Cộng đồng Người Khmer đón Tết Cổ Truyền, Chung Tay Phòng Ngừa ...
Có thể bạn quan tâm
- Podcast
- YouTube
- Cần biết
- Rao vặt
- Cài đặt tài khoản
- Tin đã lưu
- Bình luận của bạn
- Lịch sử giao dịch
- Dành cho bạn
- Vào Tuổi Trẻ Sao
- Thoát Tuổi Trẻ Sao
- Đăng xuất
- Video
- Thời sự
- Thế giới
- Pháp luật
- Kinh doanh
- Công nghệ
- Xe
- Du lịch
- Nhịp sống trẻ
- Văn hóa
- Giải trí
- Thể thao
- Giáo dục
- Nhà đất
- Sức khỏe
- Giả thật
- Bạn đọc
TTO - Khác hẳn Tết cổ truyền các năm trước, cộng đồng dân tộc Khmer ở miền Tây đón năm mới gọn nhẹ. Nhiều gia đình làm ăn xa cũng ở yên tại chỗ, chung tay thực hiện giãn cách xã hội phòng ngừa COVID-19.
Cộng đồng người Khmer ở thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long luân phiên viếng, cúng chùa ngày mùng 1 Tết, thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách nhằm phòng ngừa dịch COVID-19 - Ảnh: CHÍ HẠNH
Ngày 14-4, bắt đầu ngày đầu tiên (mùng 1) năm mới Tết cổ truyền của cộng đồng người Khmer. Tết này được bà con dân tộc Khmer gọi là Chol Chnam Thmay, hay còn gọi là Tết chịu tuổi, diễn ra từ 14 đến 16-4.
Cộng đồng dân tộc Khmer vẫn quan niệm, đây là thời kỳ chuyển giao giữa hai mùa mưa, nắng, cây cỏ tốt tươi, thiên nhiên căng đầy nhựa sống, nên họ đã coi đây là điểm khởi đầu của một năm mới.
Những ngày Tết Chol Chnam Thmay, mọi công việc ruộng rẫy của đồng bào dân tộc đều dừng lại để mọi người được nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, thăm viếng nhau. Nhà cửa cũng được trang hoàng. Cả cộng đồng giúp nhau chuẩn bị gạo nếp để xay bột, đậu các loại, lá chuối, lá dừa để làm các loại bánh trái như: bánh tét, bánh ít,… tất cả được gói cẩn thận mang đi cúng Phật, ông bà tổ tiên và để tiếp khách trong những ngày Tết.
Bên ngoài chùa ở Vĩnh Long được dán bảng tuyên truyền phòng chống COVID-19, trang bị sẵn khẩu trang, nước sát khuẩn cho phật tử đến viếng - Ảnh: CHÍ HẠNH
Khác hẳn mọi năm, Tết Chol Chnam Thmay 2020 bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hô hấp cấp COVID-19 nên tất cả hoạt động lễ hội ở chùa đều dừng lại, hoặc hạn chế tối đa.
Ông Kim Hiền (62 tuổi, ngụ Vĩnh Long) cho biết ông có 3 người con đang làm ăn xa ở Đồng Nai và TP.HCM. "Năm nay, do dịch bệnh, tôi gọi bảo con cái ở yên trên đó đừng về. Ở nhà tôi cũng chấp hành nghiêm chỉ thị giãn cách xã hội, tổ chức ăn Tết gọn gàng, không tập trung đông đúc ở chùa", ông Hiền nói.
Ở Cần Thơ, bà Thạch Thị Na (60 tuổi) cũng cho biết năm nay 2 người con bà cũng đón Tết ở TP.HCM. "Còn mình ở nhà, đem ít bánh trái vô chùa cúng, đốt nhang rồi về chứ không tập trung múa hát như mấy năm trước. Nhà nào ở nhà nấy là để bảo vệ sức khỏe gia đình và cộng đồng" - bà Na chia sẻ.
Mâm cúng Tết Chol Chnam Thmay đơn giản, tiết kiệm giữa mùa dịch bệnh COVID-19 - Ảnh: CHÍ HẠNH
Nhằm chia sẻ niềm vui năm mới với cộng đồng người Khmer, Tỉnh ủy, UBND, HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Vĩnh Long đã đến thăm và chúc tết tại 13 chùa Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn.
