Con Thuồng Luồng Là Con Gì? Chúng Có Thật Không - Chanh Tươi
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn bạn đã nghe rất nhiều về một con vật gọi là con thuồng luồng rồi phải không! Thế nhưng bạn đã biết con thuồng luồng là con gì chưa nào! Hãy cùng theo chân bài viết này để tìm hiểu về loài sinh vật truyền thuyết này qua lời kể dân gian và bằng chứng khoa học nhé.
Con thuồng luồng là con gì?
Con thuồng luồng được biết đến là là tên gọi trong dân gian để chỉ một loài thủy quái - một loài quái vật dữ tợn, có sức mạnh, sống ở dưới nước thuộc lớp bò sát với thân mình dài, có chân và vảy. Loài động vật này có kích cỡ khổng lồ, có thể nuốt chửng bất cứ con vật nào - kể cả con người.
Con thuồng luồng tên tiếng Anh là “Water Monster” và tiếng Hán gọi là “Giao Long”
Loài thủy quái này được đồn thổi là có sức mạnh kinh thiên động địa, với hình dáng được người xưa miêu tả giống con rắn với cái đầu giống rồng nhưng lại không phải rồng.
Nó thường ẩn náu tại các vùng nước lớn và sâu, sẵn sàng tấn công bất cứ ngư dân hay thuyền bè nào đi vào lãnh hải của chúng. Trong các câu chuyện dân gian thì chúng thường được tôn thờ gọi là vua thủy tề hay các thế lực đại diện cho thần linh.
Sự tồn tại của con thuồng luồng vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Có rất nhiều truyền thuyết về con thuồng luồng được lưu truyền từ xa xưa đến nay. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho sự tồn tại của loài sinh vật này.
Một số giả thuyết về con thuồng luồng bao gồm:
- Thằn lưỡi dài khổng lồ: Đây là giả thuyết phổ biến nhất, cho rằng con thuồng luồng có thể là một loài thằn lưỡi dài khổng lồ đã tuyệt chủng.
- Cá sấu khổng lồ: Một số người cho rằng con thuồng luồng có thể là một loài cá sấu khổng lồ thời tiền sử.
- Rùa mai mềm: Một số người khác lại cho rằng con thuồng luồng có thể là một loài rùa mai mềm khổng lồ.
- Sinh vật tưởng tượng: Cũng có ý kiến cho rằng con thuồng luồng chỉ là sinh vật tưởng tượng được lai ghép và thần thoại hóa từ đặc điểm của những sinh vật có thật.
Hiện nay, con thuồng luồng vẫn là một bí ẩn thu hút sự quan tâm của nhiều người. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi về sự tồn tại của loài sinh vật huyền bí này.
Con thuồng luồng có thật không?
Nếu như bạn cảm thấy sợ hãi vì không biết con thuồng luồng là con gì và nó có thật hay không thì con thuồng luồng có sức mạnh vô song và siêu nhiên đến thế nhưng chỉ là sinh vật tồn tại trong truyền thuyết và nó không có thật nhé!
Những câu chuyện về con thuồng luồng cũng vô cùng nổi tiếng trong dân gian thời xưa, điển hình như là câu chuyện trong Đại Việt Sử Ký toàn thư.
Câu chuyện này nằm ở phần Ngoại kỷ có viết như sau: "Vua các đời đều gọi là Hùng Vương. Bấy giờ dân ở rừng núi thấy ở sông ngòi khe suối đều có tôm cá, nên rủ nhau đi bắt cá để ăn, thường bị thuồng luồng làm hại, đến thưa với vua.
Vua nói: “Người man ở núi khác với các loài thủy tộc; các thủy tộc ấy ưa cùng loài mà ghét khác loài, cho nên mới bị chúng làm hại. Rồi vua bảo mọi người lấy mực vẽ hình thủy quái ở mình. Từ đấy thuồng luồng trông thấy không cắn hại nữa." (Theo bienniensu.com).
Và còn vô vàn những câu chuyện thần thoại về loài sinh vật truyền thuyết với sức mạnh vô song kinh khủng khiếp này được lưu truyền trong dân gian.
Cho đến tận ngày hôm nay thì con thuồng luồng vẫn còn là con vật tượng trưng cho loài quái vật có sức mạnh siêu nhiên trong các truyện thần thoại dân gian và trở thành linh vật được tôn thờ ở một số dân tộc.
Tín ngưỡng thờ Thuồng Luồng của Dân Tộc Thái ở VN
Vì là nhân vật trong truyền thuyết với sức mạnh vô song và thường đại diện cho thần linh nên con thuồng luồng cũng được xem như là một linh vật và được thờ cúng tại một số dân tộc tại Việt Nam.
