Con Thuồng Luồng Là Con Gì? Có Thật Không? Chuyện Kể Về Thuồng ...
Có thể bạn quan tâm
Thời thơ ấu chắc hẳn có không ít người từng được nghe những câu chuyện cổ tích, chuyện thần thoại từ các bà, các mẹ và con thuồng luồng là cái tên không còn xa lạ khiến mọi đứa trẻ đều khiếp đảm dù chưa một lần nhìn thấy.
Có thể chúng ta chỉ có thể hồi tưởng được về nó là những sinh vật khổng lồ và sở hữu sức mạnh vô biên nhưng lại chẳng biết thực chất con thuồng luồng là con gì? Liệu con thuồng luồng ngoài đời có thật không?….
Cùng mayruaxegiadinh.com.vn tìm hiểu sự tích con thuồng luồng thông qua những câu chuyện kể về thuồng luồng và hình ảnh của nó như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
- 1 Con thuồng luồng là con gì?
- 2 Con thuồng luồng có thật không?
- 2.1 Cá sấu
- 2.2 Rùa mai mềm
- 2.3 Rắn khổng lồ
- 3 Tìm hiểu sự tích con thuồng luồng
- 3.1 Sự tích thuồng luồng gắn với phong tục xăm mình ở Việt Nam
- 3.2 Sự tích con thuồng luồng đầu thai lên làm Hoàng tử nhà Lý
- 3.3 Sự tích con thuồng luồng gắn liền với hồ Ba Bể
- 3.4 Sự tích học trò của cụ Chu Văn An hóa thành con thuồng luồng
- 4 Hình ảnh thuồng luồng trong văn hóa người Việt Nam
- 5 Một số hình ảnh của con thuồng luồng
Con thuồng luồng là con gì?
Nhắc đến thuồng luồng như nhắc đến một nỗi ám ảnh đến tột độ cho mọi người và đặc biệt đối với trẻ em. Trong dân gian, chúng là con vật được các bà, các mẹ hay lựa chọn để hù dọa lũ trẻ khi mà chúng hư và không nghe lời.
Bởi vậy mà những câu hù dọa đáng sợ về thuồng luồng được lưu truyền lâu đời trong dân gian như bà hù cháu đi chơi về muộn thì sẽ bị con thuồng luồng rình bắt rồi ăn thịt, không học bài cũng sẽ bị thuồng luồng tới bắt cóc hay khóc nhè, không ăn cơm cũng bị thuồng luồng tới bắt đi,….
Những đứa trẻ thì vốn rất ngây thơ vì thế khi nghe những câu hù dọa như thế này thường tin răm rắp. Chúng sợ hãi và hoàn toàn nghe theo bố mẹ, ông bà, những người lớn tuổi.
Theo tên Hán Việt thì thuồng luồng là Giao Long và trong nhân gian tên này thường dùng để chỉ một loài thủy quái sở hữu hình dạng con tròng trong huyền thoại Á Đông. Vốn là một loài sinh vật chỉ có trong truyền thuyết nên chúng chỉ được mường tượng lại và mô phỏng theo những suy đoán của con người. Tuy nhiên, việc liệu chúng có tồn tại thật hay không thì vẫn còn chưa xác thực được.
Con thuồng luồng có thật không?
Cho đến nay thì con thuồng luồng có thật hay không vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải. Đơn giản vì thuồng luồng vốn được sinh ra từ truyện dân gian hay truyền thueets nên vẫn chẳng ai là người biết rõ được về sự tồn tại của loài vật này.
Tuy nhiên, cũng giống như rồng hay hà bá thì có lẽ thuồng luồng cũng giống chúng và đều là sản phẩm xuất phát từ trí tưởng tượng của người xưa rồi được con người thần hóa lên để trông chúng là những loài sinh vật đáng sợ hơn.
Tùy từng thời kỳ lịch sử cũng như văn hóa địa phương mà có những hình dung về các con vật sở hữu những đặc điểm khác nhau. Dưới đây là một số con vật được xem khá giống với thuồng luồng để bạn có thể hình dung được con thuồng luồng là con gì nhé!
