Con Trai, Con Gái đeo Nhẫn Cưới Tay Nào Là đúng Truyền Thống?

Lễ cưới có nhiều điều cần chú ý, trong đó đeo nhẫn cưới tay nào cho đúng rất quan trọng. Tại sao phải đeo nhẫn cưới đúng cách và những điều cấm kỵ, hãy để Hải Triều tiết lộ cho bạn trong bài viết này.

Tham khảo BST nhẫn bán chạy!

Tại sao phải đeo nhẫn cưới đúng cách?

Trang sức nói chung rất đa dạng về thể loại cũng như cách đeo, miễn sao người đeo cảm thấy thoải mái và phù hợp với phong cách hay trang phục.

Tuy nhiên, đeo nhẫn cưới tay nào lại là câu hỏi mà nhiều cô gái chàng trai thắc mắc vì họ cho rằng đây là việc quan trọng không thể tùy tiện.

Lý do phải đeo nhẫn cưới tay nào cho đúng là bởi theo quan niệm của cả phương đông lẫn phương tây, mỗi ngón tay đều mang một ý nghĩa nên nếu đeo sai ngón, sẽ có nhiều điều đáng tiếc xảy ra.

Người châu Âu và La Mã tin rằng ngón áp út tay trái là nơi có mối liên kết trực tiếp với trái tim và tượng trưng cho thứ gọi là “mạch tình yêu” (nhận định này ngày nay đã bị khoa học phản bác). Do đó, người dân nơi đây đều đeo nhẫn cưới ở ngón tay này.

Tuy nhiên, người Do Thái lại cho rằng tay trái là nơi ô uế, không may mắn và không đáng tin tưởng, vì vậy luôn đeo nhẫn cưới tay phải.

Nói chung, đeo nhẫn cưới đúng cách đều bắt nguồn từ mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân, mong muốn có cuộc sống vợ chồng viên mãn, trên thuận dưới hòa.

Tại sao phải đeo nhẫn cưới đúng cách?

Tại sao phải đeo nhẫn cưới đúng cách?

Đeo nhẫn cưới tay nào là đúng truyền thống

Như đã phân tích, truyền thống đeo nhẫn cưới tay nào lại khác nhau theo từng khu vực, đất nước hay vùng lãnh thổ.

Sau đây là một vài điều nên nhớ về việc đeo nhẫn cưới tay nào là đúng tại Việt Nam.

Con trai đeo nhẫn cưới tay nào là đúng?

Ông bà ta có câu, nam tả nữ hữu, nghe thôi cũng đã phân định được con trai đeo nhẫn cưới tay nào đúng không ạ?

Ngoài truyền thống con trai đeo nhẫn cưới tay trái thì ngón tay đeo nhẫn cũng được cực kỳ lưu ý.

Theo thường lệ, ý nghĩa của những ngón tay đeo nhẫn trong phong thủy được liệt kê như sau:

  • Ngón cái biểu thị quyền lực và địa vị cao trong xã hội
  • Ngón trỏ biểu thị học vấn và sự nghiệp, người có tham vọng lớn
  • Ngón giữa biểu thị cho sự trách nhiệm với gia đình, bạn bè, công việc
  • Ngón áp út biểu thị đã có gia đình, hạnh phúc hôn nhân
  • Ngón út biểu thị cho chủ nghĩa độc thân, yêu thích cuộc sống tự do không ràng buộc

Có thể bạn quan tâm: Nhẫn Pandora chính hãng làm bằng chất liệu gì? Giá bao nhiêu?

Con trai đeo nhẫn cưới tay nào là đúng?

Con trai đeo nhẫn cưới tay nào là đúng?

Dựa trên những thông tin trên, chúng ta có nhận định, đàn ông hay chú rể trong đám cưới hay người chồng trong cuộc sống hôn nhân sẽ đeo nhẫn tay trái ngón áp út.

Con gái đeo nhẫn cưới tay nào là đúng?

Tương tự như cánh mày râu, con gái đeo nhẫn cưới tay nào cũng là thắc mắc của nhiều cô nàng khi tới tuổi cập kê.

Theo truyền thống, cô dâu ngày cưới chồng sẽ được chú rể trao nhẫn vào ngón áp út tay phải, dựa vào quan niệm nam tả nữ hữu.

Từ đây, cô gái chính thức trở thành hoa đã có chủ, là một nửa của tổ ấm nhỏ, là người vợ hiền và là con dâu hiếu thuận.

Con gái đeo nhẫn cưới tay nào là đúng?

Con gái đeo nhẫn cưới tay nào là đúng?

Những điều cấm kỵ khi đeo nhẫn cưới khiến hôn nhân dễ tan vỡ

Ngoài cách đeo nhẫn cưới tay nào cho đúng, nam và nữ đều cần phải kiêng những điều sau đây để giữ được may mắn trong hôn nhân lứa đôi.

5 điều cấm kỵ khi đeo nhẫn cưới khiến hôn nhân dễ tan vỡ

5 điều cấm kỵ khi đeo nhẫn cưới khiến hôn nhân dễ tan vỡ

1. Đeo nhẫn cưới sai ngón

Điều đầu tiên, nếu đã đọc ý nghĩa của những ngón tay đeo nhẫn ở phần trên, chúng ta nên để ý và đeo nhẫn cho đúng ngón.

