Con Không Ngốc, Con Chỉ Thông Minh Theo Một Cách Khác
Có thể bạn quan tâm
“Vỹ có điểm rồi, cuối cùng thì con cũng có điểm thật rồi. 1 điểm… Là 1 điểm cơ đấy”. Niềm vui của người cha có phần hơi thái quá, nhưng nó vô cùng chân thật vì với một người mà trong suốt những tháng ngày chỉ có điểm 0, thì 1 điểm chính là kỳ tích. Cuốn sách “Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác” của tác giả Lư Tô Vỹ chính là cuốn tự truyện ông kể cho chúng ta nghe về cuộc đời của ông: Từ một quả trứng ngỗng trở thành một người tài năng, một người có ích cho xã hội và truyền cảm hứng cho rất nhiều người.
Cuốn sách này, chính là tâm tư của Lư Tô Vỹ, chính là nhân vật mà chúng ta sẽ được nghe kể ngay sau đây về hành trình trưởng thành đầy những biến cố của ông. Trong hành trình ấy, gia đình chính là nguồn động lực, là điểm tựa cũng như là thầy giáo dạy cho Vỹ nhiều bài học nhất. Và câu truyện về cuộc đời của Vỹ, qua lần kể lại này, sẽ cho chúng ta nhận ra thật nhiều điều mà chính chúng ta đôi khi cũng vô tình lãng quên hay phạm phải.
Hành trình từ một đứa trẻ “hỏng não” đến một thiên tài
Nói về gia đinh của Lư Tô Vỹ, trước khi cậu ra đời, gia đình cậu ai cũng ngưỡng mộ. Bố trở về từ Nhật Bản, hơn 20 tuổi đã trở thành Hội trưởng Hội nông nghiệp huyện. Tuổi trẻ tài cao, nhưng cũng chính vì vậy mà nhiều lần đắc tội với phe cánh trong ban lãnh đạo, khiến cho bản thân bị hãm hại phải ngồi tù, tài sản của gia đinh họ hàng đều bị tịch thu. Chính vì vậy, người mẹ đang bụng mang dạ chửa Vỹ lúc này phải chịu rất nhiều khổ cực. Vừa phải làm việc quần quật như những người đàn ông ở trong hầm quặng, mà còn vừa bị gia đình nhà chồng coi khinh, trách mắng. Lúc này, bà chỉ biết ngày ngày cầu xin trời phật “hoặc là làm cho bà lỡ sẩy hoặc xin ban cho một đứa con cầu tự” để bảo vệ gia đình, để mang lại may mắn cho gia đình. Ông nội của Vỹ thì chỉ nhăm nhe dọa nạt mẹ Vỹ rằng nếu là con gái thì ông sẽ đem cho hàng xóm. May thay, khi đứa trẻ chào đời, đó là Vỹ, là cậu con trai Lư Tô Vỹ.
Sau khi ba ra tù, cuộc sống của gia đình khấm khá hơn, mẹ không còn phải vào hầm mỏ làm việc nữa. Nhà Vỹ có hai chị gái, một anh trai và sau này có thêm 1 em gái. Nhưng có lẽ, vì Vỹ đã cùng mẹ vất vả ngay từ khi chưa chào đời nên ở nhà, Vỹ luôn được ba mẹ chiều chuộng hơn hẳn các anh chị. Cũng vì thế mà Vỹ ích kỷ và vô trách nhiệm hơn rất nhiều so với các bạn cùng trang lứa. Sau một trận ốm, sốt, Vỹ được bác sĩ chẩn đoán là bị viêm não Nhật Bản, cùng lắm Vỹ chỉ có thể sống thêm được ba năm nữa. Ba mẹ nghe xong, buồn đau vô cùng nhưng phải giấu giếm nỗi niềm ấy với mọi người trong nhà.