Cá sấu
Trong nhiều câu chuyện, hình ảnh của con thuồng luồng được miêu tả tương tư như hình dáng của con rắn nhưng chúng lại có 4 chân, có mào và đẻ trứng. Sự miêu tả này cho thấy con thuồng luồng về cơ bản có hình dáng gần giống với cá sấu khổng lồ thời cổ đại. Nó vô cùng đáng sợ và có khả năng thống trị được tất cả loài vật.
Rùa mai mềm
Thuồng luồng cũng được miêu tả giống như con giải khổng lồ. Giải chính là một loài ba ba có kích thước lớn cùng chi rùa mai mềm Rafetus với rùa Hồ Gươm hay rùa Đồng Mô là các loài sống tại các bãi sông Hồng chảy qua nhiều tỉnh.
Con giải được kể lại to như cái nong nia hay to như manh chiếu và cân nặng của chúng lên đến cả tạ và thậm chí có khi đến nửa tấn. Rùa mai mềm thừng đẻ trứng to như trứng ngỗng và mỗi khi thực hiện đẻ trứng chúng sẽ bò lên bãi cát để phơi nắng.
Rắn khổng lồ
Cũng có những người khi được hỏi con thuồng luồng là con gì thì họ cho rằng nó là một loài rắn rất lớn và giống với loài trăn anaconda nhưng con thuồng luồng thì to hơn gấp nhiều lần. Trên đầu chúng xuất hiện mào tương tự như hình ảnh của con rồng trong truyền thuyết.
Tuy nhiên, tất cả những hình dung, sự mường tượng trên về hình ảnh của con thuồng luồng là gì chỉ là những giả thuyết. Bởi trên thực tế, chẳng có ai là người biết rõ về con thuồng luồng như thế nào.
Thế nhưng sự miêu tả kỳ ảo lưu truyền trong dân gian về hình ảnh của con thuồng luồng lại càng làm cho mọi người thêm phần tò mò và muốn biết rốt cuộc con thuồng luồng là con gì?
Xem thêm: Đồng dao là gì? Top 30+bài đồng dao hay cho trẻ mầm nonTìm hiểu sự tích con thuồng luồng
Sự tích thuồng luồng gắn với phong tục xăm mình ở Việt Nam
Sự tích con thuồng luồng đó được lưu truyền từ thời vua Hùng, khi mà người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề chài lưới nhưng lại bị chọc phá thường xuyên bởi con thủy quái dưới sông. Bỗng một hôm nọ, nhà vua nói rằng người man ở phía bên núi khác với các loài thủy tộc và điều này khiến những con thủy quái này mới ưa quấy phá những kẻ khác loài với chúng.
Theo đó, nhà vua đã đưa ra cho người dân giải pháp bằng cách vẽ hình của con thuồng luổng lên mình nhằm khiến chúng nhận thấy những người dân không còn là loài khác với chúng.
Kể từ đó trở đi, những loài thủy quái này không còn quấy phá người dân chài lưới nữa. Và phong tục xăm mình được lưu giữ xuất phát từ con thuồng luồng. Phong tục này đã kéo dài suốt 1000 năm, cho tới đời vua Trần Anh Tông vào năm 1293 – 1314 thì nó mới được chấm dứt.
Sự tích con thuồng luồng đầu thai lên làm Hoàng tử nhà Lý
Tương truyền rằng từ thời vua Lê Thánh Tông trị vị từ năm 1054-1072 mà mãi vẫn chưa có lấy một mụn con. Vào một hôm nọ, Hoàng Hậu cùng với các nô tì đã ra Hồ Tây để tắm nhưng bỗng dưng ở đâu xuất hiện một con thuồng luồng xông tới quấn chặt lấy người Hoàng Hậu rồi biến mất.
Đồng thời khi đó vua Lý cũng đã được báo mộng rằng sẽ có giặc xâm chiếm nước ta vào 3 năm sau. Thủy thần dưới nước sâu thuận theo ý chỉ của trời ban lệnh đã đầu thai làm con của nhà vua để hoàn thành sứ vụ đánh giặc.
Sau đó không lâu thì vợ vua đã báo mang thai nhưng 13 thánh mới hạ sinh hoàng tử. Vừa chào đời vị hoàng tử này đã mang đặc điểm khác lạ với vết hằn trên lưng trông giống như vảy rồng. Có lẽ vì thế mà vua Lý đã đặt tên cho vị hoàng tử này là Hoàng Lang.
