CON GÀ HAY QUẢ TRỨNG GÀ CÓ TRƯỚC? - Diễn Đàn Khai Phóng

Tác giả: PGS TS Nguyễn Hữu Đổng

Con gà hay quả trứng gà có trước là chủ đề gây tranh luận nhiều thế kỷ.Cách đây vài năm, giới nghiên cứu khoa học người Anh bằng thí nghiệm thực chứng đã khẳng định rằng: con gà có trước quả trứng gà! Thực chất có phải như vậy không? Từ khía cạnh triết học khoa học, tác giả bài viết phân tích làm rõ sự thật về mối liên hệ giữa con gà và quả trứng gà; đồng thời, nhận diện sự thật về nguồn gốc hình thành sự sống của xã hội loài vật tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong bề mặt trái đất.

Con gà là gì?

Con gà là một khái niệm. Trong tiếng Việt, khái niệm con gà bao hàm các thuật ngữ ‘con’ và ‘gà’. Thuật ngữ con biểu hiện bản chất quy luật phát triển của sự vật vật thể, vật chất sống ở bên trong bề mặt trái đất – tri thức chưa khoa học, chưa thật; thuật ngữ gà biểu hiện tính chất hiện thực khách quan của hiện tượng phi vật thể, tinh thần sống ở bên ngoài bề mặt trái đất – tri thức không khoa học, không thật. Thuật ngữ con và gà có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành nên danh từ “con gà” – khái niệm “biểu hiện thực chất tri thức khoa học về sự thật mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể”1 vật chất, tinh thần, ý thức sống loài vật gà tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong bề mặt trái đất thuộc vũ trụ hệ mặt trời.

Từ khái niệm nêu trên cho thầy rằng, mô hình cấu trúc của thể trạng con gà được biểu thị như sau: bản chất sự vật phần thân-con, vật chất sống chưa thật–thực chất sự vật, hiện tượng thực thể phần cổ-con gà, vật chất, tinh thần, ý thức sống thật – tính chất hiện tượng phần đầu-gà, tinh thần sống không thật. Theo đó, phân cổ gà được nhìn nhận là sự vật, hiện tượng thực thể tồn tại ở giữa thể trạng con gà; phần cổ gà gắn liền với phần thân và phần đầu con gà; không có phần cổ gà thì không thể có sự sống con gà.

Quả trứng gà là gì?

Quả trứng gà là một khái niệm. Khái niệm quả trứng gà bao hàm các thuật ngữ ‘quả’ và ‘trứng gà’. Thuật ngữ quả biểu hiện bản chất quy luật phát triển của sự vật vật thể, vật chất sống ở bên trong bề mặt trái đất – tri thức chưa khoa học, chưa thật; thuật ngữ trứng gà biểu hiện tính chất hiện thực khách quan của hiện tượng phi vật thể, tinh thần sống ở bên ngoài bề mặt trái đất – tri thức không khoa học, không thật. Thuật ngữ quả và trứng gà có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hình thành nên danh từ “quả trứng gà” – khái niệm biểu hiện thực chất tri thức khoa học về sự thật mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể vật chất, tinh thần, ý thức sống loại trứng gà tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong bề mặt trái đất thuộc vũ trụ hệ mặt trời.

Mô hình cấu trúc của thể trạng quả trứng gà được biểu thị như sau: bản chất sự vật bên trong- quả, vật chất sống chưa thật – thực chất sự vật, hiện tượng thực thể vỏ quả trứng gà, vật chất, tinh thần, ý thức sống thật – tính chất hiện tượng bên ngoài-trứng gà, tinh thần sống không thật. Từ mô hình cấu trúc này cho thấy rằng, vỏ trứng gà được nhìn nhận là sự vật, hiện tượng thực thể tồn tại ở giữa thể trạng quả trứng gà; thực thể vỏ trứng gà gắn liền với sự vật bên trong và hiện tượng bên ngoài quả trứng gà; không có vỏ trứng gà thì không thể có sự sống quả trứng gà.

