Con Người Có Bao Nhiêu đốt Cột Sống Và Tầm Quan Trọng Của Bộ ...

1. Xương cột sống có chức năng gì?

Cột sống là một cấu trúc nằm ở vùng trung tâm trên cơ thể người, có nhiệm vụ giúp chúng ta đứng thẳng và đứng vững, đồng thời liên kết với các bộ phận xung quanh như chân, tay, đầu, vai, ngực, xương chậu của hệ cơ xương khớp với nhau. Mặc dù cột sống được cấu thành từ một chuỗi các xương gắn kết lại với nhau nhưng lại rất linh hoạt, đó là nhờ ở xương cột sống còn đan xen các đĩa đệm và các dây chằng có tính đàn hồi cao.

Xương cột sống có vai trò nâng đỡ trọng lượng cơ thể và giúp con người có thể di chuyển được

Xương cột sống có vai trò nâng đỡ trọng lượng cơ thể và giúp con người có thể di chuyển được

Ở người bình thường, chiều dài của cột sống tùy thuộc vào chiều cao của họ. Cột sống ở nữ giới có chiều dài trung bình khoảng 61 cm, còn nam giới là 71 cm.

Cột sống đảm nhận khá nhiều chức năng khác nhau, chẳng hạn như:

  • Chịu trọng lượng của toàn thân, phần đầu và 2 cánh tay. Dưới sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương, cột sống giúp chúng ta di chuyển theo nhiều hướng khác nhau.

  • Phần xương cấu tạo nên cột sống sẽ có nhiệm vụ bảo vệ tủy sống.

  • Khi nhìn nghiêng, độ cong tự nhiên của cột sống giống hình chữ S, nhờ đó cột sống có tác dụng giữ cơ thể ổn định và duy trì thăng bằng khi con người đứng thẳng.

  • Khi chúng ta đi bộ, cột sống giúp giảm xóc và bảo vệ các xương riêng lẻ bên trong khỏi va chạm và bị gãy.

2. Cùng đếm xem con người có bao nhiêu đốt cột sống

Vậy con người có bao nhiêu đốt cột sống tất cả?

Có tổng cộng 32 - 34 đốt sống tạo nên cột sống và chia thành 5 đoạn đó là:

  • Đoạn cổ: gồm 7 đốt sống có ký hiệu từ C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7 (C là viết tắt của Cervical - đốt sống cổ). Ở đoạn này, thân đốt sống nhỏ nhưng rộng về chiều ngang, cuống sống dính vào mặt ở bên thân đốt sống.

  • Đoạn ngực: gồm 12 đốt sống ký hiệu từ T1, T2,..., T12 (T là Thoracic - ngực). Đoạn ngực có mỏm gai chạy hướng xuống dưới, tiết diện của mỏm ngang trùng khớp với phần đầu của xương sườn cấu thành nên khớp sống sườn.

  • Đoạn thắt lưng: gồm 5 đốt sống với ký hiệu từ L1, L2, L3, L4, L5 (L nghĩa là Lumbar - thắt lưng). Thân đốt sống ở đoạn này to, bề ngang rộng, cuống đốt sống dày và mỏm gai có hình chữ nhật.

  • Đoạn cùng: gồm 5 đốt sống phía cùng, ký hiệu từ S1, S2, S3, S4, S5 (S là viết tắt cho từ Sacrum - xương cùng). Xương cùng được hợp nhất từ các đốt xương và tiếp nối với phần xương chậu bằng 2 khớp cùng chậu.

  • Đoạn cụt: gồm 3 - 5 đốt xương. Đoạn này được hợp nhất thành hình tam giác bởi các đốt xương khớp lại với nhau.

3. Các phương pháp giúp bảo vệ cột sống

Điều chỉnh tư thế ngồi đúng:

Tư thế ngồi là điều quan trọng nhất để bảo vệ cột sống. Khi chúng ta ngồi đúng tư thế sẽ giúp giảm bớt gánh nặng đè lên cột sống. Cần thiết kế chiều cao của ghế sao cho phù hợp với chiều cao của bàn học, bàn làm việc. Khi ngồi, bạn nên giữ phần thân trên ở tư thế thẳng đứng, (tốt hơn hết hãy chọn loại ghế có tựa lưng). Lưng dựa vào tựa của ghế, vai giữ ngang với bàn làm việc, chân đặt ngang hàng và đầu cúi nhẹ, không được gập cổ xuống sao cho phù hợp với tầm nhìn màn hình hoặc sách vở.

