Côn Xe Máy Là Gì, Bảo Dưỡng Côn Xe Máy Như Thế Nào Là đúng Cách

Côn xe máy là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng để đảm bảo động cơ xe hoạt động có hiệu quả. Vậy côn xe máy là gì, cấu tạo và hoạt động của côn xe máy ra sao mà nó lại quan trọng đến như vậy?

Bộ côn xe máy

Tổng quan về côn xe máy

Côn xe máy là gì?

Côn xe máy hay còn gọi là ly hợp xe máy, nồi hay là nồi embrayage. Đây là một trong những bộ phận quan trọng của động cơ xe. Nó có chức năng kết nối với trục khuỷu của động cơ xe với hệ thống truyền lực của xe để truyền mô-men thật êm dịu và cắt truyền động đến hệ thống truyền lực nhanh, dứt khoát khi cần thiết.

Cấu tạo côn xe máy

Côn xe máy hoạt động như thế nào?

Trước tiên, để làm cho bánh xe quay, côn xe thực hiện truyền lực từ tay biên. Trục khuỷu và tay xên sang ly hợp tiếp động (nồi trước). Ly hợp tiếp động sẽ truyền lực sang ly hợp tải (nồi sau). Với điều kiện 2 bánh răng phải ăn khớp với nhau. Khi lực tác động vào bộ cần số, ly hợp tải sẽ làm quay cốt hộp số sơ cấp. Tạo lực truyền đến bánh xe làm nhông tải quay qua bộ xích, đĩa và làm cho bánh xe quay.

Nguyên lý hoạt động của côn xe máy

Sau đó, côn xe có nhiệm vụ trung gian điều khiển lực từ động cơ sang bánh xe nhờ cơ cấu lực ma sát. Lực ma sát được tạo ra nhờ búa ba càng bắt vào chuông nồi trước. Khi ly hợp nhả, cắt trạng thái ly lúc này lực sẽ không được truyền ra bánh sau. Khi bạn vào số, lên ga thì bộ ly hợp sẽ tăng dần lực ma sát. Còn gọi là tăng trạng thái hợp để truyền công suất đến bánh xe.

Phân loại côn xe máy

Có rất nhiều cách để phân loại côn xe máy:

  • Phân loại theo cách điều khiển
  • Phân loại theo cấu tạo côn xe máy
  • Phân loại theo cách truyền mô-men xoắn
  • Phân loại theo số lượng côn

Cùng tìm hiểu 3 cách phân loại côn xe máy sau nhé:

  • Phân loại theo cách điều khiển

Dựa vào người lái, họ muốn dùng tay côn hay chân côn để điều khiển chịu được tải trọng lớn. Người lái có thể chủ động điều khiển việc đóng-ngắt ly hợp theo ý muốn. Tuy nhiên, đây được xem là việc phiền phức khi khởi động cơ hay chuẩn bị sang số.

Loại côn này thường được sử dụng trên một số dòng xe thể thao. Hoặc xe sử dụng để chuyên chở, các loại xe moto, hay xe tải…

Điều khiển tự động, khi trục sơ cấp của nồi xe máy đạt đến một tốc độ nhất định thì côn xe sẽ tự động đóng lại. Loại côn này chịu tải trọng thấp, tuy nhiên nó lại rất thuận tiện cho người dùng khi khởi động động cơ và sang số. Côn điều khiển tự động thường được trang bị trên các dòng xe có tải trọng thấp, những mẫu xe dành cho người mới tập lái,…

  • Phân loại theo số lượng côn

Ly hợp đơn: thường đặt giữa động cơ và hộp số (đặt trước hộp số) để nhận mô-men lực từ trục khuỷu động cơ ở bánh đà và truyền mô-men lực cho trục sơ cấp của hộp số.

Ly hợp kép: Bộ ly hợp này có chức năng giúp hộp số ăn khớp mượt mà hơn và truyền được lực mô-men lớn hơn rất nhiều so với ly hợp đơn.

  • Phân loại theo cách truyền mô-men xoắn từ trục khuỷu động cơ đến hệ thống truyền lực, gồm: Ly hợp thuỷ lực, ly hợp ma sát, ly hợp liên hợp và ly hợp nam châm điện.

Côn xe máy xảy ra lỗi và cách xử lý

Côn xe máy bị ì và bị mòn

Nếu bạn phát hiện xe của mình có hiện bị ì không chạy thì đây là biểu hiện của bộ côn xe máy đã xuống cấp.

Côn xe máy bị mòn

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng côn bị ì:

  • Thời gian sử dụng côn quá lâu sẽ khiến các chi tiết của bộ côn bị lão hoá, kém dần đi dẫn đến khả năng làm việc giảm.
  • Không hoặc quên thay dầu sẽ làm dầu máy cạn kiệt, khi nhiệt độ lên cao quá mức làm các chi tiết của bộ côn xe giãn nở và biến tính. Điều này làm cho côn nhanh chóng bị mòn, mòn cả búa côn và côn xe trơ lì. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao quá lâu và thường xuyên, các lá côn bị giảm ma sát ướt và ma sát khô, giữa chúng không tạo được màng dầu và mài trực tiếp vào nhau dẫn đến là côn nhanh chóng bị mòn và trơ lì.
  • Việc sử dụng dầu máy kém chất lượng cũng ảnh hưởng đến côn xe. Có thể dầu máy vẫn còn nhưng tác dụng bảo vệ lá côn thấp. Nếu nhiệt độ động cơ lên cao, chuông côn sẽ nhanh chóng bị mòn vì không được bảo vệ. Sử dụng dầu máy kém chất lượng sẽ không tạo được lớp màng dầu bảo vệ các lá côn. Chúng trực tiếp ma sát với nhau sẽ làm cho lá phíp côn xe nhanh chóng mòn đi.
  • Sử dụng xe không đúng cách: Việc bạn thốc ga, ép ga, ép số sẽ làm cho cả động cơ xe và bộ côn xe máy bị quá tải. Bề mặt làm việc của chuông côn và búa côn sẽ ở trong tình trạng tải nặng, làm phá vỡ các lực ma sát tại các bề mặt làm việc. Việc bị quá tải quá lâu sẽ làm mòn tất cả các bộ phận của lá côn đấy.
  • Phụ tùng thay thế kém chất lượng,…

