Con Muỗi - Đặc điểm, Tác Hại Và Các Phòng Trừ Muỗi Hiệu Quả

Con Muỗi được xếp trong danh sách những loài côn trùng phổ biến khắp nơi và là nguyên nhân gây ra một số bệnh nguy hiểm cho sức khỏe con người. Con Muỗi có thật sự nguy hiểm cho sức khỏe con người hay không? Đặc điểm, cấu tạo của muỗi như thế nào? quá trình sinh trưởng phát triển, vòng đời của con muỗi ra sao, các loài muỗi phổ biến nhất hiện nay? Các bệnh thường gặp từ muỗi cũng như Cách đuổi muỗi, tiêu diệt muỗi, v.v. Cùng Cửa Lưới Nhật tổng hợp các thông tin từ con muỗi nhé!

  • HƯỚNG DẪN CÁCH VỆ SINH VÀ BẢO DƯỠNG CỬA LƯỚI CHỐNG MUỖI
  • Cửa Lưới Chống Muỗi Hồ Tràm – Báo Giá, Thi Công Cửa Lưới Biệt Thự
  • Địa chỉ bán cửa lưới chống muỗi quận Bình Tân uy tín
  • Cửa lưới chống muỗi tự cuốn dọc – Giải pháp chống muỗi an toàn
  • Cửa lưới chống muỗi dạng cuốn – Đặc điểm, Cấu tạo

Table of Contents

  • 1 Đặc điểm loài muỗi
    • 1.1 Muỗi Aedes aegypti 
  • 2 Đặc tính của loài muỗi
  • 3 Đặc điểm sinh học của muỗi
  • 4 Quá trình sinh sản hữu tính ở muỗi Anopheles
  • 5 Các loại muỗi thường gặp
  • 6 Tác hại của muỗi đến đời sống con người
  • 7 Một số cách tiêu diệt muỗi
  • 8 Một số bệnh đặc trưng lây truyền từ muỗi
  • 9 Các phương pháp khống chế muỗi
    • 9.1 Dùng sinh vật thiên địch để diệt muỗi
    • 9.2 Cải tạo môi trường
    • 9.3 Bẫy điện
  • 10 Cách phân biệt muỗi gây sốt xuất huyết với muỗi thường
    • 10.1 Muỗi vằn
    • 10.2 Muỗi anophen

Đặc điểm loài muỗi

Tìm hiểu đặc điểm loài côn trùng trung gian gây bệnh sẽ cho ta những biện pháp thích hợp để diệt trừ muỗi.

Muỗi Aedes aegypti 

Đặc điểm nhận dạng:

  • Kích thước trung bình, thân màu đen bóng với vẩy trắng bạc.
  • Đặc trưng bởi các đường vẩy trắng trên ngực và đầu.
  • Đốt bàn chân sau có khoang trắng, đặc biệt đốt thứ V trắng hoàn toàn, gọi là “Muỗi Vằn”.

Chu kỳ vòng đời của muỗiVòng Đời Của Muỗi

Chu kỳ vòng đời:

  • Trứng: 2-5 ngày.
  • Từ trứng thành ấu trùng: 1-2 ngày.
  • Từ ấu trùng thành nhộng: 3-4 ngày.
  • Từ nhộng thành muỗi trưởng thành: 1-2 ngày.

Môi trường sống và sinh sản:

  • Môi trường nước, cả tự nhiên và nhân tạo, có thể trở thành nơi sinh sản.
  • Ở Việt Nam, mùa mưa (tháng 6-11) là thời gian thuận lợi cho sự phát triển của muỗi, với chu kỳ từ trứng đến trưởng thành là 8,1 ngày.
  • Mùa khô (tháng 12-5) khiến chu kỳ vòng đời kéo dài hơn 20 ngày.

Sinh sản và tuổi thọ:

  • Muỗi cái giao phối và hút máu sau khoảng 48 giờ từ khi nở.
  • Thời gian từ hút máu đến đẻ trứng: 2-5 ngày.
  • Một muỗi cái đẻ trung bình 60-100 trứng/lần.
  • Tuổi thọ trung bình: muỗi đực 20 ngày, muỗi cái 30 ngày.

Biện pháp diệt trừ:

  • Phát quang bụi rậm, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa.
  • Loại bỏ nơi tích tụ nước xung quanh nhà.
  • Phun thuốc diệt muỗi vào buổi sáng hoặc chiều tối, khi muỗi hoạt động mạnh.