Từ đó, Vỹ chính là tâm điểm quan tâm của ba mẹ, tất cả tình yêu thương của cả mấy chị em lúc đó đều dồn hết cho Vỹ. Gia đinh vẫn đăng ký cho Vỹ đi học, nhưng lúc này, đến việc viết tên của mình Vỹ cũng không rành nữa rồi, việc đọc chữ, tính toán hay xem giờ đều rất khó khăn với cậu. IQ của Vỹ chỉ có 70, không thể theo kịp được các bạn. Chị cả thì đi học nội trú xa nhà, chị hai thì đã học lên cấp hai. Vậy là mẹ đã cùng Vỹ tới trường học trong một thời gian dài, cùng học với con, sau đó về nhà lại dạy con học. Những ngày tháng ấy với Vỹ, cậu chẳng bao giờ quên được. Chị cả thì cũng vì mong muốn của ba mẹ, có thể giúp đỡ việc học của em trai mà quyết tâm thi đỗ Đại học Sư phạm. Dù phải từ bỏ ước mơ trở thành nhà ngoại giao, nhưng chị luôn vui vẻ vì có thể dùng những kiến thức mình học được để dìu dắt đứa em trai đáng thương này.
Cuối cùng, sau rất nhiều vất vả mà cả gia đình đã phải trải qua, Vỹ cuối cùng không chỉ sống được 3 năm, mà còn sống lãi hơn rất nhiều. Nếu là gia đình khác, ba mẹ khác, có lẽ Vỹ đã không được học tiếp, không được tất cả mọi người dồn mọi tâm sức cho mình như vậy. Cả ba mẹ và các chị đều rất kiên trì dạy dỗ Vỹ, chuyển cậu sang lớp giáo dục đặc biệt, để cậu có thể cùng lên lớp với các bạn. Dù cậu có thì Đại học 3 lần và cả 3 lần đều trượt, thì ba vẫn không hề trách cứ, vẫn động viên và an ủi Vỹ, rằng “ Sẽ có một ngày trời cao sẽ nhìn thấy sự nỗ lực của con”, rằng “ Tiền bạc không quan trọng” bằng việc Vỹ có quyết tâm, ba mẹ sẽ luôn ủng hộ bởi vì sự thật là Vỹ không ngốc, cậu ấy chỉ thông minh theo một cách khác thường mà thôi. Sau lần thi trượt thứ ba, Vỹ quyết định đi quân sự 2 năm, sau khi xuất ngũ sẽ tiếp tục thi đại học. Hai năm trong quân ngũ, Vỹ vẫn luôn ôn luyện để chuẩn bị cho kỳ thi đại học.Và cuối cùng sau 2 lần thi nữa cậu mới có thể đỗ. Trong 7 năm dòng dã, ước mơ có thể trở thành sinh viên đại học của Vỹ cuối cùng đã trở thành hiện thực. Dù muộn hơn các bạn, khó khăn vất vả hơn các bạn, nhưng rốt cuộc thì Vỹ cũng đã đỗ rồi. Giống như việc sau bao nhiêu lần nhận “trứng ngỗng” thì Vỹ cũng đã có được 1 điểm, sau bao nhiêu lần thất bại thì Vỹ cũng bước chân vào trường đại học. Hơn nữa, sau những lần thi thất bại ở Đại học, cậu sinh viên Lư Tô Vỹ đã tìm ra được phương pháp học của bản thân, tự mình phấn đấu để trở thành sinh viên Tốt nghiệp loại Ưu, xếp thứ 3 toàn khoa Phòng chống tội phạm của Đại học Cảnh sát.
Cuộc đời của Lư Tô Vỹ để lại rất nhiều bài học, không chỉ cho chúng ta, những người trẻ, những người con, mà còn là bài học cho rất nhiều những bậc cha mẹ nữa.
