Cơn Kịch Phát Cuồng động Nhĩ | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
ĐẠI CƯƠNG
Cơn kịch phát cuồng động nhĩ (CĐN) điển hình là một cơn nhịp nhanh do vòng vào lại có thể gây ra tình trạng rối loạn huyết động hoặc không. CĐN có thể 2/1 với nhịp nhĩ F bằng 280-320 nhịp thất 140-160, hoặc 1/1 với nhịp rất nhanh gây phù phổi cấp, tắc mạch, truỵ mạch.
CHẨN ĐOÁN
Dựa vào điện tâm dồ: Sóng F hình răng cưa dễ thấy ở V1, sóng F âm ở D2, D3, avF.
Nghiệm pháp Valsalva có thể làm bộc lộ sóng F nếu nhịp tim quá nhanh.
XỬ TRÍ
Nguyên tắc chung:
Kiểm soát đáp ứng tần số thất.
Chuyển về nhịp xoang
Duy trì nhịp xoang và phòng ngừa tái phát
Khi cơn kịch phát có rối loạn huyết động:
Nhịp tim trên 150 ck/phút, hoặc dẫn truyền 1/1 sẽ dễ gây ra truỵ mạch, phù phổi cấp, thiếu máu cơ tim cấp.
Cho thở oxy mũi
Heparine 5000-10000 đơn vị tĩnh mạch, sau đó enoxaparine 20mg tĩnh mạch 12 giờ/lần.
Sốc điện rất có hiệu quả (gây mê ngắn, dòng điện 2 pha 50-75j)
Có thể dùng amiodarone hay digoxine như trong rung nhĩ nhưng thường phải chuyển sang sốc điện.
Ibutilide hiện nay được các bác sỹ Mỹ sử dụng có kết quả như sốc điện (Việt Nam chưa nhập).
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Cuồng Con
-
Hội Chứng "cuồng" Con - Giới Tính Sức Khỏe
-
CUỒNG CON - Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố - Facebook
-
BiboMart - BỆNH CUỒNG CON LÀ CÓ THẬT Cảnh Báo Bệnh...
-
'Cuồng Con' - Bệnh Chung Của Các Mẹ Có Con Nhỏ
-
Hội Chứng Cuồng Con Có Thể ảnh Hưởng Tới Phát Triển Tâm Lý Của Trẻ?
-
Cha Mẹ Làm Gì Khi Con ''cuồng'' Thần Tượng? - YouTube
-
Cường Con | Cuối Cùng Gái Yêu Của Bố Đã Về - YouTube
-
Những Bà Mẹ Phát Cuồng Vì Con - VnExpress Đời Sống
-
Chứng Cuồng Con đầu Lòng - Vietnamnet
-
Cuồng Dâm Là Gì, Biểu Hiện Và ảnh Hưởng Của Bệnh Lý - Medlatec
-
Bi Kịch Sau Những Cơn “cuồng Yêu” - Ngày Mới Online
-
Bi Kịch Sau Những Cơn “cuồng Yêu” - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Bệnh Cuồng Con - Webtretho