Công Chức Chuyên Ngành Hành Chính Là Gì? Luatsux - Luật Sư 247
Có thể bạn quan tâm
Công chức chuyên hành chính là gì? Công chức chuyên ngành hành chính là gì theo quy định hiện nay? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Công chức chuyên ngành hành chính là gì?
Công chức là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo trình độ đào tạo, công chức được phân thành:
- Công chức loại A – có trình độ đào tạo chuyên môn từ bậc đại học trở lên;
- Công chức loại B – có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng;
- Công chức loại C – có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc sơ cấp;
- Công chức loại D – có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc dưới sơ cấp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BNV, công chức chuyên ngành hành chính gồm 05 ngạch công chức: Chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự và nhân viên.
Theo đó, những công chức này làm việc chuyên ngành hành chính trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị, xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
Ngạch công chức chuyên ngành hành chính là gì?
Hiện nay, yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức chuyên ngành hành chính đang được quy định cụ thể tại Chương II Thông tư số 11/2014/TT-BNV.
Và sắp tới đây, kể từ ngày 01/8/2021, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức chuyên ngành hành chính sẽ thực hiện theo quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BNV.
Trong đó, những điểm mới về trình độ đào tạo của thời điểm hiện nay so với từ 01/8/2021 được quy định cụ thể như sau:
Ngạch Chuyên viên cao cấp
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành hoặc chuyên ngành phù hợp trở lên;
- Bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị/Bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính/Giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị;
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên cao cấp/Bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính.
Ngạch Chuyên viên chính
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành hoặc chuyên ngành phù hợp trở lên;
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính/Bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính.
Ngạch Chuyên viên
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành hoặc chuyên ngành phù hợp trở lên;
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên.
Ngạch Cán sự
Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành hoặc chuyên ngành phù hợp trở lên;
Ngạch Nhân viên
- Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên.
- Nhân viên lái xe: Chỉ cần giấy phép lái xe.
Có thể bạn quan tâm
- Công chức, viên chức giáo dục ở các vị trí nào phải định kỳ chuyển đổi công tác?
- Công chức nhà nước có được phép kinh doanh không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Công chức chuyên ngành hành chính là gì theo quy định hiện nay?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, thành lập công ty nhanh…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
- Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi đối với công chức hành chính?– Quản lý ngân sách, tài sản trong cơ quan, đơn vị:+ Phân bổ ngân sách.+ Kế toán.+ Mua sắm công.+ Thẩm định, kiểm tra và quyết toán kinh phí.– Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc:+ Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức, công nhận hiệu trưởng, hội đồng trường, chủ tịch hội đồng trường.+ Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.+ Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức.+ Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức.+ Tổ chức thi nâng ngạch công chức.+ Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.+…– Giáo dục và đào tạo:+ Tham mưu, tổ chức ra đề thi, tổ chức thi, chọn học sinh giỏi, tuyển sinh trung+…– Thanh tra:+ Làm công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị.+ Công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức?Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 03 năm đến 05 năm (không bao gồm thời gian tập sự).
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Thi Tuyển Công Chức Hành Chính Là Gì
-
Thi Công Chức Là Gì? Thi Công Chức Gồm Những Môn Gì?
-
Công Chức Hành Chính Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Thi Tuyển Công Chức, Viên Chức Là Gì? Quy Trình Thi Tuyển Như Thế Nào
-
Những Ai Phải Thi Công Chức? Quy Trình Thi Tuyển Công Chức?
-
Nhiều điểm Mới Về Công Chức Hành Chính Từ 01/8/2021 - LuatVietnam
-
Công Chức Hành Chính Là Gì? Xếp Lương Như Thế Nào? - LuatVietnam
-
Tất Tần Tật Giải đáp Cho Câu Hỏi: Thi Công Chức Là Gì?
-
Công Chức Là Gì ? Khái Niệm Công Chức được Hiểu Như Thế Nào ?
-
Các Hình Thức Tuyển Dụng Công Chức Theo Quy định Pháp Luật Hiện ...
-
[DOC] Vai Trò Của Tuyển Dụng Công Chức
-
Viên Chức Hành Chính Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
[PDF] Chuyên đề 3 CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC 1. CÔNG VỤ 1.1. Những Vấn ...
-
Thủ Tục Thi Tuyển Công Chức - Cổng Dịch Vụ Công Nghệ An
-
Công Chức – Wikipedia Tiếng Việt