Mối liên hệ giữa con gà – quả trứng gà và nguồn gốc sự sống

Từ các phân tích ở trên cho thấy rằng, con gà, quả trứng gà đều được cấu tạo bởi ba thành phần chủ yếu như sau: vật chất, tinh thần, ý thức sống.Vật chất sống biểu hiện bản chất môi sinh ở bên trong bề mặt trái đất; tinh thần sống biểu hiện tính chất môi trường ở bên ngoài bề mặt trái đất; vật chất, tinh thần, ý thức sống biểu hiện thực chất môi trường sống, sự sống tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong bề mặt trái đất. Tức là, vật chất, tinh thần, ý thức sống của con gà, quả trứng gà, loài vật nói chung là có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, phụ thuộc vào nhau theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan. Không có vật chất sống thì không thể tồn tại tinh thần, ý thức sống; ngược lại, không có tinh thần sống thì không thể tồn tại vật chất, ý thức sống; còn không có ý thức sống thì không thể tồn tại vật chất, tinh thần sống, hay không thể tồn tại môi trường sống, sự sống của thế giới tự nhiên và xã hội loài vật nói chung, con gà, quả trứng gà, loài người nói riêng. Vật chất sống là nói về đời sống vật chất; tinh thần sống là nói về đời sống tinh thần; ý thức sống là nói về đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh. Tâm linh là khái niệm biểu hiện thực chất “ý thức sống chân thật tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong thế giới”2.

Mối liên hệ giữa vật chất, tinh thần, ý thức sống của loài vật nói chung, con gà, quả trứng gà nói riêng biểu thị tương tự mã gen di truyền trong các phân tử DNA quy định hoạt động sống của thế giới tự nhiên và xã hội theo mô hình cấu trúc như sau: bản chất vật chất sống – thực chất vật chất, tinh thần, ý thức sống – tính chất tinh thần sống. Đây được coi là mô hình cấu trúc của sự sống.

Từ mô hình cấu trúc sự sống nêu trên cho thấy rằng: vật chất, tinh thần, ý thức là một thể thống nhất, không thể tách rời. Vật chất “không thể có trước ý thức”3 như quan điểm của những người theo chủ nghĩa duy vật từng khẳng định rằng, vật chất có trước ý thức; ngược lại, ý thức cũng không thể có trước vật chất như quan điểm của những người theo chủ nghĩa duy tâm từng khẳng định rằng, ý thức có trước vật chất. Tức là,“thế giới vật chất không còn là thành phần chính hoặc duy nhất của thực tại” như nhiều người nghiên cứu khoa học đã khẳng định và kết luận trong bản “Tuyên ngôn về khoa học hậu duy vật (Manifesto for a Post Materialist Science)” tại “hội nghị thượng đỉnh quốc tế về khoa học hậu duy vật, tâm linh và xã hội”4 được tổ chức ở Canyon Ranch, Tucson, Arizona, Hoa Kỳ vào ngày 7-9/02/2014. Nói cách khác, thế giới không chỉ có duy nhất sự vật, hiện tượng thực thể vật chất mà còn có nhiều sự vật, hiện tượng thực thể khác như: tinh thần, ý thức, tâm linh tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong bề mặt trái đất thuộc vũ trụ hệ mặt trời.

So sánh mô hình cấu trúc sự sống nêu trên với thể trạng con gà, quả trứng gà cho thấy rằng: phần ‘thân-con’ tương tự vật chất sống; phần ‘đầu-gà’ tương tự tinh thần sống; còn phần ‘cổ-quả trứng gà’ tồn tại ở giữa đầu và thân tương tự vật chất, tinh thần, ý thức sống. Tức là, phần cổ biểu tượng quả trứng của con gà mái; đồng thời, biểu tượng tinh trùng của con gà trống.

So sánh mô hình cấu trúc thể trạng, sự sống con gà, quả trứng gà với các chữ số nguyên trong toán học cho thấy rằng: phần thân-con, vật chất sống tương tự chữ số âm (-); phần đầu-gà, tinh thần sống tương tự chữ số dương (+); còn phần cổ-quả trứng gà, vật chất, tinh thần, ý thức sống tương tự chữ số không (0) tồn tại ở giữa chữ số âm và dương, dạng: (- 0 +).

So sánh mô hình cấu trúc thể trạng, sự sống con gà, quả trứng gà với các chữ số nguyên, phân số trong toán học và vũ trụ hệ mặt trời cho thấy rằng: phần đầu-gà, tinh thần sống, chữ số dương (+) tương tự thời gian mặt trời tự quay vòng xung quanh nó ở bên trong vũ trụ hệ mặt trời; phần thân-con, vật chất sống, chữ số âm (-) tương tự không gian các hành tinh, vệ tinh, thiên thạch tự quay vòng xung quanh mặt trời ở bên ngoài vũ trụ hệ mặt trời; còn phần cổ-quả trứng gà, vật chất, tinh thần, ý thức sống, cái gạch ngăn (/) tương tự thời gian, không gian, thế gian quỹ đạo trái đất tự quay vòng xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong vũ trụ hệ mặt trời, dạng: (+/-)5. Tức là,môi trường sống, sự thật về nguồn gốc sự sống nói chung, sự sống loài gà, quả trứng gà nói riêng được hình thành là do quỹ đạo trái đất tự quay vòng xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong vũ trụ hệ mặt trời. Không có trái đất tự quay vòng xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời thì không thể tồn tại môi trường sống, sự sống, con gà, quả trứng gà. Sự sống, môi trường sống gắn liền với vật chất, tinh thần, ý thức sống tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong bề mặt trái đất;gắn liền với thời gian, không gian, thế gian quỹ đạo trái đất tự quay vòng xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời.

