Công Của Lực điện Không Phụ Thuộc Vào Gì? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Công của lực điện là gì?
  • Đặc điểm của công của lực điện
  • Công của lực điện không phụ thuộc vào gì?
  • Ví dụ về công của lực điện

Công của lực điện là một trong nội dung quan trọng của chương trình vật lý 11. Rất nhiều độc giả băn khoăn vậy Công của lực điện không phụ thuộc vào gì?

Công của lực điện là gì?

Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu điểm cuối của đường đi trong điện trường.

Đặc điểm của công của lực điện

+ Đặc điểm của lực điện tác động lên một điện tích được đặt trong điện trường như sau:

Khi đặt điện tích dương q trong điện trường đều nó sẽ chịu tác dụng của lực điện. Chúng ta có công thức:

Độ lớn: F = q.E

Phương: song song với các đường sức điện

Chiều: từ bản dương sang âm.

Lực F là lực không đổi

+ Công thức của lực điện trong điện trường đều như sau:

Công của lực điện có trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M đến N chính là A = q.E.d

Trong đó: D = MH (M là hình chiếu của điểm đường đi trên một đường sức điện; H là hình chiếu của điểm cuối đường đi trên một đường sức điện; Chiều dương của MH cùng chiều với chiều của điện trường).

Như vậy công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện từ điểm M đến N sẽ không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi. Nó chỉ phụ thuộc vào vị trí của đầu M đến điểm cuối N của đường đi.

Lực tĩnh điện chính là lực thế; trường tĩnh điện chính là trường thế

+ Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì

Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi. Lực tĩnh điện là lực thế, trường tĩnh điện là trường thế.

Công của lực điện không phụ thuộc vào gì?

Từ khái niệm và đặc điểm của công của lực điện thì câu trả lời Công của lực điện không phụ thuộc vào gì được chúng tôi giải đáp như sau:

Công của lực điện không phụ thuộc dạng đường đi của điện tích. Đây là tính chất đặc trưng có ở công của lực điện.

Đối với một lực bất kỳ thì không có tính chất này. Trong cơ học công của lực ma sát, của lực mà công nhân đẩy xe chiếc xe goong phụ thuộc vào độ dài của đường đi. Có thể thấy có rất nhiều trường hợp công của lực phụ thuộc vào đường đi.

( Bài tập cần áp dụng công thức tính công: A = q.E.d thì việc xác định d cần phải được thực hiện chính xác

+ Nếu vật chuyển động cùng chiều vectơ cường độ điện trường thì d > 0.

+ Nếu vật chuyển động ngược chiều vectơ cường độ điện trường thì d < 0).

Ví dụ về công của lực điện

Bài 1: Một electron di chuyển được đoạn đường 1 cm, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của một lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Tính công của lực điện trong trường hợp trên.

Lời giải:

Dưới tác dụng của lực điện êlectron di chuyển ngược chiều điện trường (tức ngược chiều đường sức điện)

A = q.E.d = 1,6.10^-19.1000.1.10^−2=+1,6.10^−18 (J).

Bài 2: Một electron được thả không vận tốc ban đầu ở sát bàn âm, trong điện trường đều ở giữa hai bàn kim loại phẳng, điện tích trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 1000V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Tính động năng của electron khi nó đến đập vào bản dương.

Lời giải:

Electron bị bản âm đẩy và bản dương hút nên bay từ bản âm về bản dương và lực điện sinh công dương.

Điện trường giữa hai bản là điện trường đều E = 1000 V/m.

Công của lực điện bằng độ tăng động năng của electron :

Wd−0=qEd=−1,6.10^−19.1000.(−1.10^−2)

Wd=1,6.10^−18J

Động năng của electron khi nó đập đến bản dương là:

  Wd=1,6.10^−18J.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Công của lực điện không phụ thuộc vào gì?. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Từ khóa » Câu 11 Công Của Lực điện Không Phụ Thuộc Vào