Con Gái Có Nên Học Kỹ Thuật Phần Mềm? - VTC Academy Plus

Mỗi một mùa tuyển sinh đến, trên các diễn đàn chúng ta thường thấy những câu hỏi vô cùng quen thuộc từ các bạn nữ mê đam mê công nghệ như: “con gái có nên học kỹ thuật phần mềm”. Các bạn nữ thân mến, trong ngành công nghệ thông tin không hề có phân biệt giới. Hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân để có thể theo đuổi đam mê của mình. Và để các bạn có thêm động lực, VTC Academy mang đến cho bạn top 3 lý do vì sao con gái nên học kỹ thuật phần mềm.

Kỹ thuật phần mềm là gì?

Kỹ thuật phần mềm là một trong năm phân ngành của ngành Công nghệ thông tin. Đây là quá trình sử dụng các ngôn ngữ lập trình để thiết kế, phát triển và thử nghiệm các chương trình máy tính nhằm đáp ứng những nhu cầu của con người đã được phân tích trước đó. Kỹ thuật phần mềm áp dụng những phương pháp có hệ thống, có kỷ luật để tính toán việc phát triển, vận hành và bảo trì phần mềm sao cho phần mềm hoạt động hiệu quả, đáng tin cậy và có lợi về mặt kinh tế.

con gái học kỹ thuật phần mềm

Bài viết đọc thêm: Kỹ thuật phần mềm là gì?

Sản phẩm của kỹ thuật phần mềm thường là ứng dụng, phần mềm và các chương trình với nhiều mục đích và chức năng khác nhau giúp cải thiện cho đời sống của con người.

Sự mất cân bằng giới trong ngành công nghệ thông tin

Hiện nay, tuy bình đẳng giới đã được bình thường hóa ở nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên có thể thấy thế giới công nghệ thông tin vẫn đang bị thống trị bởi nam giới. Thực tế là vậy, theo một cuộc khảo sát của Topdev thì tỉ lệ nam nữ trong ngành kĩ thuật phần mềm vẫn còn chênh lệch rất nhiều với Nam chiếm tới 92,9% và Nữ là 6,9%.

Sự mất cân bằng giới trong ngành công nghệ thông tin

Các bạn nữ ơi, các bạn cần hiểu rằng một công việc dành mình trong lĩnh vực công nghệ là một chuyện vô cùng bình thường. Càng có nhiều người ủng hộ và càng có nhiều các bạn nữ theo học các chủ đề STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) thì khoảng cách giới trong ngành này sẽ ngày càng được thu hẹp.

Con gái có nên học kỹ thuật phần mềm?

Các bạn nữ thường cho rằng mình sẽ không có đủ năng lực cũng như tố chất để theo đuổi ngành kỹ thuật phần mềm do những khác biệt về thể chất hay tư duy. Tuy nhiên, bên cạnh các điểm này, các bạn nữ cũng có riêng cho mình những ưu thế nhất định mà các bạn nam cũng phải ghen tị đó. Sau đây là 3 đặc điểm nổi trội nhất và là lý do vì con gái nên học kỹ thuật phần mềm.

Trí nhớ tốt

Ngôn ngữ lập trình sử dụng trong kỹ thuật phần mềm cũng tương tự như ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng trong giao tiếp hằng ngày. Thử tưởng tượng, nếu bạn phải dùng từ điển mỗi lần nói, thì bạn sẽ khó có thể thực hiện những cuộc trò chuyện của mình. Kỹ thuật phần mềm cũng vậy, việc ghi nhớ các dòng lệnh, cấu trúc dữ liệu và thuật toán là một điều vô cùng quan trọng. Vì vậy một trí nhớ tốt là một trong nhưng điều kiện tiên quyết của một kỹ sư phần mềm.

tri-nho-tot

Đây chính là một lợi thế và là một trong những lý do vì sao con gái nên học kỹ thuật phần mềm. Khoa học đã chứng minh phái nữ có khả năng ghi nhớ tốt hơn phái nam, đặc biệt là các chi tiết nhỏ mà mọi người thường bỏ qua. Đồng thời, lợi thế của việc ghi nhớ tốt cũng giúp nữ giới có thể ghi nhớ và áp dụng nhiều ngôn ngữ lập trình và frameworks khác nhau để áp dụng vào thực tế tốt hơn, tạo điều kiện tốt cho quá trình phát triển về kiến thức lẫn kĩ năng của họ.