Lưu ý: Việc diệt trừ muỗi cần được thực hiện cẩn thận để không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người. Hãy tuân theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương và sử dụng các biện pháp an toàn, hiệu quả.

Đặc tính của loài muỗi

Loài muỗi đã tồn tại trên hành tinh chúng ta khoảng 170 triệu năm. Họ Culicidae thuộc bộ Diptera và chứa khoảng 2700 loài trong 35 giống gồm Anopheles, Culex, Psorophora, Pchlerotatus, Aedes, Sabethes, Culiseta,…Tiêu diệt muỗi gây hại cho sức khỏe của con người là việc làm cần thiết và quan trọng.

Chúng có một đôi cánh vảy, một đôi cánh cứng, thân mỏng, các chân dài. Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút máu người và động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài mm. Đa số trọng lượng khoảng 2 – 2,5mg. Chúng có thể bay với tốc độ từ 1,5 – 2,5km/h.

Đặc tính của loài muỗi
Đặc tính của loài muỗi

Loài này sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước

Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20oC đến 25oC. Vì vậy muỗi xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc vào loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng.

Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu. Muỗi cái cần hút thêm máu để có nguồn protein nuôi trứng. Thức ăn bình thường của muỗi là nhựa cây và hoa quả nên không đủ protein cho sự phát triển của trứng. Phần lớn muỗi cái chỉ giao cấu một lần trong đời và chứa tinh trùng trong túi chứa tinh. Tuổi thọ là điều kiện quan trọng cho số lần hút máu và đẻ trứng, qua đó nguy cơ nhiễm bệnh và truyền bệnh sẽ cao hay thấp

Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu
Muỗi cái có vòi dạng đặc biệt có thể xuyên thủng da người và động vật để hút máu

Con cái xác định mục tiêu hút máu qua mùi vị và cảm nhận nhiệt. Đặc biệt nhạy cảm với CO2 trong hơi thở động vật và một số mùi trong mồ hôi. Một số người. Ví dụ như nam giới, béo và thuộc nhóm máu O, hấp dẫn muỗi nhiều hơn. Muỗi cảm nhận được tia hồng ngoại nên dễ tìm được đến động vật và chim máu nóng.

Con đực không có vòi thích hợp để hút máu, chỉ dinh dưỡng bằng hút nhựa cây và hoa quả, tuổi thọ ngắn, vai trò chủ yếu là thụ tinh cho con cái. Để nghiên cứu biện pháp phòng ngừa muỗi con người cần nắm được những đặc tính này của chúng.

Đặc điểm sinh học của muỗi

Tiêu diệt muỗi không phải là việc làm đơn giản một sớm một chiều, muốn hiệu quả con người cần có những hiểu biết nhất định về loài này.

  • Muỗi trưởng thành: kích thước 5 – 20 mm, cơ thể có 3 phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.
  • Đầu: có 2 mắt kép, không có mắt đơn, trong vùng khuyết của mắt xuất phát gốc ăng-ten dài 15 đốt ở con đực và 16 đốt ở con cái. Bộ phận miệng kiểu chích gọi là vòi gồm các cơ quan gây tổn thương, ở con đực một số bộ phận này bị thoái hóa.
  • Ngực: hình cầu mang 3 đốt dính liền: ngực trước, ngực giữa, ngực sau. Mội đốt mang một đôi chân có 5 đốt. Đốt ngực giữa phát triển vì mang đôi cánh, cơ cánh phát triển mạnh.
  • Bụng: 10 đốt, thấy rõ 8 đốt, mỗi đốt có một phần bụng và một phần lưng nối với nhau bởi một màng mỏng ở hai bên, có thể có lông tơ, vảy trên đốt bụng. Những đốt bụng cuối tạo thành bộ phận sinh dục.
Cấu tạo của con muỗi
Cấu tạo của con muỗi
  • Trứng: thường đẻ ở mặt nước, nổi được nhờ hiện tượng sức căng bề mặt hoặc nhờ có phao ở hai bên hay ở đầu. Kích thước, màu sắc, hình dáng rất thay đổi tuỳ theo loài, trung bình dài 0,5mm. Số lượng trứng một lần đẻ khoảng 100 – 400, khả năng đẻ trứng tổng cộng của một con muỗi cái từ 800 – 2500 trứng trong cả đời.
  • Ấu trùng: có 4 giai đoạn hình dạng giống nhau chỉ khác nhau về kích thước, ấu trùng giai đoạn 4 dùng để định danh. Cấu tạo cơ thể ấu trùng cũng gồm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Ấu trùng rất di động, nhào xuống đáy khi chúng cảm thấy bị đe dọa hay để tìm thức ăn. Thức ăn của ấu trùng là những sinh vật nổi, hoặc có thể chính là những ấu trùng loài nhỏ hơn. Khi nghỉ ấu trùng lên mặt nước, nằm song song với mặt nước hoặc nằm nghiêng với mặt nước tuỳ theo cấu trúc bộ phận thở.
  • Nhộng: hình dạng giống như dấu phẩy hay dấu hỏi, gồm một phần đầu-ngực hình cầu và một phần bụng uốn cong. Ở phần đầu-ngực có thể thấy hình ảnh của mắt và các bộ phận khác của con trưởng thành tương lai. Có 2 ống thở hình loa kèn ở ngực trước. Bụng 8 đốt, cuối bụng có bộ phận hình mái dầm để bơi. Cuối giai đoạn nhộng muỗi trưởng thành sẽ chui ra khỏi xác nhộng từ một vết nứt dọc ở ngực, đầu, chân và bụng.

