Công Dụng, Cách Dùng Dưa Gang Tây

Mục lục

  • Mô tả cây
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Thành phần hóa học
  • Tác dụng dược lý
  • Công dụng

Mô tả cây

  • Dây leo có thân hình 4 cạnh. Lá mọc so le, nhẵn, hình tim, dạng trứng nhọn, có cuống mang 4-6 tuyến.
  • Hoa lớn, mọc ở nách lá, kèm theo 3 lá bắc nguyên làm thành bao chung dưới cụm hoa; vòng tràng phụ hình trụ, có nhiều sợi hẹp, kéo dài, màu lục hay trắng, xếp nhiều dãy.
  • Quả dạng quả mọng, nom như quả dưa, dài 20-25cm, màu lục nhạt, có thịt chứa nhiều hạt.
  • Mùa ra hoa tháng 4-7; mùa ra quả tháng 8-11

Phân bố, sinh thái

  • Cây gốc ở Nam Mỹ, được nhập trồng ở các vườn gia đình ở các tỉnh miền Trung và các tỉnh phía Nam.
  • Dưa gang tây là cây ưa ẩm, ưa sáng, thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm hoặc hơi khô. Dưa gang tây được trồng thành giàn cho leo làm cây cảnh, lấy bóng râm che nắng, vừa cho quả ăn sống hay làm rau. Thường trồng dễ dàng bằng cành giâm. Dưa gang tây ra hoa quả nhiều, trồng được bằng hạt và bằng các đoạn thân.

Bộ phận dùng

Rễ thu hái quanh năm, dùng tươi. Quả thu hái khi chín.

Thành phần hóa học

Quả gang tây chứa chất có tác dụng gây ngủ nêu ăn nhiều. Rễ được coi là độc. Toàn cây chứa một alcaloid là passiflorin. Lá chứa HCN.

Tác dụng dược lý

Theo tài liệu nước ngoài, rễ dưa gang tây với liều nhỏ có tác dụng diệt giun sán, nhưng với liều cao lại gây độc. Rễ tươi có tác dụng gây ngủ, gây mê mạnh và có độc. Cho chó khỏe mạnh uống nước sắc rễ sẽ bị tử vong trong vòng 40 phút, tim và não chó bị nhồi máu. Độ tính

Công dụng

Thịt quả nhầy như keo, bở như dưa bở, màu trắng hơi chua và dịu, vị nhạt, mùi dễ chịu, bao bọc các hạt và nằm ở phía giữa của quả. Thịt quả có thêm đường dùng ăn rất ngon được nhiều người ưa thích. Thịt quả chưa chín dùng nấu canh như Đu đủ (do đó người ta còn gọi là Đu đủ leo). Hạt được dùng làm thuốc trị sán. Rễ tươi là loại thuốc gây ngủ mạnh và được xem như là độc. Lá cũng độc vì chứa acid cyanhydric.

Từ khóa » Dưa Gang Tây ăn Như Thế Nào