Con Dòi Là Con Gì? Giòi Sống được Bao Lâu? Vòng đời Của Ruồi

Giòi (hay còn gọi là dòi) là dạng ấu trùng trong giai đoạn trưởng thành của loài ruồi. Vậy bạn có biết giòi sống được bao lâu và vòng đời của giòi hay không? Cùng Silk Screen tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về loài ruồi

Đời sống loài ruồi có thể chia thành bốn dạng: trứng, giòi, nhộng, và ruồi. 

Con dòi là con gì?

Trứng ruồi đẻ vào những nơi ẩm thấp nước đọng, các thứ rữa thối, hay phân thải. Sau 8 – 20 giờ, trứng nở thành giòi có màu trắng ngà, không chân. Ở dạng này, con giòi bắt đầu ăn. Chúng chuộng nhất là đồ hư rữa. Ăn thật no xong, con giòi bò tìm nơi để biến thành nhộng.

Giòi sống được bao lâu

Giòi sống được bao lâu

Ruồi là gì?

Ruồi là một loài côn trùng nhỏ có màu xám đen, với 4 sọc đậm trên đốt ngực giữa, có ít lông và mắt kép. Con trưởng thành có kích thước từ 5-8mm.

Giòi sống được bao lâu? Vòng đời của ruồi

Con ruồi có 4 giai đoạn phát triển trong suốt vòng đời của mình. Chúng sẽ bắt đầu từ trứng ruồi -> ấu trùng (giòi) -> nhộng -> ruồi trưởng thành. Như vậy thì cuộc sống của một con ruồi bắt đầu như sau:

Vòng đời của dòi

Vòng đời của ruồi:

  • Giai đoạn 1: trứng ruồi: Vào chu kỳ sinh sản của ruồi, ruồi đực và cái tiến hành giao phối để bắt đầu quá trình sinh sản. Sau đó ruồi cái sẽ tìm kiếm địa điểm thích hợp để tiến hành đẻ trứng. Nơi ruồi cái đẻ trứng là nơi thích hợp cho trứng tồn tại và ấu trùng phát triển.

Và nơi này cũng chính là nơi lý tưởng cho trứng nở thành ấu trùng và kết kén thành nhộng. Những vị trí thích hợp để ruồi đẻ trứng như xác động vật, bãi rác, hố chôn rác thải, phân động vật và người,… Mỗi lần sinh sản của ruồi thường đẻ từ 150 – 200 trứng. Và trong suốt cuộc đời của mình thì ruồi đẻ khoảng 4 lần và sau đó chết.

  • Giai đoạn 2: ấu trùng ruồi (dòi): giòi là loài chỉ cần nhìn vào thôi là bạn đã thấy hai chữ hiện lên trong đầu của mình là “gớm ghiếc”. Ấu trùng ruồi này còn tượng trưng cho cái chết, khi chúng thường xuất hiện trên xác động vật và có cả xác người.

Có rất nhiều người lầm tưởng giòi là một loại độc lập. Nhưng thật ra giòi chỉ là một trong 4 quá trình phát triển trong vòng đời của ruồi.

Con giòi sau khi chui ra khỏi lớp vỏ trứng thì chúng bắt đầu ăn. Thức ăn của chúng thường là xác chết thối rữa tại nơi mà ruồi mẹ đẻ trứng. Công việc duy nhất trong giai đoạn này của chúng chỉ là ăn. Chúng cần một lượng lớn thức ăn để tích trữ năng lượng cho quá trình tiếp theo.

Sau một khoảng thời gian ăn và tích trữ năng lượng cho giai đoạn tiếp theo. Ấu trùng ruồi sẽ tiến hành tìm nơi tối tăm để ẩn nấp và bắt đầu tạo kén.

>>> Xem thêm: Cách diệt bọ xít hiệu quả

  • Giai đoạn 3: nhộng ruồi: Sau khi đã tích trữ đủ năng lượng cho bản thân của giòi. Chúng bắt đầu tìm nơi tối tăm ẩm thấp và tiến hành tạo kén để trở thành nhộng.

Kén của ruồi có hình trụ đầu tròn và cứng dần theo thời gian. Chúng có màu nâu, đỏ và chuyển dần thành màu đen và cuối giai đoạn phát triển. Có chiều dài kén từ 1mm – 2mm và chúng phát triển dần theo quá trình phát triển của giòi và ruồi sống được bao lâu.

  • Giai đoạn 4: ruồi trưởng thành: Khi trải qua thời gian phát triển của giai đoạn nhộng và lột xác. Lúc này cơ thể của giòi đã thành hình dạng của một con ruồi với đủ 6 chân và một đôi cánh. Ruồi trưởng thành lúc này sẽ tự phá vỡ kén để chui ra ngoài. Kích thước lúc này của ruồi trưởng thành từ 5mm – 8mm.

Mặc dù đã trở thành ruồi trưởng thành nhưng cơ thể ruồi lúc này chưa phát triển đầy đủ. Ruồi trưởng thành cần một khoản thời gian nữa để phát triển thành ruồi trưởng thành hoàn hảo.