Tỉ mỉ, cẩn thận

Công việc mà tất cả các kỹ sư phần mềm là làm quen, thành thạo lập trình và những dòng code rất dài với nhiều chi tiết, ký hiệu và dấu câu phức tạp. Mỗi một thiếu xót hay sai lệch trong quá trình thiết kế, phát triển và bảo trì phần mềm đều dẫn đến những kết quả và bug hay còn gọi là lỗi khác nhau. Và hệ quả của chúng là hàng giờ ngồi tìm và sửa lỗi giữa hàng nghìn các dòng lệnh khác nhau. Vì vậy, người học ngành này đòi hỏi phải có một sự chỉnh chu, tỉ mỉ và cẩn thận thật tốt để tránh dẫn đến việc lãng phí quá nhiều thời gian trong việc kiểm thử và sơ suất dẫn đến ảnh hưởng những khâu khác trong một chu trình làm việc.

tỉ mỉ, cẩn thận

Và đây lại là một thế mạnh khác của con gái. Khả năng chú ý đến các tiểu tiết của một dự án lớn có thể cải thiện năng suất, hiệu quả và hiệu suất của cả nhóm. Lý do chính cho điều này chính là nữ giới có thể nhận biết tốt hơn các chi tiết nhỏ vì não của họ có bộ phận được hình thành để nhận ra chúng tốt hơn nam giới, có nghĩa là họ nhận ra sai lầm nhanh hơn và phát hiện ra những điều bất thường trước khi chúng xảy ra. Đây là một lợi thế rất lớn cho con gái trong lập trình bởi vì các nhà phát triển phần mềm cần phải rất chú ý để tránh những sai lầm.

Tự học, tự nâng cấp khả năng của bản thân

Thế giới không ngừng thay đổi, công nghệ thông tin cũng không ngừng phát triển. Vì vậy, khi theo học ngành này, bạn phải liên tục làm quen và cập nhật những xu hướng mới liên quan đến công nghệ. Một kĩ sư phần mềm xuất sắc vĩnh viễn là một học viên siêng năng.

tu-hoc-tu-nang-cap-ban-than

Tuy nhiên, để đáp ứng được nhiều nhu cầu ngày đa dạng và phức tạp của người dùng cũng như giúp cho việc thiết kế, phát triển các ứng dụng chương trình tốt hơn, những công nghệ mới, ngôn ngữ lập trình mới ra đời liên tục, và bạn sẽ không có đủ thời gian cũng như tiền bạc để theo học ở các trường. Vì vậy, kỹ năng tự học hay tự nâng cấp khả năng của bản thân là vô cùng quan trọng.

Kỹ năng này chính là một thế mạnh khác của các bạn nữ. Với sự siêng năng và kiên trì vốn có, các bạn nữ thường có khả năng tự học cũng như tìm tòi thông tin tốt hơn các bạn nam. Vì vậy đây chính là lý do vì sao con gái nên học kỹ thuật phần mềm.

Các bạn nữ sau khi học kỹ thuật phần mềm ra trường làm gì?

Với bản tính tỉ mỉ, cẩn thận vốn có, các bạn nữ sau khi tốt nghiệp thường lựa chọn những công việc phù hợp với mình như:

  • Chuyên viên thiết kế Web: Thẩm mỹ tốt và sự tỉ mỉ, cẩn thận, thiết kết web chính là công việc mà các bạn nữ sẽ dễ dàng làm quen và trở nên gắn bó.
  • Chuyên viên quản trị dữ liệu (DBA – Database Administrator): quản lý, lưu trữ và sắp xếp dữ liệu thông tin bằng các phần mềm chuyên dụng
  • Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (BA – Business Analyst): làm việc ở vị trí này, bạn sẽ là trung gian giữa khách hàng và team nội bộ, công việc của bạn gồm tư vấn và nhận yêu cầu sau đó chuyển thông tin và thảo luận với các Developer hay QC để đưa ra giải pháp tốt nhất.
  • Chuyên viên đảm bảo và kiểm soát quy trình/ chất lượng sản phẩm (QA/QC/Tester): Đây là những vị trí yêu cầu bạn phải có kiến thức nhất định về quy trình vận hành hay sản xuất. Với sự tỉ mỉ, cẩn thận và trách nhiệm, chỉ cần có kiến thức cơ bản về kỹ thuật phần mềm bạn đã có thể làm công việc này rồi

Bài viết đọc thêm: Học kỹ thuật phần mềm ra trường làm gì?

10 người phụ nữ đã thay đổi ngành kỹ thuật phần mềm

Ada Lovelace: Kĩ sư phần mềm máy tính đầu tiên trên thế giới

 Ada Lovelace

Tuy là con gái của một nhà thơ theo trường phái lãng mạn, Ada Lovelace đã bộc lộ năng khiếu toán học và niềm say mê dành cho máy móc từ khi còn rất nhỏ. Cùng với Charles Babbage, bà đã thực hiện dự án “Công cụ phân tích”, một công cụ phức tạp có các yếu tố tương tự máy tính hiện nay. Dựa vào điều này mọi người gọi bà là kĩ sư phần mềm máy tính đầu tiên trên thế giới. Các ghi chú của bà về loại công cụ này cũng là niềm cảm hứng của một nhà khoa học trong quá trình tạo ra chiêc máy tính hiện đại đầu tiên trên thế giới vào những năm 1940.

Grace Hopper

Grace Hopper

Grace Hopper là một nhà khoa học máy tính đáng kính và là một trong những kĩ sư phần mềm máy tính đầy tiên làm việc ở Havard Mark I. Những công trình máy tính của bà là một trong những dự án mang tên COBOL, một ngôn ngữ lập trình xưa cũ mà ngày nay chúng ta vẫn sử dụng. Năm 1947, bà đã tìm ra “bug” máy tính thực sự đầu tiên.

