Công Bố Hồi Ký Của Các Cựu đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ
Có thể bạn quan tâm
- Nhà Trắng tuyên bố sa thải quan chức vì "đối đầu" với đệ nhất phu nhân
- Đệ nhất phu nhân Mỹ thúc ép chồng sa thải quan chức cấp cao
- Cilia Flores: Đệ nhất phu nhân bị cấm vận
Những người viết lịch sử Mỹ trong Nhà Trắng
Tuần này là sự kiện ra mắt cuốn hồi ký của cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama. Lần đầu tiên bà Michelle đã chia sẻ với công luận những câu chuyện đời tư của mình bao gồm những gì đã xảy ra trong thời gian bà sống với ông xã Barack Obama tại Nhà Trắng.
Trước đệ nhất phu nhân Michelle Obama, đã từng có những vị phu nhân khác cũng công bố chuyện đời tư như thế. Đã từng có 6 vị đệ nhất phu nhân công bố các cuốn tự truyện độc đáo của họ, thậm chí là ngay trong những năm đầu họ rời khỏi Nhà Trắng.
Những tác phẩm văn học đặc biệt này đã cung cấp cho đại chúng Mỹ quyền tiếp cận cuộc sống của những con người ngay trong cơ quan cao cấp nhất Hoa Kỳ thông qua những cách tiếp cận chân thực nhất và hấp dẫn nhất hơn là những tài liệu lịch sử hay tiểu sử về ông xã của họ.
Đệ nhất phu nhân Michelle Obama cùng chồng - Tổng thống Barack Obama, trong bức ảnh chụp ngày 20-1-2009. |
Điều ly kỳ nhất trong những cuốn hồi ký này là cách mà các quý bà hé lộ những thách thức cá nhân và động cơ chính trị của họ. Đó là một phần lịch sử Mỹ ngay bên trong Nhà Trắng. Bà Lisa Kathleen Graddy, người phụ trách mảng lịch sử tại Viện bảo tàng lịch sử quốc gia Mỹ (trực thuộc Viện bảo tàng Smithsonian) phát biểu: “Khi các đệ nhất phu nhân Mỹ được giải phóng khỏi vai trò của họ và có thể hoạt động nhiều hơn trong tư cách một công dân thực thụ thì chỉ đơn giản là họ sẽ được phép nói nhiều hơn cũng như cách mà họ hành xử. Họ không còn đại diện cho Hợp chúng quốc Hoa Kỳ nữa”.
Bà Nellie Taft, người ủng hộ việc cấm hút thuốc, tăng quyền lái xe cho phụ nữ và là một cánh tay hỗ trợ đắc lực cho ông xã Tổng thống William Howard Taft là vị đệ nhất phu nhân đầu tiên đã công bố cuốn hồi ký. Trong cuốn sách “Hồi ức trọn đời”, phu nhân Nellie Taft đã chia sẻ với công chúng về niềm kiêu hãnh của bà khi trở thành Đệ nhất phu nhân Mỹ đầu tiên cùng đồng hành với ông xã đến đại lộ Pennsylvania nhân ngày chồng nhậm chức.
Trong cuốn hồi ký, phu nhân Nellie Taft viết: “Có lẽ trong tôi là cảm xúc phấn khích khi làm một việc mà chưa từng ai làm trước đó”. Tổng cộng có 11 quý bà trong số 42 đệ nhất phu nhân chính thức (không bao gồm nhiều thư từ cá nhân được công bố sau khi họ qua đời), đã tự mình viết hồi ký và công bố nó với người dân Mỹ. Những tác phẩm này thường bán rất chạy và số lần tái bản còn nhiều hơn sách do ông xã của họ viết.
Bà Lisa Kathleen Graddy giải thích: “Hơn cả các tổng thống, những vị đệ nhất phu nhân luôn có vẻ gì đó bí ẩn. Chúng tôi luôn hy vọng rằng sau khi rời Nhà Trắng, các đệ nhất phu nhân sẽ tiết lộ cho mọi người biết chút gì đó”.