Nhắn gửi đến cha mẹ
※ Đừng biến hy vọng thành áp lực với con cái
Bao giờ cũng vậy, càng nhiều hy vọng thì mới càng trở nên nghiêm khắc. Lớp trưởng của Vỹ, cũng là hàng xóm nhà Vỹ có một người cha rất độc tài. Cha bạn ấy đã đặt quá nhiều kỳ vọng ở bạn ấy, coi việc học của con là thể diện của mình, dẫn tới việc dù đã được những 9 điểm mà vẫn bị một trận đòn roi. Vỹ thấy thế, vô tư tự nhắc bản thân rằng tốt nhất là không nên học quá giỏi, vì như vậy rất dễ bị ăn đòn.
Còn Vỹ, chỉ cần sống được một ngày là ba mẹ đã cảm ơn trời phật rất nhiều rồi. Chấp nhận những thiếu sót của Vỹ, luôn luôn động viên và cho rằng con có thể trở thành một người tài giỏi, một người có ích nhưng không hề ép buộc con phải trở nên như vậy. Vì thế mà với Vỹ, tuổi thơ đi học không hề có áp lực, phải thi đến mấy lần mới có thể đỗ Đại học cũng chẳng phải lý do khiến cậu xấu hổ với bạn bè. Đúng là, quan trọng không phải bạn tới đích sớm hay muộn, mà quan trọng là cuối cùng bạn đã tới được đích. Dù muộn một chút, dù vất vả chông gai một chút, nhưng rốt cuộc thì bạn vẫn không bỏ cuộc.
Vậy nên, cha mẹ à, hãy tin tưởng và luôn ủng hộ các con nhưng đừng để những niềm tin ấy trở thành gánh nặng với bọn trẻ.
※Đừng áp đặt bản thân vào bọn trẻ
Có một lần, mẹ Vỹ đến trường và thấy con trai đang bị các bạn cưỡi lên lưng. Bà nhanh chóng nổi giận, báo cáo việc này với cô giáo để xử phạt các bạn kia đã bắt nạt con trai mình. Bà tin rằng vì Vỹ ngốc nghếch hơn các bạn nên đã bị bắt nạt mà không hề biết rằng thật ra Vỹ cũng đã tình nguyện làm việc đó. Sự việc này khiến Vỹ trở nên cô độc một thời gian vì trong lớp không ai muốn chơi cùng. Mãi một thời gian sau, Vỹ mới có thể lấy lại lòng tin ở các bạn.
Cha mẹ à, nhìn từ góc độ của cha mẹ, có thể trò chơi này là vô bổ, người bạn này không nên chơi cùng, nhưng tuổi thơ của con, hãy để con được làm những gì con thích, chơi với ai mà con thấy thoải mái. Từ bên ngoài nhìn vào, có vẻ như con đang chịu thiệt thòi, nhưng đó là vì con lựa chọn như vậy, làm những gì con thích thú. Đương nhiên là cha mẹ nên góp ý và tìm hiểu về những gì xung quanh con, nhưng trước khi hiểu rõ mọi chuyện, đừng bao giờ bắt con phải làm theo những gì cha mẹ nghĩ là đúng. Bời rằng, chẳng ai là luôn đúng cả, đặc biệt là việc đánh giá một sự kiện liên quan đến người khác. Cha mẹ xin nhớ nhé, hãy để con có thể làm những gì con thích.
Nhắn gửi đến chúng ta- những người trẻ, những người con trong gia đình
※Đừng bao giờ so sánh
Trong lời mở đầu của cuốn sách, Lư Tô Vỹ đã nói với độc giả, đại ý là: Khi đọc, đừng thấy ba mẹ Vỹ dốc lòng vì con cái, chưa từng buông lời mắng mỏ mà quay ra trách cha mẹ của mình. Đừng thấy Vỹ có thể từ một trứng ngỗng trở thành người tài giỏi mà quay ra trách bản thân kém cỏi. Bởi vì, cha mẹ nào cũng từng có những lần “mắc lỗi”, cha mẹ Vỹ cũng vậy, chỉ là trên bước đường trưởng thành của con cái, những lần mắc lỗi của cha mẹ chẳng thấm tháp gì so với hy sinh và tình thương mà họ dành cho chúng ta. Đừng bao giờ so sánh giữa ai với một ai khác, đặc biệt là cha mẹ của mình. Còn với bản thân bạn, cũng đừng thấy người khác giỏi giang hơn là quay sang tự ti với bản thân, tự nghĩ mình kém cỏi. Bạn đã từng nghe rằng “Bạn muốn và nghĩ mình thế nào, cuối cùng rồi bạn sẽ thành thế ấy” chưa? Hãy luôn tự tin và tìm ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, thay vì nhìn người khác và so sánh với bản thân mình.