Hedy Lamarr: Người sáng chế ra Wifi

hedy-lamarr

Hedy Lamarr là nữ diễn viên người đã tự tìm tòi và trở thành một nhà phát mình khoa học, người đã được trao bằng sáng chế vào năm 1942 cho “hệ thông liên lạc bí mật”. Hệ thống này được tạo ra nhằm mục đích đánh lạc hướng sóng vô tuyến của địch trong chiến tranh, nhưng bằng một cách nào đó, nó đã trở thành nguồn cảm hứng cho công nghệ Wifi, GPS và Bluetooth ngày nay.

Annie Easley

annie-easly

Annie Easly là một nhà khoa học tên lửa tại NASA,là người tiên phong cho phòng trào đa dạng về giới tính và chủng tộc trong ngành công nghệ thông tin lúc bấy giờ. Công việc của Easly tại NASA tại thời điểm đó đã đặt nền móng cho một loạt nhữg vụ phóng tàu con thoi trong tương lai.

Mary Wilkes: Người sở hữu máy tính tại nhà đầu tiên

Mary-Wilkes

Mary Wilkes là một cựu lập trình viên máy tính và nhà thiết kế logic. Cô nổi tiếng với việc thiết kế phần mềm cho LINC, một trong những hệ thống máy tính cá nhân tương tác tiên trên thế giới. Việc sử dụng LINC tại nhà vào năm 1965 đã khiến cô trở thành người sử dụng máy tính tại nhà đầu tiên.

Adele Goldberg

Adele-Goldberg

Adele Goldberg là người có công trong việc phát triển ngôn ngữ lập trình Smalltalk-80, ngôn ngữ lập trình đã truyền cảm hứng cho chiếc máy tính Apple đầu tiên. Adele được cho là đã đề cập đến quyết định liên quan đến giao diện người dùng với Steve Jobs Smalltalk . Các khái niệm mà Adele và nhóm của cô ấy thiết lập đã trở thành cơ sở cho đồ họa giao diện người dùng (GUI) mà chúng tôi sử dụng hàng ngày.

Radia Perlman: Mẹ đẻ của Internet

Radia-Perlman

Phát minh của Radia Perlman về thuật toán đằng sau Giao thức Spanning Tree (STP) chính là công cụ giúp cho Internet ngày nay trở nên khả thi. Các công trình công nghệ của bà đã tạo ra tác động to lớn đến cách các mạng tự tổ chức và di chuyển dữ liệu, đồng thời đưa ra các quy tắc cơ bản của lưu lượng truy cập internet. Radia đã có những bài phát biểu quan trọng trên khắp thế giới, và hiện vẫn là một lập trình viên máy tính và kỹ sư cho Dell EMC.

Katherine Johnson

Katherine-Johnson

Phân tích quỹ đạo của Katherine Johnson với tư cách là một nhà toán học cho NASA là một trong những yếu tố quan trọng trong thành công của chuyến bay vũ trụ đầu tiên của Hoa Kỳ. Ở tuổi 97, bà đã được Tổng thống Obama trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống, danh hiệu dân sự cao quý nhất của Hoa Kỳ.

Karen Spark-Jones: Nhà tiên phong trong lĩnh vực khoa học thông tin

Karen-Spark-Jones

Karen Spark-Jones là nhà tiên phong trong khoa học thông tin, và công trình của bà là một trong những công trình được trích dẫn nhiều nhất trong lĩnh vực này. Công tình Tần suất tài liệu nghịch đảo (IDF) của bà hiện là tiêu chuẩn cho các công cụ tìm kiếm web và được sử dụng để xếp hạng mức độ liên quan của tài liệu với truy vấn tìm kiếm. Bà đã được trao Huân chương Lovelace năm 2007

Elizabeth Finler: Công cụ tìm kiếm đầu tiên

Elizabeth-Feinler

Từ năm 1972 đến năm 1989, Elizabeth Feinler điều hành Trung tâm Thông tin Mạng ở California, một nơi được xem như là tiền thân của Google. NIC là nơi đầu tiên xuất bản các tài nguyên và thư mục cho Internet, phát triển các thư mục “trang trắng” và “trang vàng” ban đầu. Nhóm của cô ấy cũng đã phát triển sơ đồ đặt tên miền .com, .edu, .gov, .net và nhiều tên miền khác mà chúng tôi sử dụng ngày nay.

Ngành công nghệ luôn bị thống trị bởi nam giới bởi nhiều lý do khác nhau. Các bạn có thể thấy, chị em phụ nữ vẫn luôn không ngừng phát triển, thúc đẩy, thay đổi cục diện vốn luôn lệch sang một bên của cán cân này với nhiều phát minh vĩ đại, là nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện ngày nay. Vậy thì các bạn nữ ơi, còn chần chờ gì nữa mà không biến đam mê thành sự nghiệp của mình ngay bây giờ. Nguồn tham khảo: The Women Who Changed The Tech World

Từ khóa » Con Gái Học Kỹ Thuật