Từ trái qua là các cựu đệ nhất phu nhân: Michelle Obama, Laura Bush, Hillary Clinton, Barbara Bush và Rosalynn Carter. Ảnh: White House/Lawrence Jackson. |
Những bí mật được công khai
Trong cuốn hồi ký “Thời điểm thích hợp”, lần đầu tiên phu nhân Michelle đã chia sẻ những khó khăn mà bà và ông xã Obama đã đối mặt khi bà mang thai 2 tiểu công chúa Malia và Sasha. Bà Michelle đã viết thẳng thắn về nỗi chán chường sau lần xảy thai cùng nỗi khó chịu của bà khi trải qua các thủ thuật IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) trong thời gian ông Barack Obama còn làm việc với tư cách của một nhà lập pháp tiểu bang.
Phóng viên Robin Robert của Hãng tin ABC dẫn lời của phu nhân Michelle cho biết: “Tôi nghĩ rằng đó là thứ tồi tệ nhất mà các chị em có thể bị lâm vào, không chia sẻ sự thật về cơ thể của mình, cách thức mà cơ thể hoạt động, hoặc không hoạt động”.
Cuốn tiểu sử công bố vào năm 2010 mang tiêu đề “Lời nói từ tâm khảm” của cựu đệ nhất phu nhân Laura Bush đã vén màn chi tiết về sự tham gia của bà trong một bi kịch tai nạn xe hơi. Ngày 6-11-1963, tức chỉ 2 ngày sau sinh nhật tròn 17 tuổi của mình, nữ sinh Laura Bush và cô bạn thân Judy đã lên kế hoạch đến nhà hát. Laura Bush khi đó lái chiếc xe Chevy Impala của cha mình.
Và bởi vì mất tập trung trong khi mải trò chuyện với bạn gái, Laura đã “phi” thẳng xe vào một biển hiệu lờ mờ và đâm sầm vào chiếc xe của người bạn trai cùng lớp là Mike Douglas. Mike đã chết trong tai nạn này và nhiều năm sau bà Laura Bush vẫn day dứt mãi không thôi về sự cố đó. Trong cuốn hồi ký, bà Laura Bush viết rằng bi kịch tồi tệ đã khiến bà sụp đổ đức tin, và phải mất nhiều năm niềm tin đó mới trở lại được.
Phát biểu trước đám đông tại Hội nghị phụ nữ lần thứ 4 vào tháng 9-1975 ở Bắc Kinh (Trung Quốc), bà Hillary nói: “Nếu có một thông điệp vang lên từ hội nghị này thì hãy để cho nhân quyền là nữ quyền và nữ quyền cũng chính là nhân quyền một lần và mãi mãi”.
Cũng trong suốt bài diễn văn này, bà Hillary đã liên tục bông đùa về các chính sách của Chính phủ Trung Quốc rằng đang phân biệt đối xử phụ nữ và trẻ em gái. Lẽ dĩ nhiên Chính phủ Trung Quốc đã chặn phát sóng sự kiện này. Đến ngày hôm nay, bà Hillary đã viết xong 3 cuốn hồi ký: cuốn đầu tiên là “Lịch sử sống” có nhắc lại sự kiện này và được phát hành vào năm 2003 và đã gây ra sự náo động ở Trung Quốc.
Trong phiên bản tiếng Hoa của tác phẩm “Lịch sử sống” được phát hành ở Trung Quốc, gần như tất cả các tài liệu tham khảo của bà Hillary trong hội nghị (viết trong sách) đã bị Chính phủ Trung Quốc cắt gọt hay tẩy sạch mọi chỉ trích của nữ tác giả. Sau đó, cuốn hồi ký công bố vào năm 2014 của bà Hillary “Những chọn lựa khó khăn” mô tả giai đoạn diễn ra trong thời kỳ bà làm Ngoại trưởng Mỹ, bao gồm những quan điểm tiêu cực về Trung Quốc. Cuốn hồi ký này bị cấm phát hành ở Trung Quốc.
Trong cuốn hồi ký của mình, cựu đệ nhất phu nhân Barbara Bush đã viết khá thẳng thắn về cuộc chiến của bà chống lại bệnh tâm thần cùng những quan điểm chính trị cá nhân. Bà Barbara đã chia sẻ những cuộc vật lộn với bệnh trầm cảm từ hồi thập niên 1970 khiến bà luôn có tâm trạng lừng khừng khi lái xe trên đường cao tốc. Lúc đó, bà không tìm ra thuốc hay cách giúp đỡ hợp lý, bên cạnh ông xã Tổng thống George H.W. Bush.
