Con Hổ Từ Hình Tượng Văn Hoá đến Phát Triển Kinh Tế

Tên gọi “Chúa tể của rừng xanh”

Loài vật kiêu dũng nhất được tôn vinh là “Chúa tể của rừng xanh” chính là loài hổ. Hổ còn có tên gọi khác là hùm. Nguyễn Du viết về người anh hùng Từ Hải, khi bị mắc lừa Hồ Tôn Hiến, rằng: “Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”. “Hùm thiêng” Từ Hải có dáng: “Râu hùm, hàm én, mày ngài/ Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao” đã từng tung hoành trong cõi tự do “Chọc trời khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”...

Người đời lại cũng từng biết đến “Hùm xám núi rừng Yên Thế”, chính là Hoàng Hoa Thám, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa chống Pháp, sáng mãi cùng lịch sử đấu tranh anh dũng bất khuất của dân tộc.

Loài hổ còn có cái tên khác nữa là cọp. Nếu như hổ, hùm nghiêng về nét nghĩa oai phong lẫm liệt, có phần gần gũi với con người, thì cái tên cọp lại nghiêng về nét nghĩa dữ dằn, đáng sợ và do đó, cũng có phần đáng ghét. Tất nhiên, cũng tùy theo hoàn cảnh, văn cảnh cụ thể nào đó mà nêu tên.

v

Ảnh minh hoạ.

Hồi chiến tranh chống Mỹ, ở Quảng Ngãi có cái dốc rất đáng sợ là Dốc Cọp. Sở dĩ có cái tên đặc biệt này, là bởi ở đây có con cọp ba chân rất dữ. Nó bị thợ săn bắn què một chân nên rất oán hận loài người, thường mai phục ở đầu con dốc, khi ẩn khi hiện như thần. Đã có nhiều người đi qua đèo bị cọp ba chân xông ra vồ rồi tha xác biến vào rừng sâu.

Chúng tôi hành quân qua Dốc Cọp, được chỉ huy nhắc nhở: Dẫu mệt mỏi đến đâu cũng phải bám sát nhau, cố gắng vượt qua dốc, nếu không sẽ rất dễ làm mồi cho cọp. Tôi không nhìn thấy rõ con cọp này, nhưng đã tận mắt chứng kiến một con cọp vàng vằn đen lớn cắn vào cổ một con nai, dùng hàm răng sắc nhọn lôi con mồi từ dưới suối sau lên lưng đồi, giữa nắng trưa trên Dốc Cọp. Hình ảnh đó còn in mãi trong trí nhớ của tôi đến tận bây giờ...

Loài hổ, hay hùm, hay cọp, còn có một cái tên khác nữa là Ông Ba Mươi. Ông Ba Mươi không mang nét nghĩa ác thú chuyên hại người, mà đấy là một biểu tượng linh thiêng, được tôn thờ như một vị thần xua đuổi tà ma, bảo vệ con người. Trong văn hóa tâm linh, Ông Ba Mươi được vẽ thành tranh dán trước cửa nhà, để xua đuổi tà ma, che chở cho con người.

Loài hổ, đã từ lâu, được một số nước làm tượng bằng đá rất lớn ở quảng trường, ở công viên. Hình tượng con hổ vươn mình dũng mãnh, đặt đôi chân trước lên quả địa cầu, hoặc mỏm đá, như đang thách thức với mặt trời, với cả thế giới rộng lớn, thật kỳ vĩ mà gần gũi.

Hổ trong đời sống văn hóa của nhân loại

Loài hổ được tôn vinh, trước hết là ở sức mạnh phi thường của nó. Sự nhanh nhẹn, dũng mãnh, mưu trí, cùng với hàm răng, móng vuốt sắc nhọn, có thể đánh bại đối thủ to lớn hơn. Nó cũng tiêu biểu cho dáng đi, kiểu ngồi vừa kiêu hùng, vừa mềm mại, uyển chuyển, cùng những vết vằn vện như sóng cồn ở bộ lông vàng óng, hoặc trắng (bạch hổ), hoặc đen nhánh (hắc hổ)...

Với các dân tộc ở châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên, Indonesia, hay Việt Nam, loài hổ được xem như một biểu tượng của sức mạnh thánh thần. Các lãnh chúa thường dùng tấm da hổ lớn dán hoặc treo lên phía sau ghế ngồi. Có nơi dùng da hổ đặt lên ghế của thủ lĩnh, thể hiện quyền uy tuyệt đối. Quan lại hoặc sứ thần các nước, các bộ tộc lân bang đến triều kiến, trông thấy vị thủ lĩnh cùng tấm da hổ mang biểu tượng quyền uy, đã chột dạ, sợ hãi. Thế là lấy oai hổ để dọa người, uy hiếp người.

Trong khi đó, còn có một vài bộ tộc ở châu Á cho rằng họ chính là hậu duệ của loài hổ. Truyền thuyết kể rằng, người phụ nữ xinh đẹp được ông hổ mang về làmvợ. Bộ tộc đó lấy con hổ làm linh vật tổ của mình. Thế nên, hổ được tôn thờ như một đấng tối cao, như tổ tiên của bộ tộc.