Nắm được những đặc tính của chúng, ta có thể ngăn ngừa sự phát triển của muỗi ngay từ những giai đoạn đầu tiên trong quá trình hình thành để mang lại hiệu quả tối ưu.

Quá trình sinh sản hữu tính ở muỗi Anopheles

Trong chu trình phát triển, nếu không tiêu diệt muỗi, chúng sẽ gây bệnh cho con người.

Trong trường hợp các mầm giao tử được hút vào ruột một giống muỗi sốt rét (Anopheles), các mầm giao tử sẽ vào ống tiêu hóa của muỗi và phát triển thành giao tử. Ở dạ dày muỗi, mầm giao tử lớn (macrogametocyte) tiếp tục phát triển cho một giao tử cái (macrogamet), còn mầm giao tử nhỏ (microgametocyte) lại sinh ra roi, kéo dài chất nguyên sinh, thụ tinh cho ra hợp tử. Hợp tử có khả năng di động gọi là trứng động (ookynète). Về sau, trứng động lách qua thành dạ dày muỗi vào thể xoang dần dần phân chia ra thành nhiều bào tử không màng. Chúng lên tuyến nước bọt của muỗi. Chất bài tiết của các tuyến ấy được muỗi truyền vào vết đốt qua vòi khi đốt.

Quá trình sinh sản hữu tính ở muỗi Anopheles
Quá trình sinh sản hữu tính ở muỗi Anopheles

Lúc đốt, vô số tử bào tử chui vào máu người. Các tử bào tử này có đối xứng hai bên, có thể tiết ra những men tiêu protein, giúp chúng xâm nhập vào tế bào chủ một cách dễ dàng. Từ muỗi sang người, trước tiên, tử bào tử chui vào các tế bào mội mô của các mạch, sinh sản ở trong đó một thời gian ngắn và ngay sau thời gian ấy, chúng rời nội mô vào mạch để chui vào hồng cầu. Chỉ vào thời gian này mới bắt đầu giai đoạn đầu của chu kỳ sống như đã mô tả.

Như vậy, có thể thấy cả đời sống Trùng sốt rét diễn ra trong vật chủ (giai đoạn sinh sản vô tính ở trong cơ thể người – vật chủ phụ, giai đoạn sinh sản hữu tính trong cơ thể muỗi – vật chủ chính), không có giai đoạn sống tự do ở môi trường ngoài. Do đó, trong giai đoạn sinh sản hữu tính, chúng không có bào tử có vỏ bảo vệ mà chỉ có những bào tử con trần. Để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho cuộc sống, chúng ta cần sử dụng các biện pháp phòng trừ muỗi đốt sao cho hiệu quả.

Các loại muỗi thường gặp

Thông thường người ta chia họ Culicidae làm 3 họ phụ: Toxorhynchitinae, Anophelinae và Culicinae, phân biệt chủ yếu vào hình thể ấu trùng và con trưởng thành. Từ những tìm hiểu này mà người ta đã đưa ra những cách thức phù hợp để diệt muỗi hiệu quả hơn.