Con gà là động vật được tổ tiên người Việt ngưỡng mộ, trìu mến gọi bằng tên riêng cho loài giống đực và giống cái. Loài giống đực được gọi là con gà “trống” – tương tự ‘trống canh’ bằng tiếng gáy báo thức ở bên trong thời gian; loài giống cái được gọi là con gà “mái” – tương tự ‘mái nhà’ lợp bằng lá, rơm, rạ để che nắng, che mưa ở bên ngoài không gian. Con gà mái sau khi đẻ ra quả trứng, biết kêu ‘cục ta cục tác’ phát ra từ cái cổ của nó, báo hiệu quả trứng tròn ra rồi; còn con gà trống, tuy không có quả trứng, nhưng vào sáng sớm, lại biết gáy ‘ò ó O’ phát ra từ cái cổ của nó, báo hiệu mặt trời tròn đang lên.

Kết luận

1. Con người có thể nhận biết được sự vật, hiện tượng con gà, quả trứng gà bằng các giác quan thường. Tuy nhiên, con người khó có thể nhận biết được sự vật, hiện tượng thực thể tồn tại ở giữa con gà và quả trứng gà bằng các giác quan thường, mà phải nhận thức nó bằng các giác quan đặc biệt, như “cảm giác” hay “thức giác”6. Sự vật, hiện tượng thực thể tồn tại ở ‘giữa’ hay ‘cái ở giữa’ bên ngoài và bên trong chính là sự sống hay môi trường hình thành sự sống – môi trường sống.

2. Để nhận thức rõ các vấn đề, sự kiện diễn ra trong đời sống thực tại, giới trí thức cần phải chỉ ra được đâu là bản chất nội dung bên trong – sự thật, tri thức chưa khoa học, chưa đúng; đâu là tính chất hình thức bên ngoài – thật sự, tri thức không khoa học, sai; đâu là thực chất nguyên lý toàn diện tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong – sự thật, thật, thật sự, tri thức khoa học, đúng. Mô hình cấu trúc của sự thật được biểu thị như sau: “sự thật – thật – thật sự”7; mô hình cấu trúc của tri thức khoa học được biểu thị như sau: chưa khoa học – khoa học – không khoa học. Mô hình cấu trúc sự thật, khoa học được coi là chiếc chìa khoá để giới trí thức có thể nhìn nhận thực chất của mọi khái niệm, kể cả nhận thức nguồn gốc hình thành sự sống, trái đất, vũ trụ.

3. Khái niệm con gà, quả trứng gà biểu hiện thực chất tri thức khoa học về sự thật mối liên hệ theo quy luật, hiện thực phát triển khách quan của sự vật, hiện tượng thực thể vật chất, tinh thần, ý thức sống tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong bề mặt trái đất. Vật chất, tinh thần, ý thức sống là các sự vật, hiện tượng thực thể thống nhất, không thể tách rời; tương tự như chúng ta không thể tách rời sự sống, không thể ““tăng trưởng không ngừng” bằng mọi giá”, “khai thác và buôn bán động vật hoang dã”8, hay không thể “nghiên cứu vũ khí sinh học di truyền khiến các virus trở nên nguy hiểm”9 làm huỷ hoại môi trường sống của thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Con người huỷ hoại môi trường sống là đồng nghĩa với việc con người tự dẫn mình đến cái chết; bởi vì, huỷ hoại môi trường sống chính là làm cho khí hậu trái đất nóng lên, triệt tiêu các loài vật, phá vỡ sự “cân bằng trong thiên nhiên”, “mở đường cho vi-rút tấn công con người”10 như đang bùng phát đại dịch Covid-19 khắp thế giới hiện nay.

4. Con gà không thể có trước quả trứng của nó đẻ ra; ngược lại, quả trứng gà không thể có trước con gà. Ở giữa con gà là tồn tại quả trứng; ở giữa quả trứng là tồn tại con gà; tức là, con gà, quả trứng đều cùng tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong bề mặt trái đất thuộc vũ trụ hệ mặt trời. Bề mặt trái đất không tồn tại các loài động vật thì nó không thể có các quả trứng; ngược lại, bề mặt trái đất không tồn tại các quả trứng, thì nó cũng không thể tồn tại các loài động vật, trong đó có loài gà. Con gà, quả trứng gà được coi là biểu tượng đặc trưng nhất của thiên nhiên – sự sống muôn loài, trong đó có loài người.

