Con Vịt : Phân Loại, Đặc điểm, Tập Tính Và Thức ăn - 60giayonline
Có thể bạn quan tâm
Con Vịt là một trong những loài vật được nuôi lâu đời và phổ biến nhất nước Việt Nam chúng ta. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loài vật này qua bài viết sau đây.
Tên tiếng anh: Duck.
Phân loại con vịt và thức ăn của vịt
Vịt là một loài thuộc họ Vịt (Anatidae) trong bộ Ngỗng ( Anseriformes). Loài vịt chủ yếu là loài chim nước, chúng sống được ở các vùng nước ngọt và nước mặn. Chúng có kích thước khá nhỏ so với những loài cùng bộ như ngỗng, ngan hay là thiên nga.
Là loài rất thích ăn tạp. Chúng cũng ăn được các thức ăn của loài gà và loài ngỗng. Thức ăn chủ yêu của vịt là đậu tương, thóc ngô, tôm, cá nhỏ, ốc nước ngọt ….
Nếu được chăm sóc tốt vịt sẽ sinh trưởng và sinh sản tốt. Vì vị giác không phát triển lắm nên yêu cầu về thức ăn của chúng không cao. Năng lực phân biệt thức ăn của vị cũng không tốt nên chúng thường ăn những con vật lạ nếu chúng thấy.
Nếu khi vịt con còn nhỏ ăn nhầm thức ăn thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và sinh sản.
Đặc điểm về con vịt
Ngoại hình của vịt rất đặc biệt, chúng có cái đầu thanh, cặp mắt sáng lanh lợi, mỏ dẹt dài và khỏe. Mỏ vịt thường có màu vàng, có con màu nâu tro… Cổ của vịt dài, mình thon nhỏ và ngực lép.
Từ đỉnh đầu xuống mỏ gần như là một đường thẳng, chân dài do với cơ thể, chân vịt thường màu vàng ( có con màu nâu tro, màu đen). Lông vịt màu trắng, cũng có màu nâu tro, dáng đi nhanh nhẹn, kiếm mồi khá giỏi và đặc biệt khả năng sinh sống rất cao.
Lông của vịt là lông vũ, có thể ngăn chặn được sự thoát hơi nước. Lông vịt giúp giữ ẩm tốt và vịt sẽ không sợ lạnh vào mùa đông. Vùng bụng nó có lông mao, điều đó giúp chúng có thể nơi trên nước. Vịt có dáng đứng song song với mặt đất.
Hầu như loài vịt không bay được vào thời kỳ chúng thay lông. Để an toàn chúng có thói quan thường đi trú trước khi chúng bước vào giai đoạn thay lông.
Nếu là vịt nhà thì trong giai đoạn thay lông, người nông dân phải cung cấp đầy đủ thức ăn cho nó.
Loài vịt là loài động vật rất dễ nuôi, ăn tạp, khả năng tận dụng thức ăn tốt, chúng lớn rất nhanh. Nếu nuôi vịt thì khoảng 40 đến 50 ngày thì sẽ có trọng lượng từ 2 đến 3,5kg.
Vịt có khả năng chống lại bệnh tật khá tốt, tỷ lệ sống rất cao và quan trọng chúng cực kỳ có giá trị kinh tế .
Những con vịt đực khi trưởng thành có trọng lượng khoảng từ 4 đến 5 kg. Còn con vịt mái thì có trọng lượng khoảng từ 3 đến 3,8kg. Nếu nuôi khoảng 42 ngày tuổi thì đạt 2,8kg và khoảng 60 ngày tuổi thì đạt 3kg.
Vịt là loài vật thích hoạt động, chúng thường hay đi kiếm mồi, tìm mồi rất kỹ càng và chạy đồng khá tốt. Con vịt có thể sống trong những môi trường sinh thái khác nhau, có thể nuôi hoặc nhốt, chăn thả trên cạn hoặc dưới nước.
Loài vịt có phản ứng khá tốt, dễ rèn luyện tuy nhiên chúng thường rất vội vàng, nhát gan. Vì vậy rất dễ bị dọa bởi những tiếng động hay tiếng chim, điều đó sẽ khiến chúng loạn lên và dẫm đạp lên nhau.