Các loại muỗi thường gặp
Các loại muỗi thường gặp

Họ phụ Toxorhynchitinae: muỗi có kích thước lớn, màu ánh kim loại, không hút máu ở cả con đực và con cái, vòi dài và cong xuống dưới. Ấu trùng là loài ăn mồi, thường là những ấu trùng của muỗi khác trong cùng ổ. Muỗi không hút máu do đó không truyền bệnh. Trong y học, loài muỗi này vì cơ thể có kích thước lớn nên được dùng để phân lập virus trong phòng thí nghiệm và dùng để tạo thành một tác nhân đấu tranh sinh học để diệt những ấu trùng muỗi khác.

Họ phụ Anophelinae: con trưởng thành có xúc biện hàm dài ngang với vòi ở cả con đực và cái, bụng không có vảy. Ấu trùng không có ống thở mà có 2 lỗ thở nằm sát ở mặt lưng của đốt bụng thứ 8. Do đó ấu trùng khi lên mặt nước để thở, cơ thể phải nằm ngang với mặt nước. Muỗi cái đa số tấn công vào ban đêm và ở các ký chủ là động vật có xương sống đẳng nhiệt.

Họ phụ Culicinae: muỗi có vảy ở bụng, xúc biện hàm của con đực dài tương đương với vòi, con cái ngắn hơn. Ấu trùng có ống thở hình chóp ở đốt bụng thứ 8. Trong họ phụ Culicinae người ta nhận thấy có 3 giống là vecteur truyền những bệnh quan trọng, nguy hiểm cho người là Aedes, Culex, Mansonia.

Tác hại của muỗi đến đời sống con người

Ở hầu hết các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới các bệnh do muỗi gây nhiều thiệt hại cho sức khỏe con người (trẻ em và cả người lớn), gây tử vong cao và để lại nhiều di chứng ở trẻ em. Đây là vấn đề được ngành y tế đặc biệt quan tâm. Vào mùa mưa số lượng muỗi gia tăng nhanh, thường có nhiều nguy cơ gây thành dịch bệnh như là: bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết, bệnh viêm não, bệnh giun chỉ…

Tác hại của muỗi đến đời sống con người
Tác hại của muỗi đến đời sống con người

Theo thống kê dịch tễ ở 20 tỉnh phía nam nước ta trong năm 2004 có 66.151 ca sốt xuất huyết và 103 người chết, tăng 66,8% và 50% so với 2003. Tập hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy số lượng muỗi và dịch bệnh do muỗi năm 2005 này có thể khốc liệt hơn năm 2004.

Thực chất muỗi không có khả năng gây bệnh mà nó là vecteur truyền các virus gây bệnh, là kí chủ trung gian của virus gây bệnh. Vấn đề ở đây là phải tiêu diệt kí chủ trung gian này mới có thể khống chế và tiêu diệt được bệnh.

Một số cách tiêu diệt muỗi

Ngoài những cách diệt muỗi đơn giản hay áp dụng, người ta cũng có thể thử phương pháp phức tạp hơn như:

Thuốc xịt: có thể được xịt ở những khu vực ngoài trời rộng lớn, một số còn được dùng để tiêu diệt muỗi và các côn trùng khác trong nhà ở. Việc dùng thuốc xịt gây nhiều tranh cãi, vì nó không chỉ độc cho con người mà còn tiêu diệt các sinh vật ăn muỗi, làm mất cân bằng sinh thái. Tuy nhiên khi có bệnh dịch mà nguyên nhân do muỗi truyền xảy ra thì phương pháp dùng hoá chất tiêu diệt vẫn được áp dụng vì đạt hiệu quả nhanh chóng.

Hương xua muỗi (còn gọi là nhang muỗi), có thể được đốt trong nhà, tiêu diệt muỗi trong phạm vi nhà ở và không duy trì được tác dụng lâu dài. Hương xua muỗi có thể gây độc cho người, và có nguy cơ gây hỏa hoạn.

Dùng muỗi biến đổi gen: Có thể tạo ra chủng muỗi đực bị mất khả năng sinh sản khi chiếu phóng xạ rồi thả chúng vào tự nhiên. Các con muỗi đực vô sinh sẽ cạnh tranh giao phối với muỗi đực bình thường, giảm tỉ lệ sinh của muỗi.