Và sau khi đục kén chui ra ngoài thì khoảng 2 ngày sau là ruồi bắt đầu sinh sản. Thông qua 4 giai đoạn phát triển vòng đời của ruồi. Chúng ta có thể tính được ruồi sống được bao lâu là khoảng 14 ngày sau khi trải qua 3 giai đoạn phát triển. Từ trứng thành giòi, nhộng và đóng kén lột xác thành ruồi trưởng thành.

Giòi là một cơn ác mộng thực sự với rất nhiều người. Đừng lo lắng, có giải pháp “đánh bay” giòi trong thùng rác cực hiệu quả không thể bỏ qua!

Giòi là ấu trùng của ruồi. Ruồi đẻ trứng trong thùng rác và nếu như thời tiết ấm áp những quả trứng này có thể nở trong vòng vài giờ. Ấu trùng chui ra khỏi trứng và tự lấy thức ăn để phát triển. Ấu trùng hoặc giòi này có thể biến thành ruồi trong vòng 3 ngày khi trời nóng. Đó là lý do tại sao bạn hầu như chỉ nhìn thấy giòi trong thùng rác khi thời tiết ấm áp chứ không phải khi trời lạnh.

Tại sao có dòi trong nhà?

Dòi hay giòi chính là loại ấu trùng nở ra từ trứng do ruồi đẻ ra, chúng là một phần của chuỗi thức ăn. Thông thường, giòi có vai trò trong việc phân hủy các chất hữu cơ đang phân hủy và thức ăn thừa là một trong số đó.

Vì thế, dòi xuất hiện trong nhà là do ruồi đẻ trứng vào thức ăn thừa trong nhà của bạn.

Giòi có thể sống trong cơ thể người hay không?

Có một sự thật là giòi có thể làm tổ và sinh sống trong cơ thể người tuy nhiên đó là những trường hợp hiếm khi xảy ra. Chúng chỉ làm tỏ ở những vùng thịt bị nhiễm khuẩn thối rữa. Trong quá trình ăn uống nhất là ăn hoa quả bạn rất dễ nuốt phải giòi, vậy ăn phải giòi có sao không? Về cơ bản giòi không có chứa chất độc mà ngược lại còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nên khi ăn phải gòi không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cách loại bỏ giòi trước khi chúng tiến hóa thành ruồi

Để ngăn giòi vào rác, trước hết bạn nên đảm bảo rằng không có thức ăn nào bị bỏ vào thùng rác. Hãy bọc bất kỳ miếng thịt nào bạn muốn vứt ra ngoài bằng báo trước khi cho vào thùng rác. Đặt thùng rác trong bóng râm để đảm bảo nhiệt độ không tăng quá nhiều bên trong thùng. Vệ sinh thùng rác thường xuyên và cũng nên mở nắp thùng rác thường xuyên để thùng rác không quá ngột ngạt. 

Nếu thùng rác có đầy giòi, bạn sẽ muốn loại bỏ chúng càng nhanh càng tốt. Nếu bạn chờ đợi quá lâu, giòi có thể tiến hóa thành ruồi trong vài ngày sau. Đây là những gì bạn có thể làm:

  • Nước sôi: Nước sôi sẽ bị giết chết giòi. Cách này chỉ hiệu quả nếu như bạn đổ trực tiếp nước sôi lên giòi. Nếu bạn có một thùng rác đầy, thủ thuật này có thể không hiệu quả.
  • Cát: Giòi không thể sống được trong cát. Nếu bạn đổ cát vào thùng rác, giòi sẽ chết và bạn chỉ cần quét sạch chúng cùng với cát.
  • Clo: Đây là một cách tiếp cận quyết liệt hơn, nhưng hiệu quả. Đổ clo lên thành trong của thùng rác rồi rửa sạch là giòi sẽ chết hết.
  • Muối: Cũng giống như ốc sên, giòi không thích muối. Nếu chúng tiếp xúc với muối, chúng sẽ bị tan chảy. Vì vậy, bạn chỉ cần đổ một lượng lớn muối vào thùng rác và chờ một lúc rồi đổ ra và rửa sạch thùng rác.
  • Ống quần: Hãy đổ đầy băng phiến vào ống quần và buộc cẩn thận. Đặt ống quần bên trong hộp đựng. Giòi không thích băng phiến, vì vậy những sinh vật này sẽ nhanh chóng biến mất.

Khi đã loại bỏ được giòi bạn cần phải làm sạch thùng rác. Đổ 2 lít nước sôi và hòa cùng 1 lít giấm vào trong thùng rác và rửa sạch. Thùng rác sẽ sạch như mới!

Có phải tất cả loại giòi đều có hại không?

Chúng ta chắc hẳn không ai không biết đến RUỒI, loại côn trùng được mặc định trong quan niệm mỗi người là HẠI nhiều hơn LỢI, là nguyên  do của rất nhiều các loại bệnh truyền nhiễm. Thế nhưng bạn có biết có một số loại ruồi không những không những không có hại mà còn mang lại rất nhiều lợi ích. Tiêu biểu cho loài ruồi có ích này phải nói đến ruồi lính đen.

