Công Chúa Chiêu Chinh – Wikipedia Tiếng Việt

Chiêu Chinh
Công chúa nhà Trần
Tên húyTrần Thị Hinh
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên húyTrần Thị Hinh
Ngày sinh1258
Nơi sinhThăng Long
Mất1314
Giới tínhnữ
Gia quyến
Thân phụTrần Thánh Tông
Thân mẫuTrần Thị Khương
Anh chị emTrần Nhân Tông, Thiên Thụy, Công chúa Chiêu Hoa
Phối ngẫuĐỗ Khắc Hàn
Học vấn
Thầy giáoTrần Nhật Duật, Trần Quang Khải
Quốc tịchĐại Việt
Thời kỳnhà Trần
[sửa trên Wikidata]x • t • s

Công chúa Chiêu Chinh (1258 – 1314) là nhân vật thời Trần trong lịch sử Việt Nam, được biết đến qua các tư liệu thần phả và giai thoại, không có trong sử sách chính thống.

Bà là một trong 334 phụ nữ Việt Nam trong lịch sử mà hình ảnh, phẩm chất, đức tính trở thành bản chất, truyền thống của phụ nữ việt Nam.[1][2]

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà tên thật là Trần Thị Hinh[3]; là con thứ sáu của vua Trần Thánh Tông, mẹ là cung phi Trần Thị Khương[3]; là em cùng cha, khác mẹ với vua Trần Nhân Tông, và các công chúa Thiên Thụy, Bảo Châu, Chiêu Hoa[3].

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà là người văn võ toàn tài, được thân vương Trần Nhật Duật dạy chữ, Trần Quang Khải dạy võ nghệ ngay từ thủa nhỏ. Lớn lên, khi giặc Mông Nguyên xâm lược, bà về quê mẹ Kha Lâm (nay thuộc phường Nam Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng) chiêu mộ quân đánh giặc. Về sau, bà xây dựng, tu tạo chùa chiền; mở mang ruộng đất, phát triển sản xuất; dạy dân làm điều thiện, nuôi dạy trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa, giúp người nghèo, đỡ người gặp khó...

Chồng của bà là Đỗ Khắc Hàn (con trai của Đại hành khiển Đỗ Khắc Chung, còn gọi là Trần Khắc Chung) hy sinh trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông.[3]

Ngày 3 tháng 6 Giáp Dần, công chúa Chiêu Chinh qua đời, thọ 56 tuổi.[3]

Đền thờ

[sửa | sửa mã nguồn]

Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn, nhân dân Kha Lâm gọi là "Vua bà công chúa Chiêu Chinh", vua Trần Anh Tông tặng phong "Chiêu Chinh công chúa tôn thần" và ban tám chữ mỹ hiệu "Phương dung, ý đức, tế thế, an dân"[3]. Nhân dân Kiến An coi bà là vị thành hoàng và thờ cúng bà ở nhiều đình, đền, chùa như đền Kha Lâm (phường Nam Sơn), đền Tây Sơn (phường Trần Thành Ngọ), đền Kiến Vũ, đền Tứ Phủ (phường Bắc Sơn)… Hàng năm, cứ đến ngày sinh của Bà 6/12 âm lịch, nhân dân khắp nơi mở hội tưởng nhớ công đức Bà.[4] Tên của bà được đặt cho một con đường thuộc quận Kiến An.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Sách chuyên đề kỷ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam”. Thư viện tỉnh Bình Dương.
  2. ^ Những gương mặt phụ nữ Việt Nam, Qua tư liệu Hán Nôm, Nhà xuất bản khoa học xã hội - Hà Nội, 1996, Đỗ Thị Hảo, trang 60.
  3. ^ a b c d e f “Công chúa Chiêu Chinh”. Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng. 25 tháng 10 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2015.
  4. ^ “Lễ hội truyền thống văn hoá-ẩm thực Kiến An”. Diễn đàn Cổ động viên Bóng đá Hải Phòng - HAIPHONG-FC. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2015.
Hình tượng sơ khai Bài viết tiểu sử liên quan đến nhân vật hoàng gia Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

Từ khóa » Thoại Ba Công Chúa Là Ai