Công Chứng Vi Bằng Có Làm Sổ được Không? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Công chứng vi bằng là gì?
- Giá trị pháp lý của công chứng vi bằng
- Công chứng vi bằng có làm sổ được không?
Hiện nay, nhiều người thường lựa chọn lập vi bằng như là một phương thức hạn chế các rủi ro pháp lý mà mình tham gia, do đó việc có được bản công chứng vi bằng cũng rất dễ dàng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người băn khoăn đặt câu hỏi Công chứng vi bằng có làm sổ được không?
Vì vậy, trong bài viết này, Chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những nội dung liên quan đến câu hỏi Công chứng vi bằng có làm sổ được không?
Công chứng vi bằng là gì?
Vi bằng là một thuật ngữ pháp lý và được định nghĩa tại Khoản 3 điều 2 nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại nêu khái niệm vi bằng như sau:
“ Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”Theo định nghĩa nếu trên ta có thể hiểu vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu có). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Vi bằng không thừa nhận, hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội mà chỉ ghi nhận những gì có thật đã xảy ra trên thực tế.
Công chứng vi bằng chỉ có giá trị là bằng chứng ghi nhận sự kiện, hoạt động đó xảy ra mà không ghi nhận tính hợp pháp của sự kiện, hoạt động đó. Do đó, công chứng vi bằng không chứng minh được giá trị pháp lý của của các sự kiện, sự vật đó…
Thuật ngữ “Công chứng vi bằng thừa phát lại” được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, đây không phải là thuật ngữ pháp lý. Hiện nay, có nhiều đối tượng sử dụng thuật ngữ này nhằm mục đích thuyết phục và lừa dối khách hàng rằng có một bảo hành hợp pháp cho giao dịch mà họ tham gia. Vì vậy, những dân cần hiểu đúng về công chứng vi bằng để tránh bị lừa đảo trong các giao dịch mà mình tham gia.
Giá trị pháp lý của công chứng vi bằng
Theo Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định về giá trị pháp lý của vi bằng như sau:
“ 2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập. Điều trên có nghĩa, vi bằng chỉ có giá trị bằng chứng, là một chứng cứ công nhận có việc mua bán, giao nhận tiền nhà chứ không phải là một thủ tục hành chính để đảm bảo giá trị tài sản”.
Việc lập vi bằng được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục do Nhà nước quy định sẽ xác nhận giao dịch của các bên tại thời điểm lập và được coi là chứng cứ tại Tòa án nếu có tranh chấp xảy ra. Như vậy, vi bằng chỉ có giá trị chứng cứ và được Tòa án ghi nhận.
Công chứng vi bằng có làm sổ được không?
Theo điểm a khoản 3 điều 167 Luật đất đai quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất:
“ 3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”
Như đã phân tích trên Vi bằng chỉ xác nhận có giao dịch xảy ra trên thực tế có giá trị là bằng chứng để giải quyết khi có tranh chấp mà không có giá trị pháp lý. Vì thế, công chứng vi bằng không làm được sổ hay nói cách khác là không được làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Để làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên cần có Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản theo quy định.
Theo quy định tại khoản 54 điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ- CP Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
” 1. Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:
a) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008;
b) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này;
c) Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.”
Tuy nhiên theo quy định trên, nếu có giấy chuyển nhượng viết tay từ trước năm 2008 thì vẫn sẽ được cấp sổ đỏ mà không cần làm Hợp đồng chuyển nhượng công chứng, chứng thực.
Trên đây là những nội dung mà Chúng tôi muốn chi sẻ đến bạn đọc liên quan đến câu hỏi Công chứng vi bằng có làm sổ được không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Công chứng vi bằng có làm sổ được không? bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 để được Chúng tôi tư vấn trực tiếp. Xin cảm ơn!
Từ khóa » Sổ Chung Công Chứng Vi Bằng Là Sao
-
Vi Bằng Là Gì? Thủ Tục Lập Vi Bằng 2022 Như Thế Nào? - Luật Hoàng Phi
-
Mua Nhà Sổ Chung Công Chứng Vi Bằng Có An Toàn? Lưu ý Khi Giao ...
-
Mua Nhà Vi Bằng Là Gì? Khi Có Tranh Chấp Giải Quyết Như Thế Nào?
-
Công Chứng Vi Bằng Là Gì? Nhà Vi Bằng Có Mua được Không?
-
Lập Vi Bằng Là Gì? Mua Nhà Qua Công Chứng Thừa Phát Lại được ...
-
Bản Chất Mua Bán Nhà đất Công Chứng Vi Bằng Là Gì - Đức Anh Land
-
Công Chứng Vi Bằng Có Giá Trị Pháp Lý Không? - Báo Lao động
-
Vi Bằng Là Gì? Có Nên Mua Nhà Công Chứng Vi Bằng? - Gia Phúc Land
-
6 điều Cần Biết Về Lập Vi Bằng Mua Bán đất để Không Bị Lừa
-
Công Chứng Vi Bằng Là Gì? Thừa Phát Lại Là Gì - Nhà Phố Đồng Nai
-
Thực Chất, Vi Bằng Mua Bán Nhà đất Là Gì? - LuatVietnam
-
Phân Biệt Sổ Chung - Vi Bằng - Công Chứng Luật Sư Trong Mua ...
-
Vi Bằng Không Thể Thay Công Chứng, Chứng Thực Trong Mua ...
-
Những điều Cần Biết Về Sổ Hồng Chung Khi Mua Bán Nhà đất.
-
NHỮNG RỦI RO KHI MUA BÁN NHÀ ĐẤT BẰNG VI BẰNG
-
Mua đất Vi Bằng Có An Toàn Không?
-
Lập Vi Bằng Mua Bán Nhà đất Có Sổ đỏ Chung
-
Những Quy định Chung Về Lập Vi Bằng Của Thừa Phát Lại ?