Cơn Thiếu Máu Não Thoáng Qua: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
1. Cơn thiếu máu não thoáng qua có giống với đột quỵ không?
Nhiều người nhầm lẫn thiếu máu não thoáng qua là tình trạng đột quỵ não cấp độ nhẹ hơn, tuy giống nhau về triệu chứng nhưng thiếu máu não thoáng qua thường tiên lượng tốt hơn, chưa gây tổn thương não không thể phục hồi. Tuy nhiên nếu tình trạng thiếu máu não thoáng qua xảy ra nhiều lần, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao.
Cơn thiếu máu não thoáng qua thường kéo dài khoảng vài phút
Khi động mạch não bị bít tắc nhưng có thể tự lưu thông lại gọi là thiếu máu não thoáng qua. Đột quỵ là tình trạng động mạch bít tắc song không thể tái thông hoặc bít tắc nghiêm trọng trong thời gian dài khiến tế bào não chết không thể phục hồi.
Cơn thiếu máu não thoáng qua thường gặp hơn ở những người cao tuổi song cũng có không ít người trẻ gặp phải. Hầu hết các trường hợp triệu chứng sẽ biến mất dưới 10 phút, chỉ khoảng 10% người bệnh bị triệu chứng kéo dài hơn.
Biểu hiện của của tình trạng này khá dễ nhận biết như:
-
Suy giảm thị lực, mắt không nhìn rõ hoặc tối sầm, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt.
-
Tê bì tay chân, lưỡi, cằm, mặt, chân tay ở một nửa bên người hoặc cả hai.
-
Hoa mắt, chóng mặt, gặp khó khăn trong nói chuyện.
Thiếu máu não thoáng qua khiến người bệnh choáng váng, không kiểm soát được hành động
Có thể thấy biểu hiện của cơn thiếu máu não thoáng qua và đột quỵ tương đối giống nhau, song mức độ nguy hiểm lại hoàn toàn khác nhau. Vì thế việc nhận biết một người bị đột quỵ hay chỉ là thiếu máu não thoáng qua rất quan trọng, tránh trường hợp nguy hiểm không được can thiệp y tế sớm gây biến chứng nặng.
Khác với cơ thiếu máu thoáng qua, người bệnh đột quỵ có thể tử vong nhanh chóng hoặc dễ gặp biến chứng liệt nửa người, giảm khả năng vận động,… Trong khi đó khi cơn thiếu máu não thoáng qua qua đi, bệnh nhân gần như không bị biến chứng gì.
2. Nguyên nhân và đối tượng dễ mắc cơn thiếu máu não thoáng qua
Nguyên nhân trực tiếp khiến bạn bị thiếu máu não thoáng qua là tình trạng cục máu đông di chuyển, tắc trong động mạch lên não. Vì thế mà chặn hoàn toàn hoặc phần dòng chảy của máu. Sau một thời gian, cục máu đông bị phá hủy hoặc di chuyển đi xa nơi khác theo dòng máu, máu được lưu thông trở lại và vì thế triệu chứng bệnh cũng dần biến mất.
Như vậy, những đối tượng sau dễ bị hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu cũng dễ bị cơn thiếu máu thoáng qua hơn:
-
Người bị huyết áp cao.
-
Người thừa cân.
-
Người bị mỡ máu cao.
-
Những người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch,...
Đột quỵ, cơn thiếu máu thoáng qua có tỷ lệ mắc cao ở những người bị bệnh lý tim mạch, tiểu đường
Bên cạnh đó, nguy cơ mắc tình trạng này cũng phụ thuộc vào các yếu tố như:
Tuổi tác
Tuổi tác ảnh hưởng rất lớn đến độ dẻo dai của mạch máu cũng như sức khỏe của tim mạch và hệ tuần hoàn. Thực tế cơn thiếu máu não thoáng qua thường gặp hơn ở người cao tuổi, độ tuổi từ 55 trở lên. Tuy nhiên có không ít người trẻ bị thiếu máu não, thường là người béo phì, mỡ máu cao hoặc mắc bệnh mạn tính.
Tiền sử bệnh
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, bệnh lý tim mạch nói chung và cơn thiếu máu não thoáng qua nói riêng liên quan đến yếu tố gia đình. Nghĩa là nếu trong gia đình bạn có một thành viên từng bị cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ thì nguy cơ mắc bệnh của bạn và các thành viên khác cũng cao hơn.