5. Sự sống loài vật, loài người là gắn chặt với nhau, phụ thuộc vào nhau, cùng tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong bề mặt trái đất. Vì vậy, để duy trì sự sống, mỗi công dân toàn cầu cần phải có “ý thức bảo vệ thiên nhiên”11, có “ý thức và kiến thức về việc giữ gìn môi trường”12; mỗi quốc gia cần phải biết xây dựng, thực thi chính sách pháp luật đúng đắn, nghiêm minh, bảo đảm phát triển thế giới tự nhiên và xã hội loài người; tức là, bảo đảm sự “cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống”13 của các cá thể, tập thể, xã hội loài vật trong thế giới tự nhiên, sự “công bằng, bình đẳng công lý về quyền lợi, giá trị, tinh thần”14 của các cá nhân, nhóm, cộng đồng, quốc gia trong xã hội loài người.

./.

Trở về trang chủ

Xem thêm những bài biên khảo của Nguyễn Hữu Đổng

Tài liệu trích dẫn:

1, 6.Nguyễn Hữu Đổng. Bàn thêm về khái niệm ‘lịch sử’.https://diendankhaiphong.org/category/lich-su/. Truy cập ngày 27/7/2021.

2. Nguyễn Hữu Đổng. Văn hoá tâm linh.http://vanhoanghean.com.vn/component/k2/30-nhung-goc-nhin-van-hoa/14559-van-hoa-tam-linh. Truy cập ngày 23/10/2020.

3. Nguyễn Hữu Đổng. Vì sao vật chất không thể có trước ý thức? https://chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/vi-sao-vat-chat-khong-the-co-truoc-y-thuc.html. Truy cập ngày 23/8/2016.

4. Theo Trithucvn.net. Tuyên ngôn về một nền khoa học Hậu duy vật.https://khoahocphattrien.vn/khoa-hoc-thuong-thuc/chau-a-dieu-dung-du-tung-la-tam-guong-chong-dich/2021072908353182p160c921.htm.Truy cập ngày 20/10/2018.

5. Nguyễn Hữu Đổng. Vì sao số 0 được ký hiệu bằng hình tròn huyền bí? https://kienthuc.net.vn/giai-ma/vi-sao-so-0-duoc-ky-hieu-bang-hinh-tron-huyen-bi-673093.html. Truy cập ngày 27/4/2016.

7. Nguyễn Hữu Đổng. “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thật và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới, hội nhập ở Việt Nam hiện nay”. Sách nhiều tác giả: Kế thừa và phát huy tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập. Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2018, tr. 278.

8, 10.Tôn Thất Thông.CORONA: Một hồi chuông cảnh tỉnh? https://diendankhaiphong.org/2020/04/10/corona-mot-hoi-chuong-canh-tinh/. Truy cập ngày 10/4/2020.

9. Khánh An. Cựu quan chức Mỹ: Covid-19 có thể là vũ khí sinh học của Trung Quốc. https://thanhnien.vn/the-gioi/cuu-quan-chuc-my-covid-19-co-the-la-vu-khi-sinh-hoc-cua-trung-quoc-1353477.html. Truy cập ngày 13/03/2021.

11. Tôn Thất Thông.Thăng trầm của Maya – Bài học về môi trường (P2).https://diendankhaiphong.org/thang-tram-cua-maya-p2/.Truy cập ngày 26/02/2021.

12. Tôn Thất Thông.Thăng trầm của Maya – Bài học về môi trường (P3).https://diendankhaiphong.org/thang-tram-cua-maya-bai-hoc-ve-moi-truong-p3/.Truy cập ngày 06/03/2021.

13. Nguyễn Hữu Đổng. Không có con người hạnh phúc không thể có quốc gia hạnh phúc. https://vietnamnet.vn/vn/goc-nhin/khong-co-con-nguoi-hanh-phuc-khong-the-co-quoc-gia-hanh-phuc-436774.html. Truy cập ngày 20/03/2018.

14. Nguyễn Hữu Đổng. Xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển ở Việt Nam.http://tuyengiao.vn/nghien-cuu/xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-phat-trien-o-viet-nam-123029. Truy cập ngày 21/7/2019.

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook

Từ khóa » Con Gà Và Quả Trứng Nghĩa Là Gì