Cộng đồng Kinh Tế ASEAN Là Gì? Mục Tiêu Và Bản Chất Của AEC

Mục lục bài viết

  • 1 1. Cộng đồng kinh tế ASEAN là gì?
  • 2 2. Mục tiêu và bản chất của AEC:
    • 2.1 2.1. Mục tiêu của AEC:
    • 2.2 2.2. Bản chất AEC:
  • 3 3. Thuận lợi và thách thức khi Việt Nam tham gia vào cộng đồng kinh tế asean:
    • 3.1 3.1. Khó khăn:
    • 3.2 3.2. Thuận lợi:

1. Cộng đồng kinh tế ASEAN là gì?

Cộng đồng kinh tế ASEAN trong tiếng Anh gọi là: ASEAN Economic Community – AEC.

Chúng ta đã quá quen thuộc khi nhắc tới cộng đồng kinh tế ASEAN đây là một trong 3 trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020, và được khẳng định lại trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN tạo dựng một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao, nơi có sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, di chuyển tự do hơn của các luồng vốn, phát triển kinh tế đồng đều và giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về kinh tế-xã hội.

Có thể nói một trong 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN cụ thể là Cộng đồng Kinh tế-AEC, Cộng đồng An ninh và Chính trị và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội và với sự hình thành của Cộng đồng Kinh tế ASEAN là kết quả của quá trình liên kết kinh tế, chính trị lâu dài của ASEAN ban đầu với ý tưởng thiết lập AEC chỉ là một hoạt động tiếp nối, mở rộng các cam kết tự do hóa mà ASEAN đã thực hiện trong khuôn khổ Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ năm 1993.

2. Mục tiêu và bản chất của AEC:

2.1. Mục tiêu của AEC:

Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung

+ Tự do lưu chuyển hàng hoá

+ Tự do lưu chuyển dịch vụ

+ Tự do lưu chuyển đầu tư

+ Tự do lưu chuyển vốn

+ Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề

+ Lĩnh vực hội nhập ưu tiên

+ Thực phẩm, nông nghiệp và lâm nghiệp

Một khu vực kinh tế cạnh tranh

+ Các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh

+ Bảo hộ người tiêu dùng

+ Quyền sở hữu trí tuệ

+ Phát triển cơ sở hạ tầng

+ Thuế quan

+ Thương mại điện tử

Phát triển kinh tế cân bằng

+  Các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

+ Sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN

Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu

+  Tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác kinh tế

+ Nâng cao năng lực tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu

2.2. Bản chất AEC:

Với cái tên của nó chúng ta thường gọi là cộng đồng kinh tế AEC  trên thực tế trên nhiều khía cạnh thì nó chưa được coi là một cộng đồng kinh tế gắn kết như Cộng đồng châu Âu bởi AEC không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và những điều lệ, qui định có tính chất ràng buộc cao và rõ ràng như EC và AEC thực chất là đích hướng tới của các nước ASEAN thông qua việc hiện thực hóa dần dần 04 mục tiêu kể trên cụ thể trong đó chỉ mục tiêu 01 là được thực hiện tương đối toàn diện và đầy đủ thông qua các Hiệp định và thỏa thuận ràng buộc đã kí kết, các mục tiêu còn lại mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng lộ trình, khuôn khổ, thực hiện một số chương trình và sáng kiến khu vực.

Như vậy nói về AEC ta thấy đây thực chất được xem là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực mà nó không phải là một Thỏa thuận hay một Hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất và tham gia vào các mục tiêu của AEC là hàng loạt các Hiệp định, Thỏa thuận, Chương trình, Sáng kiến, Tuyên bố… giữa các nước ASEAN có liên quan tới các mục tiêu này và theo những văn bản này có thể bao gồm những cam kết có tính ràng buộc thực thi, cũng có những văn bản mang tính tuyên bố, mục tiêu hướng tới  của các nước ASEAN.

Như vậy với vấn đề hiện thực hóa nội dung của cộng đồng này đã được triển khai trong cả quá trình dài trước đây thông qua việc thực hiện các cam kết tại các Hiệp định cụ thể về thương mại đã kí kết giữa các nước ASEAN và sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới cụ thẻ để tiếp tục thực hiện theo lộ trình các Hiệp định, Thỏa thuận đã có và các vấn đề mới, nếu có.

