Công Bố Hiệu Suất Năng Lượng Và Dán Nhãn Năng Lượng đèn LED

Công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng đèn LED giúp người tiêu dùng hiểu biết về sản phẩm mình mua và sử dụng. Giúp nhà sản xuất có trách nhiệm hơn trong việc cải tiến sản phẩm, đồng thời những thông tin này cũng tạo ra sự cạnh tranh tích cực giữa các nhà sản xuất.

Dịch vụ hỗ trợ công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng đèn LED theo Quyết định 4889/QĐ-BCT và Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg. Trung tâm CRS VINA là đơn vị đủ điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận, thử nghiệm và đại diện công cố hiệu suất và dán nhãn năng lượng đèn LED. Quý doanh nghiệp có nhu cầu hoặc cần tư vấn, vui lòng liên hệ 0903.980.538 để được hỗ trợ.

Công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng đèn LEDCông bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng đèn LED

Lộ trình dán nhãn năng lượng đèn LED.

Công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng đèn LED

Theo Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg, lộ trình dán nhãn năng lượng đèn LED sẽ thực hiện theo 02 giai đoạn:

📣 Từ 2018 – 31/12/2019: Dán nhãn năng lượng theo hình thức tự nguyện.

📣 Giai đoạn sau 31/12/2020: Các sản phẩm đèn LED đều phải thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc.

Các loại đèn LED phải dán nhãn năng lượng.

Từ ngày 1/1/2020, đèn LED phải được dán nhãn năng lượng. Nhưng không phải tất cả các loại đèn LED đều phải làm kiểm tra hiệu suất và dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc.

Chỉ những đèn LED thuộc phạm vi áp dụng của TCVN 11844:2017 – Đèn LED: Hiệu suất năng lượng thì mới bắt buộc phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng.

Cụ thể, các loại đèn LED có các thông số sau bắt buộc phải dán nhãn năng lượng:

Công suất: đèn LED phải có công suất từ 60W trở xuống. Như vậy, các loại đèn LED có công suất trên 60W thì không phải dán nhã năng lượng.

Điện áp danh định: không quá 250V. Còn các loại đèn LED công nghiệp dùng điện 380V thì không cần dán nhãn.

Phân loại: các đèn LED thuộc 1 trong 2 loại sau thì thực hiện dán nhãn:

▫️ Phải là đèn LED có balast lắp đèn có đầu đèn E27 hoặc B22, tức là đèn LED Bulb, hay còn gọi là đèn LED tròn.

▫️ Phải là đèn LED được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13. Hay còn gọi là LED TUBE, LED TUÝP. Còn các loại đèn LED dây, LED âm trần, LED chiếu sáng đường phố, hay đèn LED Panel không phải dán nhãn năng lượng.

Mục đích sử dụng: đèn LED sử dụng cho mục đích chiếu sáng thông dụng trong nhà ở, văn phòng,…. Nếu đèn LED đủ 3 yếu tố ở trên nhưng không phải đèn chiếu sáng thông dụng thì cũng không cần phải dán nhãn năng lượng.

Lợi ích của việc công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng đèn LED.

Cung cấp thông tin về hiệu suất năng lượng của sản phẩm, tác động vào nhận thức của người tiêu dùng đối với việc ra quyết định mua sắm.

Tạo sức cạnh tranh tích cực giữa các nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm ra thị trường đối với nhóm hàng hóa gia dụng, công nghiệp, thương mại và giao thông vận tải.

Đối tượng áp dụng việc công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng đèn LED

Tất cả các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu đèn LED đều phải thực hiện công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng đèn LED bắt buộc từ ngày 1/1/2020.

Tiêu chuẩn sử dụng trong đo lường thử nghiệm hiệu suất năng lượng đèn LED

STT

Số hiệu TCVN

TCQT tương ứng

Tên tiêu chuẩn

1

TCVN 11843:2017

CIE S 025/E:2015

Phương pháp thử nghiệm bóng đèn LED, đèn điện LED và modun.

2

TCVN 10885-2-1:2015

IEC 62722-2-1:2014

Tính năng đèn điện – Phần 2-1: Yêu cầu cụ thể đối với đèn LED

3

TCVN 11844:2017

Đèn LED – Hiệu suất Năng lượng

4

TCVN 7722-1

IEC 60598-1:2014/AMD1:2017

Thiết bị chiếu sáng – Phần 1: Yêu cầu chung và các thử nghiệm

5

TCVN 7722-2

IEC 60598-2

Yêu cầu riêng đối với các loại thiết bị chiếu sáng khác nhau

6

TCVN 7590-2-13

IEC 61347-1:2015/AMD1:2017

Bộ điều khiển đèn – Phần 1: Yêu cầu chung và yêu cầu về an toàn

7

TCVN 8781:2015

IEC 62031:2014

Modun LED dùng cho thiết bị chiếu sáng thông dụng – Quy định về an toàn.

8

TCVN 8782:2015

IEC 62560:2011

Bóng đèn LED có ballast lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50V – Quy định về an toàn.

9

TCVN 8783:2015

IEC 62612

Bóng đèn LED có ballast lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng làm việc ở điện áp lớn hơn 50V – Yêu cầu về tính năng.

Hiệu suất năng lượng được tính bằng tỷ số giữa quang thông ban đầu đo được và công suất ban đầu đo được.