Phu nhân Barbara viết: “Tôi luôn tự hỏi tại sao anh ấy không rời bỏ tôi”. Phu nhân Barbara viết: “Hãy để cho tôi nói: Tôi ghét phá thai, nhưng không thể chọn ai thay thế”. Bà Lisa Kathleen Graddy phát biểu: “Các đệ nhất phu nhân có khuynh hướng gắn bó với chính quyền, họ tăng cường sức mạnh cho chính quyền. Mọi người luôn tự hỏi liệu các quý bà đang thật sự suy nghĩ gì. Và cái nhìn thoáng qua từ bà Barbara Bush thật sự thú vị”.
Vào năm 1989, phóng viên Sally Quinn của tờ Washington Post viết rằng: “Những quyển sách của đệ nhất phu nhân Nancy Reagan chủ yếu mang tư cách nhân chủng học. Chúng không phải là văn học, lịch sử hay chính trị, dù nhìn chung cũng ổn. Chúng nói với quý vị về cuộc sống trong Nhà Trắng của một đệ nhất phu nhân. Trong cuốn hồi ký “Lối rẽ” viết vào năm 1989, cựu đệ nhất phu nhân Nancy Reagan viết rằng có rất ít sự phô trương. Nhiều nhà phê bình tỏ ra chưng hửng khi phu nhân Nancy công khai quá thẳng. Đối tượng mà phu nhân Nancy nhắm đến là ông Donald T. Regan, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ khi đó.
Ngoài việc bị các nhà phê bình chê về cuốn hồi ký của Nancy Reagan, thì cuốn sách của bà cũng thể hiện lòng ái quốc của vị phu nhân cùng những nỗ lực ngăn chặn hành vi ám sát chống lại ông xã tổng thống của bà. Nancy viết rằng trong lúc viên đạn bắn sượt làm bị thương Ronald Reagan nhưng nó không hề làm suy giảm chính sách súng đạn của ông. Bản thân Nancy “không chắc” đồng ý với chồng về chuyện súng đạn.
Trong tư cách của một đệ nhất phu nhân, bà Rosalynn Carter cho rằng mình ngang hàng về tư cách chính trị và bình đẳng với ông xã, Tổng thống Jimmy Carter. Bà Rosalynn đã có hơn 200 trang lưu ý cá nhân về Hội nghị thượng đỉnh tại Trại David nhằm đưa ra một thỏa thuận hòa bình giữa Ai Cập và Israel, điều này đã giúp Tổng thống Jimmy Carter đoạt được giải Nobel Hòa bình. Trong cuốn hồi ký công bố vào năm 1984 “Đệ nhất phu nhân từ cuộc vận động”, phu nhân Rosalynn giải thích rằng lịch sử sẽ có sự khác biệt khi ông xã Jimmy chịu lắng nghe lời khuyên của vợ và tái xem xét lệnh cấm vận ngũ cốc năm 1980 chống lại Liên Xô – một chính sách đã tàn phá nông dân Mỹ và là căn nguyên dẫn đến thất bại trong lần tranh cử thứ 2 của ông Jimmy Carter.
Công luận và báo giới Mỹ đã chỉ trích phu nhân Rosalynn lấn lướt quyền chồng, dù trong hồi ký của mình, phu nhân Rosalynn không đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy bà quan tâm tới sự chỉ trích của công luận.
Các cựu đệ nhất phu nhân Lady Bird Johnson, Nancy Reagan, Pat Nixon, Barbara Bush, Rosalynn Carter và Betty Ford. Ảnh:Diana Walker, NMAH. |
Và cả những câu chuyện thầm kín
Trong suốt nhiệm kỳ của mình với tư cách là đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Betty Ford được cho là người không biết hối hận. Năm 1975, trong lần phỏng vấn với phóng viên Morley Safer của kênh CBS, phu nhân Betty Ford đã thẳng thắn nói về lập trường chính trị của mình, và bà nói rằng bà đang không biết có nên dùng thử cần sa hay không. Những người biểu tình xuống đường và gọi Betty Ford là “No Lady”, nhưng chẳng mấy chốc công luận Mỹ lại bắt đầu ca ngợi sự trung thực của bà đặc biệt liên quan đến việc cắt bỏ một bên vú mà chính phu nhân Betty Ford đã trải qua chỉ một năm trước đó.