3. Thuận lợi và thách thức khi Việt Nam tham gia vào cộng đồng kinh tế asean:

3.1. Khó khăn:

Như vậy khi cộng đồng kinh tế này trở thành hiện thực, vào năm 2016, sẽ cho phép tự do di chuyển lao động có tay nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia và lao động có tay nghề của ASEAN tham gia vào hoạt động liên quan đến thương mại và đầu tư qua biên giới Việt Nam. Theo đó Việt Nam sẽ đối mặt với sự di chuyển lao động, việc làm và với tám ngành nghề lao động dự kiến trong AEC được tự do di chuyển qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm: kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ sư, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy về sự chênh lệch về thu nhập lớn giữa các quốc gia ASEAN sẽ là nguyên nhân tạo nên sự di chuyển lao động giữa các quốc gia giàu, nghèo, và đây sẽ là thách thức đối với các doanh nghiệp (DN) Việt Nam và theo đó trong thời gian tới, khi các DN Việt Nam đầu tư vào các nước ASEAN sẽ tạo áp lực đối với lực lượng lao động của các DN Việt Nam bởi hiện tại lực lượng lao động có tay nghề và kỹ năng, năng suất lao động của Việt Nam đang thuộc nhóm thấp ở Châu Á – Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó với thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam cũng chưa hoàn thiện, đặc biệt chính sách thương mại quốc tế và tại Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm đối phó với các rào cản kỹ thuật mà các đối tác thương mại dựng nên nhằm bảo hộ sản xuất trong nước họ. Như vậy với rào cản phi thuế quan là trở ngại lớn vì đi đôi với xóa bỏ hàng rào thuế quan, các nước sẽ tìm cách dựng các rào cản phi thuế quan để bảo vệ sản xuất trong nước, rào cản phi thương mại hiện vẫn còn là vấn đề khó để loại bỏ.

3.2. Thuận lợi:

Như vậy ta thấy trên đây chúng tôi đã đưa ra những thử thách và khó khăn và bên cạnh đó cũng có những thuận lựi cơ bản của tổ chức này đó là nó sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam và  các doanh nghiệp ở Việt Nam có cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường với 600 triệu dân, không những thế còn có cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn là những đối tác của ASEAN, vì ASEAN có một số hiệp định thương mại tự do với các đối tác như Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác thông qua các thỏa thuận Thương mại tự do (FTAs) riêng rẽ. Đối với Việt Nam, ASEAN là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu về thương mại và đầu tư. ASEAN hiện là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 3 của các DN Việt Nam và là đối tác thương mại cung cấp nguồn hàng hoá lớn thứ 2 cho các DN Việt Nam. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN hiện đạt trên 40 tỷ USD.

Không những thế tham gia vào cộng đồng kinh tế này sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh cải cách trong nước, đặc biệt là hoàn thiện thể chế kinh tế và hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong bối cảnh mới, cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng cạnh tranh khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN.

trên thực tế ta thấy với thời gian không còn nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp Việt bỏ mặc buông xuôi để thời cuộc đẩy đưa doanh nghiệp Việt cần phải hành động để trước mắt là giữ thị trường trong nước. Và trong cuộc chơi hội nhập sẽ nổi lên 2 khả năng: hoặc Việt Nam sẽ biến mình thành công xưởng thế giới, là tụ điểm của các dự án, tạo ra sản phẩm Việt tiêu thụ đến các nước phát triển, hoặc Việt Nam sẽ mất đi khả năng sản xuất và cạnh tranh, tự biến mình trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm màu mỡ cho các nước. Để tồn tại, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải liên kết với nhau, tạo những cơ hội đầu tư để cùng vượt qua thử thách cho tất cả doanh nghiệp trong nước nhằm tăng sức cạnh tranh.

Như vậy chúng ta thấy việc Việt Nam tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế của nước nhà và còn đối với mối quan hệ liên kết giữa các quốc gia với nhau, tạo nên sự gắn kết hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển kinh tế cũng như bảo vệ các yếu tố khác của quốc gia, với những vai trò và ý nghĩa to lớn như vậy chúng ta cần phải vượt qua những thách thức để đạt được những mục tiêu đề ra.

Từ khóa » Mục Tiêu Phát Triển Của Asean Là Gì