Lư Tô Vỹ cũng vậy, nếu nhìn quãng đường học hành đầy gian truân của mình. Nếu cậu cứ liên tục so sánh bản thân với người khác thì chắc chắn cậu đã bỏ cuộc từ rất lâu rồi. Nếu ba mẹ hay các chị của Vỹ so sánh cậu với những bạn học khác, thì có thể Vỹ sẽ không thể hết lần này đến lần khác, khi đã hơn 20 tuồi mà vẫn chưa đi làm, chỉ ôn luyện và thi đại học. Và nếu vậy, chúng ta sẽ chẳng có được một cuốn sách hay như thế này. Cho nên, đừng bao giờ so sánh bất cứ thứ gì và bất cứ ai các bạn nhé.
※Hãy giỏi lấy ít nhất một thứ
Tôi từng ngưỡng mộ nhiều người vì họ rất giỏi. Nhưng đúng như Lư Tô Vỹ nói, hầu hết họ thường giỏi nhất một thứ gì đó. Đó thường là tài năng, cũng có khi là thiên bẩm nhưng chắc chắn là cần cả luyện tập nữa. Cả kể là tài năng, nếu không kiên trì luyện tập thì cũng sẽ bị mai một mà thôi. Còn nếu bạn là một đối tượng như tôi, tức là không có tài năng gì nổi trội, thì hãy tìm hiểu bản thân mình, chọn thứ mà mình thích và trau dồi cho nó. Lư Tô Vỹ mất 7 năm mới có thể đỗ Đại học, vào đại học rồi cũng lại gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng sau cùng, qua nhiều nỗ lực, nhờ cả sự phát hiện và giúp đỡ của chị cả và thầy giáo, Vỹ đã nhận ra điểm mạnh của mình cũng như tìm được phương pháp để học tập. Ông nhận ra rằng, cuộc sống có rất nhiều phương diện, nên khi bạn giỏi lấy ít nhất một phương diện nào đó, và phát huy tốt được nó, bạn đã là người có giá trị rồi.
Vì vậy “Biết bản thân làm được gì quan trọng hơn rất nhiều so với việc biết bản thân không làm được gì”. Đôi khi, năng lực của bản thân không dễ dàng có thể tìm ra được, nên một lời khuyên mà Lư Tô Vỹ dành cho chúng ta chính là hãy đào sâu tự hỏi, liên tục thăm dò, có thể thông qua trắc nghiệm lựa chọn và những trải nghiệm thực tế mới có thể xác định được. Còn nếu bạn vẫn chưa xác định được “điều thực sự muốn làm, người thực sự muốn trở thành” thì hãy chú tâm vào công việc mà bạn đang làm, hoặc thử làm những điều mà bạn thích và có thể làm ngay bây giờ.
