Cồn IPA IsoPropyl Alcohol Là Gì? Công Thức điều Chế Như Thế Nào

Cồn IPA – IsoPropyl Alcohol là gì?

IsoPropyl Alcohol thường được gọi là cồn IsoPropyl hoặc cồn IPA , là một hợp chất hóa học không màu, dễ cháy với mùi mạnh. Nó được sử dụng trong sản xuất của một loạt các hóa chất công nghiệp và hộ gia đình và là một thành phần phổ biến trong các hóa chất như thuốc sát trùng, khử trùng, và tẩy rửa.

Tính chất vật lý hóa học

Công thức Isopropyl Alcohol

Công thức Isopropyl Alcohol – Tổng Kho Hóa Chất

Công thức hóa học:     C3H8O

Khối lượng:                  60.096 g/mol−1

Mật độ (p=m/v):            0,786 g/cm3 (20 °C)

Nhiệt độ nóng chảy:     − 89 °C

Nhiệt độ sôi:                 82,6 ºC

Nhiệt độ tự cháy:          399 º C

Tan trong nước: Tan hoàn toàn trong nước

Điều chế Isopropyl Alcohol trong công nghiệp

Cồn Isopropyl Alcohol là một trong những thành viên phổ biến nhất gia đình cồn như Ethanol, Methanol, Ethylene glycol và Glycerol.

Cồn IPA được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1920, trong quá trình nghiên cứu dầu khí bởi các nhà hóa học tại công ty hóa Standard (tiền thân Exxon Mobil ngày nay).

Quy trình điều chế cồn ipa trong công nghiệp

Hydrat hóa gián tiếp phản ứng propene với axit sulfuric để tạo thành một hỗn hợp các este sunfat. Các quy trình này chủ yếu cung cấp cồn isopropyl thay vì 1-propanol, vì thêm nước hoặc axit sulfuric vào propene tuân theo quy tắc của Markovnikov.

Sau đó thủy phân các este này bằng hơi nước tạo ra cồn isopropyl, bằng cách chưng cất. Diisopropyl ether là sản phẩm phụ đáng kể của quá trình này, nó được tái chế trở lại quy trình và thủy phân để cho ra sản phẩm mong muốn.

Quy trình sản xuất Isopropyl Alcohol

Quy trình sản xuất Isopropyl Alcohol – Tổng Kho Hóa Chất

Ngoài ra, Isopropyl Alcohol có thể được oxy hóa thành tạo thành Acetone. Điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng các tác nhân ôxi hóa như axit chromic, hoặc khử hiđrô của Isopropyl Alcohol qua chất xúc tác đồng nóng:

(CH3)2CHOH → (CH3)2CO + H2

Nguồn Wikipedia

Ứng dụng của Isopropyl Alcohol (IPA)

Sau đây là một số ứng dụng của IsoPropyl Alcohol (IPA) trong đời sống sản xuất giúp bạn đọc có cái nhìn bao quát hơn.

Trong công nghiệp

Cồn IPA là chất khử trùng phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất trong dược phẩm, bệnh viện, phòng sạch và điện tử hoặc sản xuất thiết bị y tế.

Trong công nghệ ô tô, cồn IPA là thành phần chính trong phụ gia nhiên liệu máy sấy khí. Giúp loại bỏ chất lỏng phanh khỏi hệ thống phanh thủy lực, do đó chất lỏng phanh không gây ô nhiễm cho má phanh dẫn đến phanh kém.

Cồn IPA hòa tan một loạt các hợp chất không cực, bay hơi nhanh và ít độc hơn rất nhiều so với ethanol và các dung môi khác vì vậy nó được sử dụng rộng rãi như một chất làm sạch các thiết bị điện tử như băng từ, đầu đĩa, máy ghi âm, ổ đĩa mềm, ống kính laser, đặc biệt cho các loại dầu hòa tan.

Trong y khoa

Chất khử trùng tay và miếng khử trùng thường chứa dung dịch cồn isopropyl hoặc ethanol 60% 70% trong nước. Nước là cần thiết để mở lỗ chân lông màng của vi khuẩn, hoạt động như một cửa ngõ cho cồn isopropyl. Dung dịch 75% trong nước có thể được sử dụng làm chất khử trùng tay. IPA được sử dụng như một chất hỗ trợ làm khô nước để ngăn ngừa viêm tai giữa.

Cồn sát khuẩn isopropyl alcohol

Cồn sát khuẩn thành phần Isopropyl Alcohol – Tổng Kho Hóa Chất

Trong phòng thí nghiệm

Chúng còn được dùng để gây tê, gây mê trong thí nghiệm đối với động vật có vú nhỏ và các loài gặm nhấm, là một chất bảo quản mẫu vật sinh học không độc, chiết xuất và kết tủa DNA sau khi ly tâm vì DNA không tan trong cồn isopropyl.

An toàn khi sử dụng và bảo quản

Isopropyl Alcohol gây độc khi hít phải và hấp thụ qua da.

Triệu chứng nhức đầu, đỏ bừng mặt, nhức đầu, buồn nôn, huyết áp thấp, hạ thân nhiệt, suy hô hấp và hôn mê .

IPA dễ cháy, cần bảo quản kín ở nơi có nhiệt độ <50oC và có hệ thống quạt thông gió để giảm nồng độ bay hơi IPA trong không khí.

Tránh tiếp xúc trực tiếp, đeo gang tay mặc quần áo bảo hộ khi làm việc.

Quý khách có nhu cầu mua cồn Isopropyl Alcohol (IPA) vui lòng liên hệ  icon-phone 0975 488 380 để được tư vấn trực tiếp.

Tổng Kho Hóa Chất Việt Nam

Tác giả: Admin

Từ khóa » Công Thức Isopropyl