình con dấu lên tất cả các mép trang của bộ tài liệu. (Ví dụ: Khi bạn bán hàng hóa kèm theo bảng kê do lượng mặt hàng nhiều hơn số dòng trên hóa đơn. Trường hợp này bạn cần đóng dấu giáp lai lên hóa đơn và các tờ của bảng kê hàng hóa)

– Dấu correct hay dấu hiệu chỉnh: đóng dấu lên dòng, hoặc chữ hoặc cụm chữ bị hiệu chỉnh bằng tay đè lên dữ liệu gốc ban đầu trên tài liệu để xác nhận sự hiệu chỉnh.

Trong 4 cách đóng dấu trên thì 3 cách đầu là phổ biến nhất, tuy nhiên thì hầu hết các bạn nếu là sinh viên, hay mới ra trường thì chỉ biết mỗi cách đóng dấu thứ nhất.

Ngoài những hình thức đóng dấu trên thì hiện nay còn có nhiều hình thức khác như: Dấu địa chỉ (dấu hình chữ nhật, khắc tên, địa chỉ, mã số thuế), dấu “Đã thu tiền”, dấu “chữ ký”… Những cách đóng dấu này thì không được nhà nước quản lý và hướng dẫn cụ thể, nhưng bạn cũng nên tìm hiểu xem nó được sử dụng trong những trường hợp nào nhé.

4. Cách đóng dấu đúng luật vào văn bản

Cách đóng dấu trên văn bản và quy định về quản lý con dấu có tính chất bắt buộc các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước phải tuân thủ theo.

Khi đóng dấu vào văn bản phải thực hiện đúng theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư. Với từng loại con dấu sẽ có đôi chút khác biệt và cách thực hiện, mời bạn đọc tham khảo thông tin cụ thể dưới đây.

4.1. Đóng dấu chữ ký

Theo Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì dấu chữ ký phải được đóng theo các quy định sau:

- Đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu khi chưa có chữ ký.

- Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.

4.2. Đóng dấu treo

Cách đóng dấu treo cũng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.

- Việc đóng dấu treo trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.

Đóng dấu treo để khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính cũng như xác nhận nội dung để tránh việc giả mạo giấy tờ cũng như thay đổi giấy tờ.

- Việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính, ví dụ như đóng dấu treo vào phụ lục văn bản.

4.3. Đóng dấu giáp lai

Theo điểm đ khoản 1 Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì dấu giáp lai phải được đóng theo các quy định sau:

- Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy.

- Mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.

- Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.

Ví dụ: Tổng cục Hải quan bắt buộc đóng giáp lai với văn bản từ 02 trang trở lên với văn bản in 1 mặt, 03 trang trở lên với văn bản in 2 mặt. Mỗi dấu đóng tối đa không quá 05 trang in 01 mặt, 09 trang in 02 mặt văn bản (Công văn 6550/TCHQ-VP ngày 21/11/2012).

Lưu ý: Những quy định nêu trên áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.

  • Quy định về dấu treo và dấu giáp lai 2025
  • Hướng dẫn đăng ký mẫu con dấu qua dịch vụ công trực tuyến
  • Những loại hợp đồng/giấy tờ bắt buộc phải công chứng/chứng thực
  • Quy định mới nhất về quản lý và sử dụng con dấu

Từ khóa » Cách đong Dấu Chuẩn