Ruồi lính đen là loại ruồi được nhiều nước trên thế giới sử dụng để phân hủy rác hữu cơ rất hiệu quả. Ruồi lính đen có sẵn trong môi trường tự nhiên nước ta. Ruồi trưởng thành có màu đen, kích thước dài khoảng 12-20mm. 

Vậy giòi đen sống được bao lâu? Khoảng 1 tháng kể từ khi được sinh ra dưới dạng trứng đến khi nở thành ấu trùng, nhộng rồi cuối cùng lột xác và trở thành Ruồi lính đen với đôi cánh dài. 

Con trưởng thành thường sống dưới các bóng cây ngoài tự nhiên và ít liên quan đến cuộc sống hàng ngày của con người. Chúng sống khoảng 3-5 ngày không ăn uống gì và chết.

Trong khoảng thời gian 3-5 ngày, mỗi con cái đẻ số lượng trứng khá lớn khoảng 500-800 trứng rồi chết.

Các loại giòi

Ấu trùng của ruồi lính đen gọi là giòi đen. Giòi sử dụng thức ăn là phân tươi của vật nuôi, sinh sản cực nhanh, nuôi nhân tạo rất đơn giản, bà con nhà nông đều có thể tự làm. Ấu trùng (giòi) của ruồi lính đen là loại côn trùng phàm ăn trong thế giới tự nhiên. 

Chỉ với 1 mét vuông ấu trùng có thể ăn tới 40 kg phân lợn tươi mỗi ngày và cứ 100 kg phân có thể sản xuất ra 18kg ấu trùng.

Thành phần của ấu trùng ruồi: 42% protein, 34% chất béo. Đặc biệt, protein của ấu trùng ruồi rất giàu lysine; trong chất béo của ấu trùng ruồi đen có tới 54% là axit lauric, một axit có tác dụng tiêu diệt virus có vỏ bọc bằng lipid (như virus HIV, sởi) cũng như Clostridium và các protozoa gây bệnh.

Do cấu trúc miệng khá lớn và khỏe, giòi ruồi lính đen có thể ăn tất cả các chất thải hữu cơ một cách nhanh chóng trước khi các chất này có thời gian phân hủy bốc mùi ôi thối. 

Do đó ấu trùng ruồi lính đen chính là ứng cử viên số một trong việc loại bỏ mùi hôi thiu của các chất thải hữu cơ. Trong khi ăn, ấu trùng ruồi lính đen thải ra một lượng phân rất nhỏ so với khối lượng chất thải mà chúng ăn vào cơ thể. 

Một số nghiên cứu cho kết quả rằng, chỉ bằng phương pháp ăn và tiêu hóa, ấu trùng ruồi lính đen có thể làm giảm đến 90% lượng chất thải cũng như các mầm bệnh.

Giòi ruồi lính đen sẽ tiết ra enzyme để phân hủy rác trước khi rác có mùi hôi. Chính vì vậy, các sinh vật yếm khí sẽ không có điều kiện hoạt động trong toàn bộ quá trình phân hủy.

Khi trưởng thành, ấu trùng sẽ chuyển từ màu kem sang màu đen, miệng và ruột chuyển hóa và ấu trùng sang giai đoạn hóa nhộng.

Thành phần dinh dưỡng trong ấu trùng ruồi trước giai đoạn hóa nhộng được cho là rất phong phú. Qua các con số nghiên cứu cho thấy, trong ấu trùng ruồi lính đen có chứa: (sấy khô) 43 – 51% protein, 15-18% chất béo, 2.8% – 6.2%  canxi, 1-1.2% photpho.

Sử dụng giòi ruồi lính đen để xử lý rác hữu cơ có thể được coi là phương pháp hữu hiệu nhất cho môi trường do không những không gây ra mùi hôi, không tạo ra nguồn nước thải hay hiệu ứng nhà kính mà còn làm giảm thể tích chất thải lên đến 90%. 

Chính từ việc giảm thiểu lượng chất thải nhanh chóng như vậy nên vô hình chung, ấu trùng ruồi lính đen đã giảm đáng kể chi phí thu gom, vận chuyển và lấp chất thải hữu cơ cho các hộ gia đình.

Qua bài viết về vòng đòi của ruồi, bạn đã có thể biết được những thông tin về giòi và vòng đời của nó. Để ngăn ruồi và nhà hãy liên hệ Silk Screen để lắp cửa lưới chống côn trùng nhé.

CÔNG TY CỔ PHẦN SILK SCREEN

Showroom: LK11 – TT1, KĐT Kim Văn Kim Lũ, Hoàng Mai, Hà Nội.Hotline: 0913 25 66 33 – Mr. NamEmail: info@silkscreen.vn 5/5 - (25 bình chọn)

Từ khóa » Con Dòi Nở Thành Con Gì