Công đoạn Chuẩn Bị Nguyên Liệu Trong Sản Xuất Gốm ở Việt Nam
Nhắc đến gốm, trong chúng ta chắc hẵn ai cũng biết gốm được làm từ đất sét.
Nhưng ít ai biết được bằng cách nào người thợ gốm hồ biến mẫu đất sét thô kệch thành những sản phẩm gốm sứ hoàn hảo như vậy.
Đó không chỉ là một nghề, mà còn là một nghệ thuật thật sự.
Để sản xuất gốm sứ, mỗi vùng miền, mỗi cơ sở có những cách sản xuất riêng.
Tuy nhiên, về căn bản nghệ thuật sản xuất gốm sứ phải trãi qu những bước chuẩn bị nguyên liệu, thành hình sản phẩm, tráng men gốm, nung gốp, trang trí gốm…
Tất cả công đoạn được phối hợp hài hòa, chặc chẽ để trở thành một nét nghệ thuật của nghề làm gốm ở Việt Nam.
Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu trong sản xuất gốm ở Việt Nam
Đây là công đoạn quan trọng trong nghệ thuật sản xuất gốm sứ, quyết định đến chủng loại và chất lượng sản phẩm gốm.
Tùy vào loại đất có được mà mỗi cơ sở sản xuất sẽ sản xuất ra loại gốm gì.
Công đoạn làm đất trước khi sản xuất gốm
Thông thường các loại đất sét có chất lượng thấp, nhiều tạp chất người ta sẽ sản xuất các loại gốm đất nung.
Các loại đất có chất lượng cao hơn người ta dùng sản xuất sành nâu.
Đất sét trắng người ta dùng sản xuất sành xốp và sành trắng. Riêng các sản phẩm sứ được sản xuất từ cao lanh và đất sét trắng có chất lượng cao.
Cao lanh dùng để sản xuất sứ tại Hải Dương
Việc sơ chế đất được thực hiện rất kỹ càng với những công đoạn và dụng cụ riêng mà mỗi cơ sở sản xuất mỗi khác.
Đặc biệt là các loại đất dùng để sản xuất sành trắng và sứ được người làm gốm chú trọng đặc biệt.
Tham khảo: Nguyên liệu sản xuất gốm ở Việt Nam
Thành hình sản phẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ và tay nghề cao
Thành hình sản phẩm là công đoạn biến đất nguyên liệu thành các sản phẩm gốm trước khi đi nung.
Đây là công đoạn định hình sản phẩm, vì thế công đoạn này cần những người thợ gốm có tay nghề cao.
Sản phẩm sau khi thành hình mới đồng đều về kích thước hình dạng với số lượng lớn.
Thành hình gốm trên bàn xoay
Có rất nhiều phương pháp để thành hình sản phẩm gốm.
Trong đó các phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là phương pháp thành hình trên bàn xoay, xây kalíp, đổ rót, đúc khuôn…
Thành hình gốm bằng phương pháp đổ rót
Đây là công đoạn cần sự tập trung tỉ mỉ của người thợ gốm. Vì thế, công đoạn này thường do phụ nữ đảm nhiệm trong các cơ sở sản xuất.
Tráng men lên sản phẩm gốm
Công đoạn tráng men chủ yếu thực hiện trên các sản phẩm sành, sứ. Tùy vào sản phẩm mà người thợ gốm sẽ pha chế những loại men khác nhau.
Công đoạn tráng men gốm trước khi nung
Nghệ thuật pha chế men gốm ở mỗi cơ sở làm gốm ở Việt Nam thường có công thức riêng.
Điều này giúp sản phẩm gốm của cơ sở mình trở nên khác biệt hơn. Có những cơ cở sản xuất trở nên nổi tiếng nhờ những loại men đặc biệt như men tro Bát Tràng, men da lươn, men nâu Lò Chum…
Tham khảo: Men gốm là gì? Thành phần của men gốm và một số công thức pha chế men gốm
Nung sản phẩm gốm đúng cách để cho ra sản phẩm đẹp và chất lượng
Nung gốm là công đoạn cuối cùng để biến đất sét thành gốm sứ.
Trong những năm đầu hình thành nghề gốm người ta nung gốm trong bếp lửa hoạt phủ rơm rạ lên sản phẩm rồi đốt.
