Con Rết Ăn Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Trị Rết Cắn Hiệu Quả

Nhắc đến con rết, chắc hẳn  nó là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em phụ nữ bởi hình dạng kỳ dị và đáng sợ. Chúng là loài động vật khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt là các khu vực vùng nông thôn và trung du miền núi. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về loài động vật này nhé. 

Nội dung bài viết

  • I. Tìm hiểu chung về con rết
    • 1. Đặc điểm về ngoại hình
    • 2. Con rết thường sống ở đâu?
    • 3. Con rết ăn gì?
    • 4. Tập tính, đặc điểm sinh sản của loài rết
  • II. Con rết có độc không? Bị rết cắn có sao không?
  • III. Cách chữa trị rết cắn hiệu quả
  • IV. Cách đuổi rết ra khỏi nhà hiệu quả
  • V. Kỹ thuật nuôi rết đem lại giá trị kinh tế cao
  • VI. Hướng dẫn cách ngâm rượu rết hiệu quả
  • VII. Rết giống, rết chúa bao nhiêu tiền 1kg? Mua ở đâu?
  • VIII. Mơ thấy con rết là điềm gì? Nên đánh số mấy?

I. Tìm hiểu chung về con rết

Dướ đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chung về đặc điểm hình dáng, nơi sống, tập tính,… của loài rết để có thể hiểu rõ hơn về chúng.

con rết

1. Đặc điểm về ngoại hình

Rết (Tên tiếng Anh: Centipede) là loài thân đốt, thuộc ngành chân khớp, được tìm thấy hầu hết mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm như châu Á, Nam Mỹ.

Cơ thể rết thon dài, 2 màu phổ biến của loài này là nâu đỏ và nâu đen. Mỗi 1 đốt của rết có 1 đôi chân dài, có loài có thể có đến gần 300 đôi chân, đốt cuối cùng 2 chân biến thành như hai đuôi rõ rệt.

rết

Rết là loài thân đốt, chúng có rất nhiều chân

Chúng có phần đầu dẹt và một đôi râu ở phía trước. Trước miệng có một cặp kìm sắc nhọn, mang ngòi độc để chích vào con mồi hoặc kẻ thù khi bị đe dọa. 

Rết là loài động vật có nhiều mắt đơn ở phần đầu, nhưng chúng chỉ phân biệt được sáng tối mà không có thị giác thật như các loài động vật chân khớp khác.

Đặc biệt, cơ quan “thính giác” của chúng nằm ở gốc râu, giúp chúng duy trì chức năng cảm giác dễ dàng hơn. 

Kích thước trung bình của chúng thường từ 10 – 20cm, thậm chí có loài rết khổng lồ được tìm thấy với chiều dài tới 42cm.

❌❌❌ XEM THÊM: Kỹ thuật nuôi giun quế bằng Lục Bình

2. Con rết thường sống ở đâu?

Rết là loài chân khớp không có lớp cutin bao bọc ở phần vỏ khiến cơ thể chúng bị mất nước rất nhiều, vì vậy, loài này thường ưa thích sống ở những khu vực ẩm, mát mẻ như ở các khu rừng nhiệt đới ẩm.

Đặc biệt, chúng còn được tìm thầy khá nhiều ở các khu vực nông thôn, trong gia đình, dưới gầm giường, gầm tủ quần áo,..

rết cắn

Rết thường sống ở những nơi ẩm ướt, rừng nhiệt đới

3. Con rết ăn gì?

Rết là loài ăn thịt, bao gồm các loài động vật như thằn lằn, tắc kè, động vật gặm nhấm,… Thậm chí có loài ăn cả những loài rết nhỏ hơn.

4. Tập tính, đặc điểm sinh sản của loài rết

Rết có một số tập tính khác lạ so với nhiều loài chân khớp khác. Bao gồm:

  • Tập tính lột xác: Rết luôn lột xác và tiến hóa chứ không ở một thời điểm nhất định như các loài khác.
  • Ngủ đông: Ở những khu vực ôn đới, rết thường ngủ đông bằng cách vùi vào những vùng lá khô và nổi lên mặt đất khi xuân đến.