Xua muỗi: Một cách khác để giảm thiểu khả năng bị muỗi đốt là ngăn cản không cho chúng tiếp xúc với cơ thể.

  • Tạo luồn gió nhẹ bằng quạt để xua muỗi.
  • Màn ngủ là phương pháp hiệu quả để phòng chống muỗi đốt khi ngủ.
  • Lưới cửa là các lưới kim loại (hay nhựa) có lỗ nhỏ không cho muỗi và các loại côn trùng vượt qua và xâm nhập vào nhà ở mà vẫn đảm bảo thoáng khí và đủ ánh sáng.
  • Dùng thuốc bôi lên da để xua muỗi, tiện dụng khi di du lịch.
  • Máy phát siêu âm phát ra sóng siêu âm khiến muỗi không muốn lại gần nhưng tai người không nghe thấy được

Một số bệnh đặc trưng lây truyền từ muỗi

Muỗi gây ra rất nhiều dịch bệnh nguy hiểm cho con người mà nếu không phòng tránh muỗi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đời sống.

Bệnh giun chỉ: muỗi là vecteur của một số loài giun chỉ gây bệnh giun chỉ hệ bạch huuyết ở người. Có khoảng 40 loài muỗi thuộc 4 giống Anopheles, Aedes, Culex và Mansonia truyền bệnh giun chỉ cho người. Muỗi hút máu có phôi giun chỉ vào dạ dày, thoát khỏi màng bao dinh dưỡng, xuyên qua thành dạ dày để đến ngực và cư trú ở cơ cánh. Sau 2 lần lột xác đạt ấu trùng giai đoạn 3 là giai đoạn gây nhiễm cho người. Ấu trùng di chuyển lên vòi và xâm nhập qua da kí chủ ở lỗ của vết chích.

Một số bệnh đặc trưng lây truyền từ muỗi
Một số bệnh đặc trưng lây truyền từ muỗi

Bệnh sốt xuất huyết Dengue: do virus Dengue gây hội chứng sốt cấp tính, phát ban hoặc sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ em vùng Đông Nam Á. Người là tàng chủ thiên nhiên của virus, vecteur của virus là Aedes. Khi muỗi hút máu người có virus trong máu, virus sẽ đến tuyến nước bọt sau một thời gian phát triển trong muỗi (8-14 ngày). Muỗi khi đó sẽ có khả năng gây nhiễm suốt đời và cũng là nơi tồn trữ virus quan trọng.

Trước những bệnh có thể lây truyền từ loài côn trùng này như trên thì con người cần đề cao cảnh giác và thường xuyên sử dụng những biện pháp phòng trừ muỗi thích hợp.

Bệnh sốt rét: do kí sinh trùng sốt rét thuộc giống Plasmodium gây nên và chỉ được truyền bởi muỗi Anopheles. Trên thế giới có khoảng 400 loài anopheles được biết, trong đó có khoảng 60 loài được coi là vecteur chính truyền kí sinh trùng sốt rét. Khi muỗi cái hút máu người bệnh có giao bào kí sinh trùng sốt rét vào dạ dày, kí sinh trùng lần lượt phát triển các giai đoạn theo chu kì hữu tính trong muỗi, giai đoạn phát triển cuối cùng là thoa trùng xâm nhập vào tuyến nước bọt của muỗi và được truyền vào cơ thể người khác khi bị muỗi chích.

Các phương pháp khống chế muỗi

Trước đây các hoá chất độc thường được sử dụng để diệt muỗi. Các biện pháp hiện đại ngày nay sử dụng các sinh vật có khả năng tiêu diệt muỗi, hoặc các phương pháp sinh học và vật lý khác, tránh sử dụng hoá chất độc gây hại cho cơ thể con người và môi trường.

Các phương pháp khống chế muỗi
Các phương pháp khống chế muỗi

Dùng sinh vật thiên địch để diệt muỗi

  • Dùng cá hoặc lươn nhỏ trong bể nước để tiêu diệt ấu trùng.
  • Dùng chuồn chuồn ngoài đồng ruộng. Các ấu trùng chuồn chuồn trong nước ăn ấu trùng muỗi, còn chuồn chuồn trưởng thành bắt muỗi trong không trung.
  • Dùng bò sát nhỏ như thằn lằn để ăn muỗi trong nhà.
  • Bảo vệ dơi bắt muỗi trong không trung

Cải tạo môi trường

  • Mục đích là thu hẹp môi trường sinh trưởng của muỗi:
  • Nạo vét cống rãnh, vũng nước.
  • Phát quang bụi rậm.
  • Sử dụng bồn chứa nước sinh hoạt kín.