Hổ có sức mạnh ghê gớm như vậy, nhưng trong thực tế, hổ báo thường là con vật hại người. Ở làng Đường Lâm, tỉnh Sơn Tây xưa, vào thời thuộc Đường (Bắc thuộc), trong rừng có con hổ trắng (bạch hổ) ăn thịt người. Tương truyền, Phùng Hưng là người anh hùng, đã đánh chết hổ trắng, trừ họa cho dân. Chuyện “Võ Tòng đả hổ” bên Tàu với chuyện Phùng Hưng giết hổ ở Đường Lâm đề cao sức mạnh của con người trước loài cọp dữ. Lại còn có tích Bồ Đề Đạt Ma “hàng hổ” (chinh phục loài hổ) hoặc “hàng long”, tức là chinh phục loài rồng, thể hiện sức mạnh siêu nhiên, sức mạnh thánh thần trong Phật giáo.

Đời Hậu Lý, ở nước ta có chuyện Thái sư Lê Văn Thịnh hóa hổ định giết vua Lý Nhân Tông ở hồ Dâm Đàm (Hồ Tây) đang du chơi thuyền ngự. Chuyện hoang đường, dẫn đến vụ án giết vua lạ lùng, oan khuất, lại được ghi chép trong sử sách. Thực ra, đây chỉ là một cuộc đấu đá tranh giành vị thế giữa Phật giáo đang là quốc giáo, với Nho giáo, mà Lê Văn Thịnh khởi xướng mà thôi. Khoảng giữa triều Trần (1226- 1400), đại thần Trương Hán Siêu viết bài ký có nội dung phê phán Phật giáo, cũng bị vua Trần bắt phải xuống chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh), để tự “cải huấn” mấy năm trời.

Gần đây, do có nhiều tư liệu nghiên cứu, lại thêm việc khai quật được con rồng đá ở khu nhà thờ Thái sư Lê Văn Thịnh tại làng Đông Cửu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, người ta mới hiểu ra nhiều điều lý thú. Làm gì có chuyện Lê Văn Thịnh hóa hổ để mưu giết vua? Lý Nhân Tông là trò của thầy Lê Văn Thịnh. Triều Lý đang thịnh, cớ sao phải giết vua? Mà giả sử có giết được, thì làm sao Lê Văn Thịnh có thể ngồi lên ngai vàng lúc bấy giờ được? Con rồng đá đời Hậu Lý quay đầu cắn vào lưng mình, là ý làm sao? Chẳng phải dân gian muốn nhắn gửi rằng, nhà Lý hại Thái sư Lê Văn Thịnh, chẳng phải là đã tự hại chính mình hay sao?

Vua các triều đại phong kiến ở nước ta thường mặc long bào màu vàng, thêu rồng. Hoàng hậu thì thêu phượng. Tuy nhiên, ở các nơi khác như cổng thành, bình phong, mái nhà... thường trang trí phù điêu mặt hổ (hổ phù). Mỗi thời, hổ phù cũng khác nhau. Cung điện triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, hiện còn khá nhiều hổ phù, kể cả y phục võ quan. Hổ phù không những được dùng làm biểu tượng của uy quyền, mà còn là biểu tượng linh thiêng trong văn hóa tâm linh của người Việt.

Hình tượng hổ trong văn chương nước ta

Từ ngàn năm trước, loài hổ đã được các thế hệ thi sĩ nước ta đưa vào trong thơ, trong văn chương nghệ thuật nói chung. Ở đời Trần, Lê Quát cùng Phạm Sư Mạnh là hai học trò giỏi của thầy Chu Văn An. Cả hai đều làm quan vào hàng trụ cột của triều đình. Trong số những bài thơ chữ Hán của Lê Quát, có bài vịnh con hổ bằng đồng.

Bài thơ vịnh đôi hổ đúc bằng đồng, ngồi gác bên cửa cung nơi góc thành đã nhiều năm, nay vẫn nhơn nhơn ngồi đó “trơ gan cùng tuế nguyệt”, như vị trung thần, oai phong lừng lẫy. Ở núi Thú Sơn có mỏ đồng, được khai thác, luyện đúc thành chuông vạc. Đôi hổ đồng ở đây có thể cũng được đúc bằng đồng khai thác từ Thú Sơn, nhưng “đã qua trăm lần luyện”.

Thêm nữa, oai phong của nó được chia sẻ từ linh khí núi Nham Điện, mãi tận bên Tàu từ đời Hán, Đường. Đến như chuyện “dê đá kỳ quái” trong truyền thuyết hay cổ tích đời xưa, cũng chỉ là câu chuyện hoang đường, làm sao mà tin được? Còn như câu chuyện “kim mã” (ngựa vàng) kia, chẳng qua cũng chỉ là chuyện khoa trương, phóng đại mà thôi. Sao có thể đem ra so sánh với đôi hổ đồng kia được! Hãy xem kia: “Hổ y hệt như kẻ trung thần, lòng dạ sắt đá/Uy danh lừng lẫy, nằm chấn ở chốn biên cương!”.

Những năm đầu thế kỷ 20, thơ ca nước ta có sự cách tân, đổi mới. Thế Lữ là một nhà thơ tiên phong, đã viết bài thơ “Nhớ rừng”, đến nay vẫn còn gợi cảm: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Bài liên quan ‘Săn’ linh vật Tuất bằng vàng trước ngày vía Thần Tài‘Săn’ linh vật Tuất bằng vàng trước ngày vía Thần Tài Hình tượng con trâu trong nền văn hoá ViệtHình tượng con trâu trong nền văn hoá Việt Tổng Bí thư: Phát huy giá trị văn hoá, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để phát triển đất nướcTổng Bí thư: Phát huy giá trị văn hoá, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để phát triển đất nước Giới trẻ Việt đang nâng tầm văn hóa tặng quà TếtGiới trẻ Việt đang nâng tầm văn hóa tặng quà Tết

Từ khóa » Hình Cọp Xám