※Mọi trải nghiệm đều quý giá
Đối với Lư Tô Vỹ, ông coi mọi trải nghiệm đều quý giá. Trải nghiệm được cùng mẹ đến trường học, các bạn vài lần trêu trọc vì Vỹ có quá nhiều trứng ngỗng, Vỹ đều dùng thái độ lạc quan để đón nhận. Trải nghiệm trong lớp học đặc biệt là những năm tháng Vỹ phải chịu nhiều áp lực về thi cử nhất. Cậu thanh niên năm ấy, nhất quyết tẩy chay việc thi cử học hành, có lần còn định bỏ mặc tất cả mà chạy chốn. Nhưng bây giờ, khi đảm nhận công tác cải huấn thanh thiếu niên, nghĩ lại về những năm tháng ấy, ông thấy cũng thật quý giá: “Khi còn trẻ, tôi thường phản kháng, trốn tránh tất cả những gì bản thân không thích. Đến khi không còn trẻ nữa, tôi mới chợt bừng tỉnh rằng, đằng sau những gì mình phản kháng và trốn tránh kia đang ẩn giấu những món quà mà tôi mong đợi”. Hay trải nghiệm về mối tình bày năm gắn bó mà cuối cùng lại chằng thể bên nhau. Nhưng dù có rất nhiều điều bạn mong đợi mà chưa đạt được, thì bạn cũng nhất định phải trân trọng những gì mình đang có trong tay hay bên cạnh. Đặc biệt nhất, cõ lẽ là trải nghiệm trong quân ngũ. Hai hay ba năm, bạn có thể kiếm ra vài trăm triệu, cũng có thể học được một học vị nào đó, nhưng cuộc đời còn có quá nhiều lần “hai năm” trôi qua trong sự phẳng lặng. Nếu đã vậy thì tại sao không khiến cho cuộc đời có thêm một chút trải nghiệm. Khó khăn và kỷ luật trong quân đội là một trong những nơi giúp chúng ta nhìn rõ bản thân nhất. Hãy trân trong tất cả những biến cố, những sự kiện trong cuộc đời bạn, vì nó đều vô cùng quý giá.
Vậy đấy! Lư Tô Vỹ, một cậu bé đến xem giờ cũng không biết, IQ chỉ có 70, phải tham gia “lớp học đặc biệt”; một thanh niên phải 7 năm mới có thể thi đỗ đại học, nhưng bằng những lời động viên, sự chăm lo của gia đinh, lòng quyết tâm của bản thân có thể trở thành một “thiên tài”. Vậy thì những đứa trẻ bình thường khác, chắc chắn cũng có thể làm được. Cha mẹ hãy luôn tin vào con cái, bản thân hãy luôn tự tin vào chính mình, vì không ai ngốc cả, chúng ta chỉ thông mình theo những cách khác nhau mà thôi.
Review chi tiết bởi: HiDi - Bookademy
------------
Theo dõi fanpage của Bookademy để cập nhật các thông tin thú vị về sách tại link:
https://www.facebook.com/bookademy.vn
Đăng ký để trở thành CTV Bookademy tại link: http://bit.ly/2Hxkazt
Từ khóa » Thông Tin Về Lư Tô Vỹ
-
10 Bài Học Từ Câu Chuyện Phi Thường Của Lư Tô Vỹ - Spiderum
-
Lư Tô Vỹ - Báo Dân Sinh
-
Con Không Ngốc, Con Chỉ Thông Minh Theo Một Cách Khác | Lư Tô ...
-
Lữ Lương Vĩ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cuốn Sách Về Cuộc đời Kỳ Diệu Của Chàng Trai IQ 70 | Báo Dân Trí
-
Con Không Ngốc, Con Chỉ Thông Minh Theo Một Cách Khác - Zing
-
[Bookademy] Review Sách “ Con Không Ngốc, Con Chỉ Thông Minh ...
-
Review Sách: “Con Không Ngốc, Con Chỉ Thông Minh Theo Một Cách ...
-
Lư Tô Vỹ | Học Tập Kiến Thức, Kỹ Năng Trong Lĩnh Vực Quản Trị Nhân Sự
-
Tất Cả Sách Của Tác Giả Lư Tô Vỹ - Thư Viện PDF - Trang 1
-
Việc Lư Tô Vỹ Từ Một đứa Trẻ Bị Thiểu Năng Trở Thành Một Trong Ba ...
-
Đề Thi Thử Môn Ngữ Văn Chọn Lọc 14