Nổi bật là dân tộc người Tày, người Nùng, các nhóm người dân tộc nói tiếng Thái hay còn gọi là dân tộc Thái nói chung tại Việt Nam, họ thờ con thuồng luồng và xem thuồng luồng là một thế lực thần linh siêu nhiên, là hiện thân của Long Vương và là chủ quản của một vùng nước.
Với những câu chuyện đáng sợ được lưu truyền trong dân gian rằng thuồng luồng có thể dễ dàng nuốt trọn những thuyền bè bất cẩn qua lại trên những vùng nước ẩn náu của thuồng luồng nên những người dân tôn thuồng luồng thành thần linh và thường được thờ ở những ngôi miếu ven sông.
Vì những chuyện siêu nhiên được lưu truyền nên người Tày, Nùng tôn thuồng luồng rằng có thể cầu mưa được thay cho rồng, điển hình là câu chuyện sau đây:
“Các cụ kể lại rằng những năm trước đây, khi đình Tùng Tày mở hội thường có một đôi rắn có mào (thuồng luồng) xuất hiện và trường xung quanh tất cả các mâm lễ rồi biến mất. Cứ mỗi lần mở hội thì 3 ngày sau sẽ có mưa.
Đặc biệt, khi hạn hán quá nặng, dân bản sẽ đem lễ vật ra đình để cầu xin thành hoàng và thần thuồng luồng ban mưa rồi gõ trống 3 hồi. Ngay sau lúc đó, trời sẽ đổ mưa và chỉ mưa duy nhất khu vực Tùng Tày.” (Theo vannghethainguyen.vn).
Chính vì thế nên các tục thờ phụng thuồng luồng bắt đầu xuất hiện và còn được lưu giữ cho đến ngày hôm nay.
Thuồng Luồng xuất hiện trong lịch sử Việt Nam
Ngoài câu chuyện về thuồng luồng được ghi lại trong Đại Việt Sử Ký toàn thư đã nói ở trên thì vẫn còn nhiều câu chuyện thần thoại về con thuồng luồng khác được lưu truyền trong dân gian như là một nét đẹp trong lịch sử huyền huyễn của dân tộc.
Sau đây là trích dẫn những câu chuyện được các trang báo về kiến thức lịch sử đăng tải về truyền thuyết con thuồng luồng, xin mạn phép được đề cập trong bài viết này và sẽ được trích dẫn trong ngoặc kép.
Câu chuyện về “Thuồng luồng đầu thai làm hoàng tử nhà Lý”:
“Theo lời kể từ một số thần phả, nàng Nguyễn Thị Hạo là con của một cặp vợ chồng ở đất Bồng Lai (Đan Phượng, Hà Nội ngày nay), đến tuổi trăng tròn có sắc đẹp chim sa cá lặn.
Một hôm, Vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) ra ngoại thành du ngoạn, nàng Hạo khí đó 19 tuổi cũng cùng dân chúng đứng bên đường đón vua.
Lý Thánh Tông nhìn thấy cô gái xinh đẹp bỗng nảy sinh cảm tình, liền sai quan đến thăm hỏi và rước bà về cung. Nhà vua không có gì phải phàn nàn về Nguyễn Thị Hạo, trừ việc ở bên vua 4 năm mà nàng vẫn không có con.
Một ngày nóng bức, nàng Hạo cùng các thị nữ ra tắm ở hồ Tây. Bỗng trời đất tối sầm, nước hồ cuộn sóng, và một con thuồng luồng dài hơn 10 thước xuất hiện, ôm quấn lấy bà và phun rớt rãi đầy người, có mùi thơm.
Ngay sau đó giông tan, con thuồng luồng cũng biến mất. Nàng nói hết sự thật với vua khi trở về cung.
Đêm đó, vua mơ thấy một người từ trên trời xuống nói rằng ba năm sau sẽ có giặc đến xâm lấn, Hoàng đế đã sai thủy thần ra đời, đầu thai vào làm con nhà vua, để sau này dẹp giặc cứu nước.
Từ đó, nàng Hạo có mang và sau 13 tháng thì sinh một người con trai thân hình to lớn, sau lưng có 28 vết hằn trông như vẩy rồng… Cậu bé được đặt tên là Hoàng Lang.
Một thời gian sau đó, giặc Vĩnh Trinh nổi lên làm loạn ở vùng núi phía Bắc. Khi nghe tin, Hoàng Lang bỗng nhiên ngồi dậy, cất tiếng gọi mẹ và đòi được cấp voi và cờ để đi đánh giặc.
