Công Dụng, Cách Dùng Cây Vối - Tra Cứu Dược Liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hóa học
  • Tác dụng dược lý
  • Công dụng và liều dùng

Mô tả cây

  • Cây nhỡ cao 5-6m, có khi hơn, cành non tròn hay hơi hình 4 cạnh, nhẵn.
  • Lá có cuống dài, dai, cứng, hình trứng rộng, dài 8-20cm, rộng 5-10cm hai mặt có những đốm nâu, cuống 1-1,5cm.
  • Hoa gần như không cuống, nhỏ, màu lục trắng nhạt, họp thành cụm hoa hình tháp tỏa ra ở kẽ những lá đã rụng.
  • Quả hình cầu, hay hơi hình trứng, đường kính 7-12mm. Toàn lá, cành non và nụ vò có mùi thơm dễ chịu đặc biệt của vối.

Phân bố, thu hái và chế biến

  • Mọc hoang và được trồng tại hầu khắp các tỉnh ở nước ta chủ yếu để lấy lá ủ nấu nước uống. Còn thấy ở các nước nhiệt đới châu Á, Trung Quốc.
  • Hái lá tươi phơi khô, nhưng có người ủ rồi mới phơi như sau: Thái nhỏ, rửa sạch nhựa, cho vào thùng hay thúng ù cho đến khi đen đều thì lấy ra rửa sạch phơi khô. Lá vối ù uống thơm ngon hơn. Để làm thuốc nên dùng lá tươi phơi khô là được. Nụ cũng được hái phơi khô để dùng pha nước và làm thuốc.

Thành phần hóa học

  • Trong lá vối có rất ít tanin, vết ancaloit và 4% tinh dầu mùi thơm dễ chịu.
  • Hoạt chất khác chưa rõ.

Tác dụng dược lý

  • Năm 1968, Nguyễn Đức Minh, Phòng đông y thực nghiệm Viện nghiên cứu đông y, đã tiến hành nghiên cứu thăm dò tính chất kháng sinh của lá và nụ cây vối đối với một số vi trùng Gram+ và Gram- đã đi tới kết luận là ở tất cả các giai đoạn phát triển, lá và nụ cây đều có tác dụng kháng sinh, vào mùa đông kháng sinh tập trung nhiều nhất ở lá.
  • Hoạt chất kháng sinh tan trong nước, các dung môi hữu cơ, vững bền với nhiệt độ và ở các môi trường có pH từ 2 đến 9, mạnh nhất đối với Strep- tococcus (hemolytic và stamarl) sau đến vi trùng bạch hầu và Staphylococcus và Pneumcoccus. Hoàn toàn không có độc đối với cơ thể.

Công dụng và liều dùng

  • Lá và nụ vối từ lâu đã được nhân dân ta nấu với nước để uống vừa thơm vừa tiêu cơm. Lá vối tươi hay khô sắc đặc được xem có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ.
  • Trên cơ sở nghiên cứu mới đây, Viện đông y đang thử áp dụng với chữa một số bệnh đường ruột, viêm họng, bệnh ngoài da. Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc cao hay thuốc viên, hoặc chế dưới dạng muối natri.

Cập nhật: 26/08/2022

★★★★★★3.0 - 1 đánh giá Chia sẻ Chia sẻ
  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Chọn tệp (Allowed file types: jpg, png, maximum file size: 100MB.

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Mục lụcĐặc điểm mô tảPhân bốVai trò trong hệ sinh tháiSinh t... Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My... Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Mục lụcMô tả câyPhân bốBộ phận dùngThành phần hóa họcTính vị... Sâm cau

Sâm cau

Là cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30 cm, có khi hơn. Thân ... Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

Từ khóa » Cây Vối Họ Gì