Cuốn hồi ký “Những thời khắc trong đời tôi” của phu nhân Betty Ford có nói về những lo âu mà vị phu nhân đã đối mặt. Bà Lisa Kathleen Graddy cho biết: “Khi Betty Ford rời Nhà Trắng, phu nhân rất lo lắng về việc sắp tới mình sẽ phải dùng thuốc theo toa”. Phu nhân Betty Ford mô tả chi tiết về giai đoạn năm 1978 khi cả nhà bà rất chật vật trong việc giúp bà cai rượu và thuốc viên. Cuốn hồi ký “Những thời khắc trong đời tôi” đã được độc giả đón nhận với sự tôn trọng.
“Mọi thứ diễn ra rất tuyệt”, những dòng đọc được từ cuốn nhật ký của Lady Bird Johnson (vợ của Tổng thống Mỹ, Lyndon B. Johnson) viết vào ngày 22-11-1963, cái ngày diễn ra vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy (JFK). Trong cuốn hồi ký “Nhật ký Nhà Trắng”, phu nhân Lady Bird Johnson viết: “Tôi nhìn qua vai mình và thấy một cái gì đó màu hồng trên xe chở ngài Tổng thống (JFK), cảm giác như bó hoa thì phải, đặt dài trên ghế sau. Hóa ra nó là phu nhân Kennedy đang nằm lên mình ông xã”. Chỉ vài giờ sau đó, Lady Bird Johnson trở thành Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ.
Trong cuốn hồi ký còn là câu nói nổi tiếng của cựu phu nhân Jackie Kennedy: “Tôi muốn chúng phải xem chúng đã làm gì với Jack”. Các mục sau của cuốn hồi ký, phu nhân Lady Bird Johnson muốn người đọc nhìn sâu vào chiếc xe limousine trong lễ tang Tổng thống Kennedy, tại đó bà Lady Bird Johnson đang ngồi bên cạnh Tổng chưởng lý Bobby Kennedy, Jackie Kennedy và các con.
Phu nhân Lady Bird Johnson viết: “Cái cảm giác dai dẳng như tôi đang bước chậm qua một bi kịch Hy Lạp”. Cựu đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy không công bố hồi ký, cũng như Lyndon B. Johnson lẫn Bobby Kennedy, vì thế cuốn hồi ký của phu nhân Lady Bird Johnson tin chắc sẽ đưa đến cho độc giả nhiều bất ngờ về vụ ám sát John F. Kennedy.
Từ khóa » Cựu đệ Nhất Phu Nhân Hillary Clinton Từng Chia Sẻ
-
Đọc Văn Bản Sau Và Trả Lời Các Câu Hỏi: Cựu đệ Nhất Phu Nhân ...
-
Đọc Văn Bản Sau Và Trả Lời Các Câu Hỏi:Cựu đệ Nhất Phu Nhân Hoa ...
-
Đọc đoạn Trích Sau Trả Lời Câu Hỏi: Cựu đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ ...
-
Đọc đoạn Trích Sau Trả Lời Câu Hỏi: Cựu đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ ...
-
Top 14 Cựu đệ Nhất Phu Nhân Hillary Clinton
-
Cựu Đệ Nhất Phu Nhân Mỹ Và 2 Cơn "bão Tố" Tại Met Gala - Kenh14
-
4 Cựu đệ Nhất Phu Nhân Mỹ đồng Loạt Phản ứng ông Trump
-
Cựu Đệ Nhất Phu Nhân Hillary Clinton 75 Tuổi để Thân Hình 'mất Kiểm ...
-
Câu Chuyện đằng Sau Kiểu Tóc Của Các đệ Nhất Phu Nhân Mỹ
-
7 đệ Nhất Phu Nhân đẹp Nhất Trong Lịch Sử Nước Mỹ - Báo Hà Tĩnh
-
Bà Hillary Tiết Lộ Nhà Clinton Phá Sản Sau Khi Rời Nhà Trắng - Hànộimới
-
Các Đệ Nhất Phu Nhân Mỹ Sau Khi Rời Nhà Trắng
-
Rò Rỉ Hình ảnh được Cho Là Hộ Chiếu Của Đệ Nhất Phu Nhân Mỹ
-
Có Gì Trong "Nhà Trắng" Của Cựu Đệ Nhất Phu Nhân Hillary Clinton?