Tính cách sợ hãi này xuất hiện khi chúng được 1 tháng tuổi. Chúng thường sợ con người, ánh sáng âm thanh và cả những vật có màu xám nữa.
Đặc tính sống của con vịt
Đặc điểm sinh học
Loài vịt giống với các loài gia cầm khác, có sự trao đổi chất dinh dưỡng rất cao. Ở nhiệt độ bình thường khoảng 32 độ c, thì với mỗi kg trọng lượng sẽ có sự phát tán cacbon dioxit và sự tiêu hóa oxy trong 1 đơn vị thời gian nhiều gấp 2 lần so với những con gia súc khác.
Tim của vịt đập cũng khá nhanh, khoảng 160/ 220 lần / 1 phút và hô hấp 16/ 27 lần / phút. Nên vì vậy mà vịt cần số lượng oxy lớn.
Vì vịt là loài vật hoạt động nhiều nên có dạ dày, cơ phát triển, sức tiêu hóa kèm hệ tiêu hóa cũng mạnh. Do đó vịt cần uống rất nhiều nước, chúng rất khó chịu khi bị đói hay khát nước.Hihi
Đặc tính sinh sản
Tốc độ sinh trưởng của loài vịt sẽ cao hơn gà nếu chúng được chăm sóc tốt, lượng ăn và nước đầy đủ. Chúng có thể đẻ được 280 cho đến 310 quả trong giai đoạn đẻ trứng. Thật là ghê bạn nhỉ.
Và chúng rất hay đẻ trứng vào ban đêm, lúc 12h đêm đến 3 giờ sáng.
Sau khi đẻ trứng thì vịt sẽ không làm thành tổ, ban đêm vịt cuộn tròn. Vì thế khi vịt đẻ thì người nuôi phải chuẩn bị ổ thật kỹ càng.
Nếu khi vịt đẻ trứng trong tổ mà người chăn nuôi di chuyển tổ vịt sang một nơi khác thì chúng sẽ không đến tổ đẻ nữa mà sẽ tùy ý đẻ trên mặt đất.
Con vịt là loài động vật dễ nuôi, sống tốt trong mọi môi trường sống, chúng có lợi ích kinh tế rất cao. Vì vậy người dân Việt Nam thường chăn nuôi loài vật này. Với bài viết này hy vọng các bạn hiểu thêm về đặc tính, môi trường sống của loài vật đáng yêu này.
Từ khóa » Vịt Trời Kiếm ăn Như Thế Nào
-
Cách Nuôi Vịt Trời Thả Rông Của Chàng Kỹ Sư Hàng Hải
-
Cách Kiếm Mồi Của Chim Vịt Rời - Hoc24
-
Thức ăn Của Vịt Trời Là Gì? Tập Tính ăn Uống Của Vịt Trời
-
Nên Cho Vịt Trời ăn Gì? Các Loại Thức ăn Cho Vịt Trời Nuôi Thịt Và đẻ Trứng
-
Bật Mí Cách Nuôi Vịt Trời Ăn Gì, Nuôi Vịt Trời 1 Vốn 4 Lời
-
Cách Bắt Mồi Của Các Loài Vật: Vịt, Ngỗng Trời, Chim Cánh Cụt, Chim đà ...
-
8 Cách Bắt Vịt Trời, Cách Tự Làm Bẫy Bằng Tay
-
Mô Tả Và Các Giống Vịt Lặn, Môi Trường Sống Và Những Gì Chúng ăn
-
Vịt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trình Bày Cách Di Chuyển, Kiếm ăn Và Sinh Sản Của Chim
-
Vịt Ngủ ở đâu Sau Khi Trời Tối? - VậT Nuôi
-
Một Số Thích Nghi Mà Vịt đã Phát Triển Là Gì?
-
Loài Vịt Hoang Dã Lớn Nhất, Môi Trường Sống, Thức ăn, Sinh Sản
-
Chim Cắt Thảo Nguyên đoạt Mạng Vịt Trời Bằng Cú Bổ Nhào "vô ảnh"