Đặc điểm sinh sản của loài rết:

rết sinh sản

Rết là loài động vật sinh sản đơn tính, đẻ trứng. Nghĩa là chúng không có xảy ra sự giao phối giữa cá thể đực và cá thể cái.

Sau khi con cái đẻ trứng (khoảng 60 – 80 quả), trứng rết sẹo được rết mẹ bảo vệ đến khi rết con lột xác lần đầu. Loài động vật này phát triển trực tiếp – không có giai đoạn ấu trùng.

??? XEM TIẾP: Con Gián Đất

II. Con rết có độc không? Bị rết cắn có sao không?

Rết là loài khá quen thuộc đối với mỗi người chúng ta, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, miền núi. Có rất nhiều người phân vân rằng loài động vật này có độc hay không?

Câu trả lời là . Chúng có độc và nhiều loài còn có chất độc gây nguy hiểm tính mạng con người.

Vậy nếu bị rết cắn phải có làm sao không?

bị rết cắn

Rết cắn thường rất nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng

Với vết cắn nông, chúng gây các vấn đề như ngứa ngáy, sưng tấy, đau nhức. Còn nếu trường hợp bị rết lớn tấn công sẽ gây ra các hiện trạng như đau nhức, chóng mặt, ù tai, nôn mửa và kèm theo co giật, dẫn đến sốt cao, đổ mồ hôi lạnh,…

Lúc này cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến ngay bệnh viện gần nhất. 

??? TÌM HIỂU THÊM: Bọ xít muỗi hại ổi

III. Cách chữa trị rết cắn hiệu quả

Nếu gặp phải các trường hợp bị rết cắn, cần bình tĩnh và tiến hành xử lý, sơ cứu kịp thời. 

  • Với những trường hợp nhẹ, bạn cần vệ sinh vết cắn bằng xà phòng, sau đó bôi một ít dầu gió lên vết thương để giảm sưng hiệu quả.
  • Đối với những nạn nhân bị nặng, sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc, ù tai, nôn mửa. Bạn nên dùng vải hoặc dây garo buộc bên trên vết thương để hạn chế chất độc truyền về tim. Sau đó đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế!

cách chữa rết cắn

Lưu ý: Không xoa bóp xung quanh vết cắn, tránh làm chất độc phát tán nhanh hơn.

Ngoài ra, trong dân gian cũng có rất nhiều biện pháp điều trị khi bị rết đốt rất hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số phương pháp như sau:

  • Dùng một ít rau sam, rửa sạch, giã nát và đắp vào vết thương. Rau sam có tính hàn, mát khi đắp vào có công hiệu là dịu vết cắn, giảm đau, giảm sưng hiệu quả.
  • Dùng một số loại lá cây có tính mát như: lá bạc hà, lá húng chanh, lá ớt,.. giã và đắp vào vết cắn sẽ nhanh chóng giúp bạn giảm đau, dễ chịu hơn. 
  • Ngoài ra, bạn có thể đắp tỏi giã nát lên vết cắn để giảm đau

??? CHIA SẺ: Cách nuôi bọ cạp

IV. Cách đuổi rết ra khỏi nhà hiệu quả

Rết thường ưa thích sống ở những khu vực ẩm thấp, vì vậy để ngăn ngừa ban nên:

cách đuổi rết

Rất nhiều gia đình bị rết “khủng” bò vào nhà

  • Bạn có thể đốt các loại hương liệu như sả, oải hương, cây bạc hà,.. xông nhà, nhất là tại các khu vực ẩm để đuổi rết, chúng rất sợ mùi của những loài cây này.
  • Tiến hành trồng các loại cây đuổi côn trùng như cây bạc hà, sả, oải hương,..

⚠️⚠️⚠️ XEM TIẾP: Các loài bọ rùa có ích

V. Kỹ thuật nuôi rết đem lại giá trị kinh tế cao

Theo kinh nghiệm Đông y cho biết, rết được sử dụng như là một bài thuốc quý, có công dụng lớn trong việc điều trị các bệnh về mủ nhọt, phong thấp, đau nhức,.. Hoặc cũng có những hộ nuôi rết để làm cảnh.