Đúng như giấc mộng mà nhà vua đã được báo trước, khoảng 3 năm sau đó giặc Vĩnh Trinh đã tiến đến xâm lược vùng núi phía Bắc nước ta. Vừa hay tin có giặc đến hoàng tử Hoàng Lan đã trở mình thành một nam nhi vô cùng cường tráng. Chàng xin vua cha cầm quân đi đánh giặc xâm lược nhưng khi thắng trận không thừa kế ngôi vua và được trở về thủy cung.
Sự tích con thuồng luồng gắn liền với hồ Ba Bể
Nhân gian từ xa xưa đã tuyền tai nhau rằng ở sông Hồng và ở hồ Ba Bể có một con thuồng luồng khổng lồ luôn ẩn mình. Một khi nó bò lên khỏi mặt nước thì sức mạnh của nó sẽ làm chấn động mặt bờ và chúng sẽ ăn thịt hết các con vật, trong đó có cả con người.
Con thuồng luồng được người ta truyền tai nhau này sở hữu tiếng kêu lớn vô cùng, đặc biệt tiếng của nó còn vang xa khiến cho tất cả mọi người đều phải sợ hãi, hoảng loạn và không dám bước ra khỏi nhà.
Sự tích học trò của cụ Chu Văn An hóa thành con thuồng luồng
Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa thời mà cụ Chu Văn An còn dạy học tại quê nhà, khi đó có rất nhiều học trò xin theo thầy học. Trong số tất cả học sinh đó xuất hiện một người sáng nào cũng đến thật sớm để nghe thầy giảng dạy và đặc biệt đây lại là người học rất giỏi và vô cùng thông minh.
Tuy nhiên lại không một ai biết được xuất thân của cậu từ nơi sinh ra, nhà cửa đến cha mẹ,…. Thấy làm lạ nên cụ An mới đi theo dõi cậu ấy mới biết được cậu học trò này của mình đi đến đầm Đại thì đột nhiên mất tích và khi đó thì chỉ có mình cụ mới biết rằng mình đã dạy học cho thuồng luồng. Tuy nhiên vì không làm hại ai và lại rất chăm chỉ học hành nên thầy không vạch trần và tiếp tục cho theo học mình.
Đến năm học sau, cả nước đều rơi vào cảnh lầm than, hạn hán liên miên, nơi nơi đều khô cằn nên người dân chẳng thể trồng trọt hay nuôi nâng được con gì vì thế dẫn đến sự đói khổ ở mọi nơi. Đứng trước tình cảnh khốn cùng, cụ An mới bèn mở lời để nhờ cậu học trò với tung tích bí ẩn kia.
Trước sự nhờ vả của cụ khi đó cậu học trò này ngần ngại bởi luật trời vốn rất nghiêm. Tuy nhiên cậu lại rất trọng lời thầy bất chấp việc trái ý trời bởi ý trời là không thể nào khỏi họa hủy hoại thân mình nhưng hy sinh bản thân để làm điều thuận nhân, lời thầy không thể bỏ thì cậu học trò sao dám chối từ.
Do đó, cậu đã vâng lời thầy và làm trái mệnh thiên đình nhưng giúp được nhân gian. Cậu học trò đã dặn dò thầy của mình mai sau nếu gặp chuyện gì đó thì mong thầy sắp xếp chu toàn.
Với năng lực trời ban của mình mà cậu học trò đã hô mưa gọi gió đến để giúp đỡ nhân dân. Tuy nhiên, ngay sáng hôm sau thì người dân lại tìm thấy xác của một con thuồng luồng to chết trôi nổi lên ở giữa hồ.
Khi đó, cụ Chu Văn An mới nhận ra rằng chính là học trò của mình vì đắc tội với trời nên dẫn đến kết quả như hiện tại. Lúc đó cụ Chu đã cảm thấy vô cùng ân hận và tiếc thương cho cậu học trò chăm ngoan, thông minh của mình. Bởi vậy, cụ đã cùng với người dân làm lễ mai táng long trọng cho cậu và sau đó lập một miếu thờ và hiện nay chính là miếu Linh Đàm nằm ở Hà Nội.