Thượng tọa Sơn Ngọc Huynh - Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Vĩnh Long - cho biết để thích ứng với việc phòng, chống dịch COVID-19 Ban Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh đã có công văn yêu cầu các trụ trì, chư tăng, ban quản trị và chư phật tử của 13 chùa Phật giáo Nam tông Khmer thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch theo sự chỉ đạo của chính quyền các cấp và Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Các chùa tạm dừng các lễ có tính chất tập trung đông người, trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát và khó kiểm soát, tuyên truyền Phật tử hạn chế đi chùa và khi đến chùa thì mỗi người phải giữ khoảng cách từ 2m trở lên...
Bình thường thì mỗi dịp Tết Chol Chnam Thmay cộng đồng dân tộc Khmer sẽ tham gia múa hát tại chùa. Trong ảnh là Tết Chol Chnam Thmay năm 2019 - Ảnh: CHÍ HẠNH
Tết Chol Chnam Thmay năm nay các sư sãi thực hiện nghiêm giãn cách xã hội để phòng ngừa COVID-19 - Ảnh: CHÍ HẠNH
Chùa Phật giáo Nam tông Khmer Munir Ansay ở TP Cần Thơ cũng tổ chức đón Tết gọn gàng, không tập trung đông người - Ảnh: CHÍ HẠNH
Thủ tướng gửi thư chúc mừng đồng bào Khmer nhân Tết Chôl Chnăm ThmâyTTO - ‘Tết Chôl Chnăm Thmây năm nay sẽ vẫn đầy ý nghĩa và niềm tin vào may mắn, tốt lành nhưng sẽ lắng đọng hơn với việc đồng bào, đồng chí, các vị chư tăng cùng thực hiện yêu cầu về giãn cách xã hội’.
CHÍ HẠNHBÌNH LUẬN HAY
Tin liên quan
Giáo viên xoay xở mùa dịch - Kỳ 1: Đợt nghỉ tết... nhớ đời!
98% lao động đã trở lại làm việc sau tết dù dịch COVID-19 còn phức tạp
Tết Nguyên tiêu của người Hoa Chợ Lớn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0 Bài viết hay? Tặng sao cho Tuổi Trẻ Chia sẻTặng sao
Chuyển sao tặng cho thành viên
- x1
- x5
- x10
Hoặc nhập số sao
Bạn đang có: 0 sao
Tặng sao Tặng sao Tặng saoTặng sao thành công
Bạn đã tặng 0 Cho tác giả
Hoàn thànhTặng sao không thành công
Đã có lỗi xảy ra, mời bạn quay lại bài viết và thực hiện lại thao tác
Quay lại bài viết Bình luận (0)Tối đa: 1500 ký tự
Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên Xem thêm Xem tất cả bình luận (0) Chủ đề: Vĩnh Long TP Cần Thơ Tết Cổ truyền Tết Chol Chnam Thmay dân tộc khmer giãn cách xã hội Phòng ngừa Dịch bệnh covid-19Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Văn Miếu - Quốc Tử Giám ước tính thu 80 tỉ đồng năm 2024
Từ khóa » Khi Nào đến Tết Khmer
-
Tết Cổ Truyền Chôl Chnăm Thmây - Lễ Hội Lớn Nhất Của đồng Bào ...
-
Vài Nét Về Lễ, Tết Của Người Khmer Nam Bộ
-
Lễ Hội Chol Chnam Thmay – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lễ Chịu Tuổi Của Người Khmer Nam Bộ - UBND Tỉnh Cà Mau
-
Tết Truyền Thống Chôl Chnăm Thmây Của đồng Bào Khmer Bạc Liêu
-
Tết Chol-chnam-thmay Của Người Khmer Nam Bộ - Bao Ninh Thuan
-
Tết Chôl Chnăm Thmây Của Người Khmer Nam Bộ - Ủy Ban Dân Tộc
-
Người Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây - VnExpress Du Lịch
-
Tết Chol Chnam Thmay -Tết Năm Mới Của Người Khmer
-
ĐỒNG BÀO KHMER HÂN HOAN CHUẨN BỊ ĐÓN “TẾT CHÔL ...
-
Nét đặc Trưng Của Tết Chôl Chnăm Thmây Và Lễ Hội Chuyển Mùa Của ...
-
Đón Tết Khmer Nam Bộ: Chậm Rãi Dưới Những Mái Chùa - VnEconomy
-
Các Lễ Hội Của đồng Bào Khmer Nam Bộ - Du Lịch Miền Tây
-
Tết Chôl Chnăm Thmây Nét Văn Hóa đặc Sắc Của đồng Bào Dân Tộc ...