Theo đó, nếu bạn đeo nhẫn cưới vào ngón út, tượng trưng cho sự độc thân, vậy chẳng phải là sẽ làm tổn thương đến bạn đời tương lai hay sao?

Nhẫn cưới đeo tay nào cũng ảnh hưởng đến tình cảm lứa đôi theo quan niệm của người phương đông

Ngoài ra, trong thế giới nhẫn, người ta chia thành ba giai đoạn đeo nhẫn liên quan tới đời sống hôn nhân:

  • Nhẫn đính hôn được dành tặng riêng cho người con gái lúc chàng trai cầu hôn, thường được đeo ở ngón giữa tượng trưng cho trách nhiệm với lời hứa sẽ thành đôi với đối phương trong tương lai.
  • Nhẫn cưới dành cho cả hai người trong mối quan hệ vợ chồng, đeo vào ngày cưới, nam đeo tay trái ngón giữa, nữ nhẫn cưới đeo tay phải ngón áp út.
  • Nhẫn vĩnh cửu dành cho phụ nữ sau một khoảng thời gian dài chung sống, vào các dịp kỷ niệm ngày cưới, thể hiện tình yêu bền vững, dài lâu.

2. Đeo nhẫn trước khi lễ cưới diễn ra

Ông bà ta có câu, nói trước bước không qua, cho nên việc đeo nhẫn cưới trước khi lễ cưới diễn ra được cho là xui xẻo, hôn nhân sẽ khó thành.

Với người dân châu Á mà nói, lễ cưới là một trong những dịp quan trọng nhất của cuộc đời một cô gái. Do đó, họ rất kỹ tính từ việc đeo nhẫn.

Quan niệm rằng, cũng giống khăn che đầu, nếu để người khác thấy mình đeo nhẫn trước ngày cưới, cô gái sẽ bị mất giá và bị nhà chồng xem thường.

3. Đeo nhẫn cưới có hình thức quá lệch nhau

Nhẫn cưới tượng trưng cho vợ chồng đồng tâm, mối liên kết thống nhất giữa hai tâm hồn, từ nay chúng ta tuy hai mà một.

Chính lý do này khẳng định cho việc nếu cặp đôi đeo nhẫn cưới có hình thức quá lệch nhau, chẳng khác nào như câu ông nói gà, bà nói vịt, thể hiện sự bất đồng ngay từ thuở sơ khai.

Vì vậy, khi chọn lựa hay đặt nhẫn cưới, đôi uyên ương nên cực kỳ lưu ý đặc điểm này. Có thể, phụ nữ sẽ nhận được đặc quyền nhẫn được trang trí nhiều đá quý hơn đàn ông, tuy nhiên vẫn phải tuân theo một thể thống nhất về màu sắc cùng kiểu dáng.

4. Bán hoặc làm mất nhẫn cưới

Có rất nhiều cặp đôi, dù có nghèo khổ, lâm vào cảnh cơ hàn cỡ nào cũng nguyện không bán nhẫn cưới, tín vật định tình thiêng liêng.

Đối với vợ chồng mà nói, nhẫn cưới không còn là một món trang sức có giá trị vật chất, mà còn là món đồ chứa đầy kỷ niệm cuộc sống hôn nhân thăng trầm, vợ chồng có nhau, quan tâm chia sẻ. Do đó, nó vô giá và không bao giờ được bán đi.

Bên cạnh đó, việc vô ý làm mất nhẫn cưới cũng thể hiện bạn không hề để tâm vào cuộc hôn nhân này. Điều đó rất dễ làm tổn thương vợ/chồng và dẫn đến việc đổ vỡ hạnh phúc gia đình nhỏ.

Vì thế, dù có chuyện gì xảy ra, hãy luôn giữ gìn cẩn thận nhẫn cưới của mình để thể hiện tình yêu vĩnh cửu của bạn cho bạn đời nhé.

5. Chỉ vợ hoặc chồng đeo nhẫn

Trường hợp chỉ có vợ đeo nhẫn sau khi hôn lễ kết thúc một khoảng thời gian cực kỳ phổ biến. Lý do có rất nhiều, phổ biến nhất là vì đàn ông không thích đeo nhẫn vì thấy vướng víu hay họ thường đảm nhận những công việc nặng nhọc trong nhà.

Tuy nhiên, nếu chúng ta có lòng, tất cả mọi khó khăn đều không phải là lý do. Nên nhớ rằng, một trong những việc đau lòng nhất trong cuộc sống vợ chồng có lẽ là để vợ/chồng mình nhắc bản thân hãy đeo nhẫn cưới.

Lời kết

Những thắc mắc như nhẫn cưới đeo tay trái hay phải, nữ đeo nhẫn cưới tay nào, nhẫn cưới nam đeo tay nào đều đã được giải đáp kèm theo một số điều cấm kỵ nên tránh liên quan đến nhẫn cưới.

Đến cuối cùng, thành thật mà nói, đeo nhẫn cưới tay nào, đúng hay không cũng không quan trọng bằng việc mỗi chúng ta biết trân trọng cuộc sống hôn nhân. Khi quan tâm đủ đầy, chắc chắn bạn sẽ tự khắc nhắc nhở bản thân nên làm thế nào cho đúng.

Từ khóa » Nhẫn Cưới Nữ đeo Tay Nào