Đối với các loại bóng đèn LED có ballast lắp liền có đầu đèn E27 và B22 và bóng đèn LED hai đầu được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13, mức hiệu suất năng lượng không được thấp hơn mức quy định trong Bảng 1 và Bảng 2.

Hiệu suất năng lượng

 

Mức hiệu suất năng lượng

Hiệu suất sáng ban đầu (Im/W)

Nhiệt độ màu ≥ 4,000

Nhiệt độ màu < 4,000

HEPS

90

80

MEPS

70

70

Bảng 1: Quy định các giá trị hiệu suất năng lượng cho bóng đèn LED có ballast lắp liền dùng cho chiếu sáng thông dụng.

 

Mức hiệu suất năng lượng

Hiệu suất sáng ban đầu (Im/W)

Nhiệt độ màu ≥ 4,000

Nhiệt độ màu < 4,000

HEPS

100

90

MEPS

90

80

Bảng 2: Quy định giá trị hiệu suất năng lượng cho bóng đèn LED hai đầu dùng cho chiếu sáng thông dụng.

Các loại đèn LED khác: Không quy định mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.

Công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng đèn LED1Công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng đèn LED

Các loại nhãn năng lượng

Nhãn năng lượng là nhãn cung cấp thông tin về loại năng lượng sử dụng, mức tiêu thụ năng lượng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng nhận biệt và lựa chọn thiết bị tiết kiệm năng lượng.

Nhãn so sánh: là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lương và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn thiết bị tiết kiệm năng lượng.

Nhãn xác nhận: Là nhãn chứng nhận thiết bị đèn LED có hiệu suất năng lượng cao nhất so với thiết bị đèn LED khác cùng loại.

Dán nhãn năng lượng đèn LED

Trước khi đưa thiết bị đèn LED ra thị trường tiêu thụ, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đèn LED phải thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng và dán nhãn năng lượng.

Hồ sơ đăng ký Công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng đèn LED

▪️ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

▪️ Giấy Công bố dán nhãn năng lượng cho thiết bị đèn LED, (nêu rõ là đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận) theo mẫu tại Phụ lục của Thông ty 36/2016/TT-BCT.

▪️ Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho modun sản phẩm.

▪️ Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm đã đáp ứng đủ điều kiện (đối với trường hợp doanh nghiệp thử nghiệm dán nhãn năng lượng bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài)

▪️ Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.

▪️ Nộp hồ sơ đến Bộ Công thương qua cách gửi trực tiếp tại Trang Thông tin điện tử của Bộ Công thương hoặc gửi bằng đường bưu điện đến Bộ Công thương.

Lưu ý: Nếu tài liệu trong hồ sơ được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.

Nếu có thay đổi về tiêu chuẩn đánh giá, thay đổi thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng thì phải thực hiện đăng ký lại dán nhãn năng lương theo thủ tục công bố dán nhãn năng lượng như trên.

Dán nhãn năng lượng

Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công thương. Doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng đã đăng ký.

Nhãn năng lượng đèn LED được sử dụng thống nhất theo quy định của Bộ Công thương, hình thức, quy cách nhãn năng lượng được quy định tại Phụ lục II Thông tư 36.

Nhãn năng lượng phải có đầy đủ các thông tin cơ bản:

▪️ Tên nhà sản xuất/nhập khẩu đầy đủ hoặc viết tắt.

▪️ Mã hiệu đèn LED.

▪️ Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng.

▪️ Tiêu chuẩn hoặc quy định áp dụng.

Nhãn năng lượng có thể được thay đổi kích thước tăng – giảm tỉ lệ của nhãn để phù hợp với kích thước đèn LED nhưng không được gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng tới thông tin ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định của Pháp luật.

Công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng đèn LED

Công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng đèn LED

 

Thực hiện dán nhãn năng lượng đèn LED

Cơ sở sản xuất và doanh nghiệp nhập khẩu tự thực hiện việc in, dán nhãn năng lượng đèn LED theo Giấy công bố dán nhãn năng lượng.

Hằng năm, các cơ sở này có trách nhiệm gửi báo cáo tới Sở Công thương tại địa phương. Đồng thời, cơ sở phải thống kê về số lượng, chủng loại các loại đèn LED được dán nhãn đưa ra thị trường trong năm và gửi về Bộ Công thương trước ngày 01/03 năm tiếp theo.

Quý khách cần tư vấn hoặc thắc mắc gì về công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng đèn LED, vui lòng liên hệ CRS VINA.

CRS VINA sẽ tư vấn, hỗ trợ và đại diện khách hàng hoàn tất thủ tục xin công bố hiệu suất và dán nhãn năng lượng đèn LED.

CÔNG TY CRS VINA (VESC)

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

Website: https://chungnhaniso.com.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/daotaoantoancrsvina/

Email: lananhcrsvina@gmail.com

🌟 Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

🌟 Chi nhánh Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

🌟 Chi nhánh Hà Nội: Số nhà 24 ngách 25, Ngõ 97, Phố Khương Trung, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

5/5 - (1 bình chọn)

Đăng bởi 24/02/2020 by Crs Vina & filed under Tin tức, Dịch vụ Kiểm Định và Công Bố chất lượng sản phẩm, Dịch Vụ Tư Vấn Kỹ Thuật An Toàn & Chứng nhận, Kiểm định, Kiểm định thiết bị điện, Tư vấn môi trường.

Từ khóa » Bóng đèn Dạng ống đầu đèn G5 Và G13