Sau đó, nhiều lò nung gồm chuyên dụng được tạo ra. Ngày nay, có thể kể tên những loại lò nung phổ biến như lò cóc, lò bầu, lò rồng, lò hoa…và một số loại lò hiện đại như lò tuynen, lò gas.
Hình ảnh lò nung gốm đấp nổi
Mỗi kiểu lò nung sẽ có những ưu nhược điểm riêng mà tùy loại sản phẩm cần nung mà người thợ gốm sử dụng loại lò nào.
Trong công đoạn nung lửa việc điều khiển ngọn lửa, nhiệt độ nung và thời gian nung là rất quan trọng. Điều này đòi hỏi người thợ lò phải có kinh nghiệm lâu năm.
Nghệ thuật trang trí sản phẩm gốm sứ
Trong nghệ thuật làm gốm ở Việt Nam việc trang trí gốm là dấu ấn của sức sáng tạo, tài hoa của người vẽ gốm.
Trang trí gốm không chỉ giúp sản phẩm đẹp hơn, bắt mắt hơn. Mà còn thể hiện nét văn hóa truyền thống, ghi chép lịch sử của dân tộc qua từng thời đại trên từng sản phẩm gốm sứ.
Trang trí gốm bằng phương pháp vẽ trên men
Đến ngày nay có rất nhiều phương pháp trang trí gốm khác nhau như phương pháp vẽ chìm, khắc, chạm nổi, đấp nỗi, in hoa…
Trong đó những phương pháp phổ biến được dùng trang trí gốm hiện nay như vẽ hoa lam dưới men, vẽ hoa trên men, đấp nổi, in hoa, dán hoa.
Tham khảo: Các phương pháp trang trí gốm ở Việt Nam
Trong nghệ thuật làm gốm ở Việt Nam, đã có không ít những phương pháp trang trí gốm giúp sản phẩm gốm sứ nổi tiếng trên khắp thế giới như gốm hoa, gốm lam Bát Tràng, gốm tam sắc Chu Đậu…
Bát ăn men lam Bát Tràng tại cửa hàng21 Cộng Hòa, p.4, q.Tân Bình, tp.HCM
Tham khảo: Gốm men lam truyền thống Bát Tràng với những họa tiết trang trí ý nghĩa
Sau hơn vạn năm hình thành và phát triển, làm gốm không chỉ đơn giản là một nghề mưu sinh của người thợ gốm.
Mà chúng ta cảm nhận được, đó là một nghệ thuật là một nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Người làm gốm từ bao thế hệ đã không ngừng, học hỏi, tìm tòi, sáng tạo ra nhiều phương cách sản xuất, trang trí gốm.
Để ngày hôm nay, chúng ta thừa hưởng một nghệ thuật gốm đồ sộ, mang đậm bản sắc dân tộc.
Từ khóa » Hồ đổ Rót Là Gì
-
Rót Khuôn Trong Sản Xuất Gốm Thủ Công –
-
Yêu Cầu Kỹ Thuật Của Hồ đổ Rót - Tài Liệu Text - 123doc
-
Lò Nung Gốm. - Phối Liệu Hồ đổ Rót Dạng Huyền Phù để Sản ... - CESTI
-
Các Phương Pháp Tạo Hình Gốm Sứ - Gomsuu
-
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH ...
-
Tiểu Luận Nghiên Cứu Về Chất điện Giải Dùng Trong Gốm Sứ
-
Phối Liệu Hồ đổ Rót Dạng Huyền Phù để Sản Xuất Gốm đỏ - Khoahoctot
-
Cong Nghe San Xuat Gom Su - SlideShare
-
Phương Pháp Tạo Dáng Gốm Cổ Truyền Của Người Việt Xưa
-
Cách Phân Biệt Gốm Vuốt Tay Và Gốm đổ Khuôn - Phụ Kiện Nhà Đẹp
-
Tạo Hình Gốm Sứ
-
Chi Tiết Quy Trình Sản Xuất Gốm Sứ Bát Tràng
-
LCHome_Hành_trình # Rót Khuôn Trong... - LC Home Ceramics
-
Từ điển Tiếng Việt "gàu Rót" - Là Gì?