Giới tính
Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới, tuy nhiên tỷ lệ tử vong do đột quỵ và biến chứng khác của cơn thiếu máu não thoáng qua ở nữ lại cao hơn.
Từng bị cơn thiếu máu não thoáng qua
Những bệnh nhân đã từng bị cơn thiếu máu não thoáng qua trước đó, có thể gần hoặc xa thì nguy cơ tái phát cũng cao hơn gấp 10 lần người bình thường.
Bệnh hình cầu hình liềm là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp đột quỵ
Bệnh hồng cầu hình liềm
Bệnh lý rối loạn di truyền này là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua. Nếu xác định người bệnh mắc bệnh hồng cầu hình liềm, cần điều trị và theo dõi thường xuyên hơn vì nguy cơ biến chứng rất cao.
3. Bị thiếu máu não thoáng qua, cần làm gì để tránh nguy cơ tái phát?
Nhiều người bệnh chủ quan cho rằng những triệu chứng này khi biến mất hoàn toàn nghĩa là không còn nguy hiểm nữa. Tuy nhiên cơn thiếu máu não thoáng qua cho thấy, trong mạch máu của bạn đang tồn tại hoặc sẽ hình thành nhiều cục máu đông với kích thước lớn hơn chặn dòng máu chảy. Nguy cơ tái phát và biến chứng nặng cũng cao hơn, vì thế đầu tiên cần theo dõi, tới cơ sở y tế thăm khám, chẩn đoán.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán, đánh giá mức độ nguy hiểm của người bệnh dựa trên tiền sử bệnh, thông tin khám sức khỏe cũng như thói quen sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi hàng ngày. Để chẩn đoán dấu hiệu bất thường ở não, chẩn đoán hình ảnh bằng CT hoặc MRI là cần thiết. Ngoài ra, xét nghiệm máu, đo điện tâm đồ,… giúp tìm kiếm cục máu đông có nguy cơ di chuyển lên não để kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn.
Điều trị thiếu máu não thoáng qua hiện nay chủ yếu là can thiệp kiểm soát nguyên nhân, ngăn ngừa tái phát cũng như đột quỵ, biến chứng có thể xảy ra. Những bệnh nhân bị cao huyết áp, cholesterol trong máu cao, tiểu đường, lối sống không lành mạnh,… cần điều trị và cải thiện. Những trường hợp cần thiết, sử dụng aspirin và thuốc làm loãng máu sẽ giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
Điều trị thiếu máu não thoáng qua như thế nào cần được sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ
Nếu mạch máu bị chặn trên 70%, bác sĩ có thể phải thực hiện phẫu thuật mở mạch máu và loại bỏ huyết khối.
Cơn thiếu máu não thoáng qua có thể là dấu hiệu cảnh báo những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, cướp đi sức khỏe và tính mạng của bạn. Vì thế không nên chủ quan mà cần theo dõi, thăm khám y tế sớm nhất để kiểm tra tìm nguyên nhân, khắc phục bệnh.
Từ khóa » Tia Là Bệnh Gì
-
Cơn Thiếu Máu Não Cục Bộ Thoáng Qua (TIA) - Rối Loạn Thần Kinh
-
Cơn Thiếu Máu Não Thoáng Qua (TIA) Là Gì? - Hello Bacsi
-
Cơn Thiếu Máu Não Thoáng Qua | Vinmec
-
CƠN THIẾU MÁU NÃO THOÁNG QUA (Transient Ischemic Attack
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Cơn Thiếu Máu Não Thoáng Qua điển Hình Nhất
-
Thiếu Máu Não Thoáng Qua Có Nguy Hiểm Không?
-
[PDF] CƠN THIẾU MÁU NÃO THOÁNG QUA - HỘI ĐỘT QUỴ VIỆT NAM
-
Dấu Hiệu Của Bệnh Đột Quỵ (Tai Biến… | Stroke Foundation - Australia
-
Cơn Thiếu Máu Não Cục Bộ Thoáng Qua - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Đột Quỵ: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và Cách Phòng Ngừa
-
Hiểu Về Thiếu Máu Não Thoáng Qua (TIA) Và Cách điều Trị
-
Cơn Thiếu Máu Não Thoáng Qua (TIA) Và Bảo Hiểm Y Tế Cấp Cứu
-
Cơn Thiếu Máu Não Thoáng Qua (TIA)
-
Bệnh Động Mạch Cảnh, Đột Qụy & Thiếu Máu Não Thoáng Qua (TIAs)