Chính vì vậy, mà hiện nay, có rất nhiều cơ sở, hộ gia đình nuôi rết để làm giàu, phát triển kinh tế. Một số kỹ thuật nuôi cần chú ý để đem lại giá trị kinh tế cao như sau:

  • Dụng cụ nuôi: Thùng nhựa, chậu, hồ xây,..

cách nuôi rết làm giàu

Hồ nuôi rết thường được xây dựng với diện tích 8m2, tùy vào số lượng cá thể và mục đích sử dụng. Trong đó, với mục đích lấy giống chúng thường được nuôi từ 20 – 30 con trên một hồ.

  • Địa điểm: Hồ nuôi cần được xây dựng ở những khu vực khô ráo, ngoài trời, không cần mái che, không cần láng nền, mát mẻ để chúng dễ thích nghi, cho một ít gạch ngói, ván mục vào trong hồ để tạo không gian bán hoang dã cho chúng hoạt động.
  • Thức ăn: Cá, ốc, ếch, nhái, côn trùng các loại, đặc biệt là dế mèn, sâu,.. Bổ sung nước sạch với lượng vừa phải để giữ ẩm cho chúng sinh trưởng, phát triển tốt hơn. 

❌❌❌ THAM KHẢO: Con tắc kè là số mấy

VI. Hướng dẫn cách ngâm rượu rết hiệu quả

Rết có có vị cay, tính nhiệt, có độc chủ trị các chứng đau mỏi xương khớp, kinh phong, rắn độc cắn, mụn nhọt đau nhức,.. Chính vì vậy mà nó được sử dụng ngâm rượu rất nhiều.

cách ngâm rượu rết

Rượu rết giúp xoa bóp, điều trị các bệnh xương khớp hiệu quả

Quy trình ngâm rượu rết hiệu quả và an toàn bao gồm:

– Chọn rết: Chọn rết nuôi ở môi trường hoang dã, to, dài khoảng 7 – 15cm, có nhiều chân, lưng đen, chân bụng đỏ vàng.

– Quy trình ngâm

+ Trước hết bạn cần làm sạch rết bằng cách cho chúng vào nước sôi khoảng 70 – 80 độ C, sau đó vớt ra, để ráo.

+ Dùng bình thủy tinh, cho rết vào rồi đổ ngập rượu trắng, nguyên chất với nồng độ 40 – 45 độ.

+ Thời gian: 2 – 4 tháng 

??? ĐỌC TIẾP: Con Chuồn chuồn ăn gì

VII. Rết giống, rết chúa bao nhiêu tiền 1kg? Mua ở đâu?

Hiện nay, trên thị trường bày bán rất nhiều loại rết với các mức giá khác nhau. Rết thường được bán theo hai mục đích là thương phẩm và bán giống.

Trong đó, đối với rết dùng làm thương phẩm ở những cơ sở chất lượng sẽ có giá từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng/kg rết chúa. Rết giống là từ 15.000 – 20.000 đồng/con.

mua rết giống TPHCM

Để có thể mua được rết chất lượng, đảm bảo hiệu quả khi sử dụng, bạn nên tìm và mua tại các cơ sở, trại giống côn trùng uy tín, được nhiều người tin dùng.

VIII. Mơ thấy con rết là điềm gì? Nên đánh số mấy?

Trong thế giới tâm linh, rết đại diện cho sự phản bội, sự xấu xa, nguy hiểm. Nằm mơ thấy rết thể hiện điềm khôn glành, những rắc rối có thể xảy ra trong cuộc sống của bạn như: Tai nạn, mâu thuẫn trong gia đình, xui xẻo trong công việc lẫn tình cảm, bạn bè phản bội, vợ/chồng ngoại tình,…

mơ thấy rết đánh số mấy

Mơ thấy rết thường là điềm xấu

Khi mơ thấy rết thì nên đánh con số đề bao nhiêu?

Theo kinh nghiệm của các cao thủ chơi lô đề  cho biết rằng, nằm mơ thấy con rết, bạn nên đánh đề con số 94. 

Như vậy, với những thông tin trên hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về con rết và các đặc điểm của chúng.

4.3/5 - (3 votes)

Từ khóa » Cách Nuôi Rết Cảnh