Con Hà Có Làm Hại Thực Vật Không? - Trải Nghiệm Sống

Không, bởi vì loài hà không gắn mình lên các loài thực vật. Loài hà biển cần một cấu trúc chắc chắn hơn để gắn vào ví dụ như một tảng đá, tàu biển, hoặc cầu tàu. Chúng cũng bám vào các loài động vật như cá voi, rùa biển, cua hoặc lợn biển. Khi chúng bám vào các loài động vật, thường thì các con hà này sẽ sống cả đời ở đó (5 đến 10 năm), và lâu hơn nếu thuộc loài to hơn, ngoại trừ khi bám vào một con lợn biển. Lý do là vì những con lợn biển dành một vài tháng mỗi năm ở các dòng suối nước ngọt ấm áp ở Florida. Môi trường nước ngọt giết chết lũ hà vì chúng là sinh vật biển. Khi chết, chúng rớt ra khỏi vị trí bám và để lại những vết sẹo tròn trên người những con lợn biển. Tuy một vài loài hà biển là loài ký sinh, phần lớn chúng lại vô hại đến các loài động vật. Những con hà sẽ lọc lấy thức ăn từ nước biển và không làm hại đến các sinh vật chúng bám vào. Các con hà bắt đầu sự sống dưới dạng ấu trùng, lơ lửng trong nước biển cùng với các loài phù du. Chúng không thể tự di chuyển. Một khi đã bám vào một sinh vật hay một bề mặt nào đó, chúng sẽ phát triển một lớp thịt mỏng và lớp vỏ ngoài để bảo vệ bản thân khỏi các yếu tố ngoại cảnh và các loài săn mồi.

Những loài hà sống nhờ trên cơ thể các loài cá voi rất thú vị. Chúng thuộc những loài khác và phần lớn chúng chỉ bám vào một số loài cá voi nhất định. Đối với một con hà đang đói bụng, vành mũi của một con cá voi tấm sừng là một nơi không quá tệ để xây nhà. Khi cá voi bơi xuyên qua một bãi phù du để lấp đầy cái bụng đói, bọn hà biển, vốn cũng ăn những loài nhuyễn thể tí hon, cũng được hưởng ké một bữa no nê. Tất cả những gì chúng cần làm là vươn những cánh tay trông như những cái lông vũ (đóng vai trò như những cái vợt) ra và chờ đợi.

Có nhiều chỗ để bám vào trên một con cá voi, nhưng lũ hà biển lại rất khó tính. Chúng thích chỗ phải có dòng nước ổn định, ví dụ như đầu hoặc vây của cá voi. Vậy nên thay vì an vị chỗ mà tụi nó đậu vào, mấy con ấu trùng hà biển sẽ sử dụng những cái râu tí hon để “đi bộ” lòng vòng trên người con cá voi để tìm vị trí đắc địa nhất để xây nhà. Và cái chuyện đi dạo này không dễ dàng gì đâu: tưởng tượng một con hà biển có kích thước một người trưởng thành, thì con cá voi phải dài tương đương 32 cây số. May mắn là mấy con ấu trùng sản sinh ra một thứ xi măng dính giữ chúng không bị rớt ra ngoài trong suốt quãng đường đó.

Khi thỏa mãn với cái vị trí nào đó, mấy con hà biển sẽ đào lỗ chui vào – đúng nghĩa đen nhé. Khi chúng trưởng thành, những con hà biển sẽ tạo thành các hốc hình ống trên bề mặt da cá voi. Kết quả là chúng đính chặt vào như rễ của mấy loài cỏ dại nguy hiểm nhất vậy.

Nhân tiện nói về cỏ dại, có phải ý bạn định hỏi về địa y không? Chúng cũng giống như hà biển hệ mộc vậy, và không, chúng không làm hại đến cái cây mà chúng bám vào đâu. Địa y chỉ sử dụng vỏ gỗ của cây để làm nơi sinh sống và phát triển thôi. Chúng sẽ không xâm lấn vào lớp vỏ bên trong của cây, và không sử dụng nguồn dinh dưỡng hay nước từ cây đâu. Địa y cũng là một chỉ báo tốt về chất lượng không khí bởi vì chúng đòi hỏi không khí phải vô cùng sạch để có thể nở hoa.

Địa y trên các loài cây là một sinh vật vô cùng độc đáo bởi vì chúng thật ra là quan hệ cộng sinh giữa hai loài sinh vật – nấm và tảo. Nấm mộc trên cây và có thể tích tụ hơi ẩm từ không khí, thứ mà tảo cần. Và tảo, để đáp lại, tạo ra “thức ăn” từ năng lượng mặt trời, để nuôi nấm.

Post Views: 2,519

Từ khóa » Hà Ký Sinh Rùa