Xem thêm: Truyền thuyết là gì lớp 6? Phân biệt với truyện cổ tích và thần thoạiHình ảnh thuồng luồng trong văn hóa người Việt Nam
Trong văn hóa của người Việt Nam ta và đặc biệt nhất là ở các vùng dân tộc miền núi phía Bắc thì hình ảnh về con rắn hay các biến thể cùng loài như hình ảnh của con thuồng luồng, con trăn đều góp phần vào nét văn hóa đặc sắc, tín ngưỡng của người dân. Cho tới ngày nay, tín ngưỡng thờ thuồng luồng vẫn được người Thái lưu giữ.
Theo như truyền thuyết của người Thái thì họ biến thể hình ảnh con rắn như là thần rồng hay thần thuồng luồng. Và vai trò của vị thần này chính là làm chủ con sống hay một khúc sông và cũng có thể là vùng đất hay con suối bất kỳ nào đó.
Còn đối với người Tày, thuồng luồng được xem như một vị thần rất gần gũi với con người, thường xuyên chăm lo cho đời sống của nhân dân; giúp đỡ người dân trong đời sống, dẫn nước đắp đê chắn mưa và ngăn chặn lũ lụt khi có nơi cần giúp.
Con rắn trong niềm tin tín ngưỡng được cho là thuồng luồng – con vật rất linh thiêng với nhiệm vụ nắm giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người. Thông qua điều này cũng phản ánh đến tín ngưỡng thờ thần nước và cả quan niệm nguyên thủy về sự tồn tại của thế giới thuộc về nước.
Ngoài ra, họ cũng tổ chức những lễ hội dành riêng cho thần nước này là lễ hội Phài Lừa hay lễ hội Vằng Khắc ở huyện Lộc Bình. Các nghĩ lễ hay tất cả các trò chơi đều liên quan đến nước như rước nước hay đua thuyền.
Đặc biệt, cần phải nhắc tới các thử thách, chặng đua lật thuyền đến 3 lần. Nghi thức này với mục đích để tưởng nhớ đến thần thuồng luồng đã hy sinh thân mình để đẩy lùi quân xâm lược.
Một số hình ảnh của con thuồng luồng
Từ các câu chuyện dân gian, sự tích con thuồng luồng, truyền thuyết và lời kể của người xưa thì ta có thể hình dung hình ảnh của con thuồng luồng là con gì thông qua những hình vẽ mang tính mô phỏng theo tưởng tượng của con người như sau:
Hy vọng bài viết trên đây mà mayruaxegiadinh.com.vn đã vừa chia sẻ giúp bạn hiểu con thuồng luồng là con gì và liệu con thuồng luồng có thật không. Đừng quên theo dõi chúng mình để cập nhiều hơn những thông tin bổ ích bạn nhé!
Từ khóa » Cầm Tinh Con Thuồng Luồng Là Gì
-
Thuồng Luồng Là Con Gì Minh Họa Tướng Tinh Con ... - Bình Dương
-
Tướng Tinh Con Thuồng Luồng Là Gì - Hỏi Đáp
-
Con Thuồng Luồng Là Con Gì, Có Thật Không? - VTC News
-
Con Thuồng Luồng Là Con Gì?
-
Thuồng Luồng Là Con Gì? Thuồng Luồng Có Thật Hay Không?
-
Luận Số Mệnh, Tuổi Tác Qua Xương Cốt Và Ngũ Đế | Phong Thuỷ
-
Thuồng Luồng Là Con Gì? Con Thuồng Luồng Có Thật Không?
-
Thuồng Luồng - Loài Vật được Lưu Truyền Trong Dân Gian Là Con Gì?
-
Con Thuồng Luồng Là Con Gì? Và Thuồng Luồng Có Thật Không?
-
Thuồng Luồng Là Con Gì - TTMN
-
Thuồng Luồng Là Con Gì? Có Thật Trong đời Thực Không? - Legoland
-
Ý Nghĩa Tướng Tinh Con Thuồng Luồng
-
Con Thuồng Luồng Là Con Gì, Có Thật Không? - Nghĩa Là Gì.vn
-
Mệnh Lý Học – Lysoblog - Nho – Y – Lý – Số