Ngoài ra, bạn không nên nhấc chân lên cao vì điều này sẽ gây áp lực lên bàn chân và phần cẳng chân, thắt lưng và cột sống cũng dễ bị tổn thương hơn.

Vận động đốt sống cổ đúng lúc:

Cứ sau mỗi 30 phút hoặc 1 giờ ngồi học, làm việc, bạn nên thực hiện các động tác vận động đốt sống cổ như xoay cổ và đầu nhẹ nhàng, từ từ theo các hướng khác nhau. Điều này sẽ giúp các khớp cột sống cổ của bạn đỡ mỏi và trở nên linh hoạt hơn. Tránh vặn, bẻ cổ hoặc vận động mạnh, đột ngột vùng cổ.

Vận động đốt sống cổ đúng lúc để không mắc các bệnh về đốt sống cổ

Vận động đốt sống cổ đúng lúc để không mắc các bệnh về đốt sống cổ

Thay đổi góc nhìn sau một khoảng thời gian làm việc:

Việc tập trung nhìn vào các vật trong thời gian dài ở cự ly gần, nhất là khi cúi đầu không chỉ khiến chúng ta bị mỏi thị lực mà còn ảnh hưởng lớn tới cột sống lưng và cột sống cổ. Do đó, sau một khoảng thời gian ngồi làm việc lâu, bạn nên thay đổi góc nhìn và tư thế, ví dụ như nhìn vào đồ vật khác hoặc quang cảnh xung quanh tầm một vài phút để đôi mắt và cột sống được nghỉ ngơi, thư giãn.

Chú ý đến thói quen khi nằm ngủ:

Không nên kê gối nằm quá cao, quá thấp hoặc quá cứng. Đối với những người hay nằm nghiêng thì nên kê gối cao tới ngang vai. Ngoài ra, bận không nên vừa nằm vừa đọc sách và tránh gió lạnh thổi trực tiếp vào cổ và đầu.

Tránh hoạt động gắng sức hoặc thay đổi tư thế đột ngột:

Lao động nặng nhọc thường xuyên hoặc mang vác đồ vật nặng đột ngột sẽ ảnh hưởng rất lớn tới xương cột sống và cả cơ xương ở các bộ phận khác. Đồng thời mỗi khi bưng bê, mang vác đồ vật cần lưu ý tới tư thế, biết cách tán lực phù hợp để vùng xương cột sống không bị đè nặng trong thời gian dài.

Tập thể dục thể thao với cường độ hợp lý:

Ngoài các bài tập vùng cổ như đã nêu, bạn nên rèn luyện toàn bộ cơ thể bằng các bài tập và bộ môn thể thao để giúp xương cốt được linh hoạt và tăng độ dẻo dai. Một số các môn thể thao tốt cho sự phát triển của xương đó là: cầu lông, bơi lội, thể dục nhịp điệu, yoga,... Nên có một kế hoạch luyện tập điều độ, cường độ tập phù hợp không nên tập gắng sức quá.

Lựa chọn môn thể thao phù hợp để tăng sức bền cho các đốt cột sống

Lựa chọn môn thể thao phù hợp để tăng sức bền cho các đốt cột sống

Chế độ dinh dưỡng cân đối, đầy đủ, khoa học:

Cách tốt nhất để giúp hệ xương, đặc biệt là xương cột sống luôn khỏe mạnh đó là bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có trong thức ăn hàng ngày. Bạn nên tăng cường ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, canxi, khoáng chất,... cho trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau củ quả,... và hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, chất béo để tránh tình trạng thừa cân béo phì. Một thân hình quá khổ cũng vô tình đè nặng lên cấu trúc xương và không tốt cho sức khỏe của bạn.

Như vậy chúng ta đã tìm ra con người có bao nhiêu đốt cột sống và tầm quan trọng của xương đối với cơ thể. Để chức năng vận động và chất lượng cuộc sống luôn được đảm bảo, mỗi người cần biết bảo vệ và chăm sóc xương đúng cách, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao giúp xương luôn chắc khoẻ và được kéo dài tuổi thọ.

Từ khóa » Chức Năng Của Xương Cột Sống