Khi mọi thứ được vua cho mang đến đủ cùng 5.000 binh sĩ, Hoàng Lang liền nghiêng mình lắc mạnh, hóa thành chàng trai vạm vỡ. Ngay sau đó chàng cưỡi voi ra trận và đánh tan quân giặc.
Mấy tháng sau chiến thắng, vua có ý định nhường ngôi cho Hoàng Lang nhưng chàng từ chối. Sau đó ít lâu, Hoàng Lang xin vua cho trở về thủy quốc, vốn là nơi bản quán của mình.
Sau khi làm lễ bên hồ Tây, chàng hóa thành một con thuồng luồng lớn và biến mất dưới làn nước sâu thẳm…”. (Theo KIENTHUC.NET)
Câu chuyện về “Nỗi sợ thuồng luồng và tục xăm mình của người Việt”
“Trong Đại Việt Sử ký toàn thư, bản kỷ 6, nhà Trần (1294-1329), có ghi:
"Thượng hoàng có lần ngự cung Trùng Quang, vua đến chầu, quốc công Quốc Tuấn đi theo. Thượng hoàng nói:
"Nhà ta vốn là người hạ lưu (thủy tổ người Hiền Khánh), đời đời chuộng dũng cảm, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề võ, nên xăm rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc".
...Quốc phụ có xăm hình rồng ở đùi, mà về sau nối ngôi không xăm ở đùi nữa là bắt đầu từ Anh Tông.
Lại hồi quốc sơ, quân sĩ đều xăm hình rồng ở bụng, ở lưng và hai bắp đùi, gọi là "thái long" (rồng hoa).Vì khách buôn người Tống thấy dân Việt ta xăm hình rồng, lỡ gặp gió bão thuyền đắm, thuồng luồng không dám phạm tới, cho nên gọi là "thái long”.” (Theo danviet.vn)
Và cũng từ đó mà tục xăm mình của người Việt xuất hiện và kéo dài đến tận 1000 năm phải đến thời vua Trần Anh Tông (1293 – 1314) mới chấm dứt. Triều Trần cũng là thời đại mà sức mạnh thủy quân của người Việt đạt đến đỉnh cao trong lịch sử, thật kỳ diệu phải không nào!
Mơ thấy con thuồng luồng là tốt hay xấu và đánh con bao nhiêu?
Việc mơ thấy con vật truyền thuyết linh thiêng này là điềm tốt hay điềm xấu thì cũng tùy vào bối cảnh mà bạn mơ thấy, đó có thể là điềm báo sẽ có may mắn đến với bạn hoặc cũng có thể là tai họa sẽ tới.
Thông thường theo nhiều người thì nếu bạn mơ thấy rắn biến thành thuồng luồng thì đó sẽ là điềm tốt, những điều bạn mong muốn sẽ như ý nguyện.
Và đối với những người chơi số đề thì nếu mơ thấy thuồng luồng, và tất nhiên thuồng luồng là một con quái vật nên nếu mơ thấy nó bạn có thể đánh số đề 17-30-39.
Nhưng hoàn toàn chỉ mang tính chất tham khảo cho vui chứ không không khuyến khích bạn đánh đề nhé vì đây là một hình thức cờ bạc trá hình và mang tính xui rủi rất cao, bị pháp luật nghiêm cấm.
Như vậy, qua bài viết trên thì hy vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức cho mình về những câu chuyện thần thoại về con thuồng luồng và con thuồng luồng là con gì nhé!
Từ khóa » Thuồng Luồng Trông Như Thế Nào
-
Thuồng Luồng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thuồng Luồng Là Con Gì? Thuồng Luồng Có Thật Hay Không?
-
Con Thuồng Luồng Là Con Gì, Có Thật Không? - VTC News
-
Con Thuồng Luồng Là Con Gì?
-
Thuồng Luồng Thực Chất Là Con Gì? - Dân Việt
-
Con Thuồng Luồng Là Con Gì? Và Thuồng Luồng Có Thật Không?
-
Thuồng Luồng Là Con Gì? Thuồng Luồng Có Thật Hay Không? - GiaiNgo
-
Thuồng Luồng Là Con Gì? | Góc Tò Mò Giải Đáp
-
Thuồng Luồng Loài Thủy Quái Có Thể Giết được Cả Rồng - YouTube
-
Thuồng Luồng "quái Vật" đáng Sợ Nhất Dân Gian Việt Nam Thực Chất ...
-
Thuồng Luồng Là Con Gì? Con Thuồng Luồng Có Tồn Tại Thật Không?
-
Thuồng Luồng Là Con Gì? Con Thuồng Luồng Có Thật Không?
-
Thuồng Luồng Trong Thần Thoại Dân Gian Việt Nam Thực Chất Là Con Gì?