 Hậu quả

  • Bề mặt của búa côn và chuông côn bị trơ lì dẫn đến bộ côn xe máy làm việc không hiệu quả. Sinh nhiều nhiệt, nhanh nóng động cơ, thay đổi tính chất của các bộ phận trên bề mặt làm việc của côn, bộ côn trước bị mất ma sát dẫn đến hiệu suất truyền tải kém, tiêu hao rất nhiều nhiên liệu và làm ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận khác trên xe.
  • Côn xe máy làm việc kém sẽ dẫn đến hiệu suất truyền tải kém không truyền hết lực đến bánh sau, động năng sẽ bị chuyển hoá thành nhiên liệu nhưng lực lại không truyền để bánh xe hoạt động, do đó rất tốn nhiên liệu của động cơ.
  • Tuổi thọ của động cơ sẽ giảm đi, bởi vì nếu để đáp ứng được tốc độ yêu cầu của người lái thì số vòng quay phải tăng lên rất nhiều. Bộ côn xe sẽ phải làm việc vất vả hơn, phải luôn ở trong trạng thái chạy với tốc độ lớn. Thêm nhiệt sinh ra nhiều sẽ làm cho bộ côn nhanh chóng bị lão hoá với thời gian.
  • Khi chạy ở tốc độ cao xe sẽ bị rung nếu bộ côn có vấn đề

Cách khắc phục côn xe bị ì

Có 2 cách để bạn khắc phục lỗi của bộ côn xe máy

  • Dùng máy tiện để láng phẳng chuông côn, dùng phíp mới để dán lại phíp của búa côn. Sau đó tiện tròn bề mặt phíp sao cho phù hợp với nòng chuông côn mới. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp thay thế tạm thời, và cũng có rất nhiều hạn chế. Thông thường, chỉ trong khoảng 3-4 tháng là phíp sẽ bị bở, trượt, làm cho thông số kỹ thuật thay đổi.

Cách sửa chữa côn xe máy bằng dán phíp cho côn 

  • Thay mới cả búa côn và chuông côn: Việc thay búa côn mới sẽ giúp khả năng vận hành và tuổi thọ của côn cao hơn rất nhiều. Chi phí cho việc này mất từ 600-800 nghìn đồng, tuy tốn kinh tế nhiều cho một lần thay nhưng lại giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thứ và mang hiệu quả dài lâu.

Cách chăm sóc và bảo dưỡng bộ côn xe máy

Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của bộ côn cũng như hiệu quả hoạt động của xe thì việc chăm sóc, bảo dưỡng và sử dụng côn xe máy đúng cách là điều hết sức quan trọng.

Cách chăm sóc và bảo dưỡng côn xe máy

Để kiểm tra tình trạng côn xe máy, trước tiên bạn cần tăng chỉnh cơ học từ bên ngoài như tăng chỉnh các con ốc, nếu không được thì chắc chắn bạn phải tháo lốc máy ra để kiểm tra tình trạng của lá côn rồi đấy.

Lá côn tốt bao giờ bề mặt lá cũng nhám và được phân ra nhiều khúc rõ ràng.

Nếu bạn thấy bề mặt lá côn nhẵn có nghĩa là ma sát đã hết, cộng thêm với lá thép có màu tím hoặc đen thì chứng tỏ lá thép và bát côn đã bị cháy. Điều tất nhiên là bạn phải thay thế một bộ côn mới. Để đảm bảo quá trình hoạt động của động cơ.

Lưu ý, bạn nên kiểm tra côn xe máy sau mỗi 20.000km. Tuy nhiên đây không phải là con số ước lượng chính xác. Vì tình trạng của côn xe còn phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn chạy xe như thế nào. Do đó, nếu phát hiện thấy có những biểu hiện lạ ở côn xe. Thì bạn nên kiểm tra ngay nhé, để tránh tình trạng côn bị hư hỏng nghiêm trọng.

Tổng kết

Qua bài chia sẻ này hy vọng giúp các bạn hiểu rõ hơn về côn xe máy. Cũng như biết được vai trò quan trọng của nó đối với hoạt động của động cơ. Một điều mình muốn lưu ý với các bạn rằng. Việc côn xe sử dụng được bao lâu và như thế nào thì hết 98% nằm ở cách bạn chạy xe rồi đấy. Và 2% còn lại xuất phát từ yếu tố môi trường và cách bảo dưỡng côn. Vậy nên hãy chạy xe đúng cách và bảo dưỡng côn xe đúng cách các bạn nhé.

Từ khóa » Cấu Tạo Bộ Ly Hợp Xe Máy Côn Tay