Bẫy điện

  • Đèn bẫy muỗi được chế tạo với một đèn phát ánh sáng hấp dẫn muỗi và côn trùng tụ tập đến, bao quanh bởi lưới kim loại có hiệu điện thế thấp. Khi muỗi và côn trùng sa vào lưới, dòng điện nhỏ sẽ phóng qua và tiêu diệt chúng. Phương pháp này sử dụng được trong nhà và ngoài trời.
  • Vợt điện thiết kế là vợt bắt muỗi cầm tay, chỉ gồm lưới kim loại có điện thế, chạy pin. Vợt này đòi hỏi kỹ thuật sử dụng của người bắt muỗi, có thể có ích trong nhà.

Ngoài ra người ta còn có thể dùng các biện pháp khác để diệt trừ muỗi như hóa chất, hoặc các biện pháp tự bảo vệ bản thân như giăng màn cẩn thân

Cách phân biệt muỗi gây sốt xuất huyết với muỗi thường

Muỗi vằn

Muỗi vằn là muỗi gây sốt xuất huyết, trong đó đặc biệt là chủng aedes aegypti. Do chúng ta chưa hiểu rõ nhiều về đặc điểm sinh sống và hoạt động của muỗi như thế nào, nên công tác phòng chống sốt xuất huyết tại nhà vẫn không được hiệu quả. Do đó, cứ đến hẹn thì sốt xuất huyết lại “nổi lên” như một sự kiện thường niên.

Đặc điểm để xác định loại muỗi gây sốt xuất huyết này là muỗi có màu đen, trên thân và chân có những đốm trắng nên gọi là muỗi vằn. Muỗi vằn cái sẽ đốt người và chúng hoạt động mạnh mẽ vào ban ngày, nhất là sáng sớm và chiều tối. Nơi sinh sống của chúng chính là những nơi tối tăm như xó nhà, trên quần áo, chăn màn.

Muỗi vằn
Muỗi vằn

Muỗi sinh sản ở trong các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước xung quanh nhà như bể nước, lu, vại, chum, giếng, lọ cắm hoa… hay kể cả những đồ ve chai trong nhà.

Trứng của muỗi sẽ nở khi tiếp xúc với nước, trứng muỗi có thể tồn tại trong điều kiện khô hạn suốt nhiều tháng. Trong vòng đời của mình, muỗi cái có thể đẻ trứng đến 5 lần, mỗi lần đến hàng chục trứng.

Muỗi anophen

Nếu muỗi vằn là tác nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết thì muỗi Anophen lại truyền bệnh sốt rét cũng nguy hiểm không kém. Muỗi anophen truyền ký sinh trùng sốt rét cho người, bệnh cũng lây lan nhanh và dễ thành dịch.

Muỗi anophen
Muỗi anophen

Muỗi trưởng thành thường có màu nâu sẫm và đen, cơ thể được chia làm ba phần đầu, ngực, bụng. Khác với những loài muỗi khác, lúc nghỉ ngơi phần bụng sẽ hướng lên, không hướng xuống dưới. Chiều dài của cơ thể muỗi bằng với chiều dài của vòi, trên cánh có các vẩy màu đen trắng.

Loài muỗi sốt rét này thường sinh sản tại những vùng nước ngọt. Trứng muỗi có khả năng tồn tại ở nhiệt độ lạnh. Muỗi cái giao phối nhiều lần trong vòng đời dù chỉ sống được vài tuần đến một tháng, chúng hút máu để bổ sung chất dinh dưỡng cho trứng. Khi đốt muỗi đậu chếch góc 50 đến 90 độ so với giá thể.

Muỗi sốt rét hoạt động từ khi mặt trời lặn đến khi mặt trời mọc. Chúng thường đậu trong nhà vài giờ sau khi đốt người. Sau đó, chúng thường trú ngụ ở các bụi cây, khe kẽ.

Từ khóa » Cấu Tạo Của Vòi Muỗi