Công Dụng, Cách Dùng Hoa Phấn - Tra Cứu Dược Liệu
Tra cứu dược liệu
Trang chủ » Tra cứu dược liệuMục lục
- Mô tả cây
- Phân bố, thu hái và chế biến
- Thành phần hoá học
- Công dụng và liều dùng
Mô tả cây
- Hoa phấn là một loại cây nhỏ, cao chừng 70cm, thân mềm, chia nhiều cành, nhẵn hay hơi có lông; có rễ phình thành củ.
- Lá đơn, nguyên, hình bầu dục, hơi thuôn hình mác, phía gốc lá hơi hình tim, đầu nhọn, mọc đối. Phiến lá dàí 3- 9cm, cuống lá dài 1,5-3m.
- Hoa xếp chành 3-6 cái một ở kẽ những lá cuối cùng hay ở ngọn. Hoa to, đều, lưỡng tính, có 2 lá bắc bao quanh và hợp ở gốc như một đài hợp. Bao hoa hình cánh, màu đỏ, trắng hay vàng, hình phễu, 5 nhị, một lá noãn, một noãn. Quả bế mang bao hoa tồn tại
Phân bố, thu hái và chế biến
- Cây nguồn gốc ở Mêhicô (châu Mỹ) được đưa vào trồng và phát triển ở Việt Nam không rõ từ bao giờ. Thường được trồng làm cảnh vì hoa màu đẹp.
- Một số nơi ở nước ta (như vùng Thanh Miện, Hưng Yên) đào lấy củ thái mỏng phơi khô dùng với tên sâm. Rễ củ mẫm, ngoài có màu đen, trong màu trắng, khi thái mỏng, phơi khô thì trên mặt những lát thái thấy những vòng đồng tâm nổi lên. Mùi nhẹ, hơi buồn nôn, vị nhạt sau hơi gây ngứa cổ. Trong bột rễ có rất nhiều oxalat canxi hình tràm. Tại một số nước (châu Mỹ) người ta dùng rể củ của cây này bán giả một cây với công dụng làm thuốc tây (củ jalap).
Thành phần hoá học
Có tác giả cho rằng trong rễ củ của cây hoa phấn có chứa chất nhựa tẩy giống như nhựa tẩy trong củ cây jalap (châu Mỹ). Nhưng cây jalap này có tên khoa học ipomea purga Hayne thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae).
Công dụng và liều dùng
- Trong nước ta hầu như cây này ít được sử dụng. Trừ một số nơi như trên đã nói dùng với tên sâm, nhưng rất hiếm. Tại Campuchia vùng Batambang lá giã nát xoa bóp chữa sốt.
- Trẻ con thường lấy hoa đỏ nghiền nát bôi vô má để hoá trang có má hồng, phấn trong quả rất trắng và mịn được dùng xoa mặt thay phấn. Tại các nước khác lá giã nát đắp lên vết thương, lá và rễ sắc uống chữa ngộ độc đường tiêu hoá, và làm thuốc tẩy.
- Vùng Thanh Miện, Hưng Yên dùng lẫn trong đơn thuốc gồm nhiều vị với tên sâm. Ngày dùng 4 đến 6g, nhưng ở nước ngoài người ta dùng với liều 1 đến 2g rễ khô làm thuốc tẩy mạnh cho người lớn, hoặc 0,1 đến 0,4g làm thuốc nhuận tràng cho trẻ con. Cần nghiên cứu kiểm tra lại.
Cập nhật: 20/09/2022
★★★★★★ 0 đánh giá Chia sẻ Chia sẻ- Bình luận
- Câu hỏi của bạn
Hủy
XBạn vui lòng điền thêm thông tin!
Chọn tệp (Allowed file types: jpg, png, maximum file size: 100MB.
Dược liệu được quan tâm
Anh thảo
Mục lụcĐặc điểm mô tảPhân bốVai trò trong hệ sinh tháiSinh t...Sâm tố nữ
Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...Giảo cổ lam
Mục lụcMô tả câyPhân bốBộ phận dùngThành phần hóa họcTính vị...Sâm cau
Là cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30 cm, có khi hơn. Thân ...Cà gai leo
Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc
↑Từ khóa » Hoa Phấn Sâm ớt
-
Cây Sâm ớt, Hoa Phấn, Bông Phấn Hoa Quanh Năm Còn Là Cây Thuốc ...
-
Cây Hoa Phấn Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Hoa Phấn: Loài Cây đẹp Và Công Dụng Kỳ Diệu - YouMed
-
Bông Phấn (Yên Chi,Sâm ớt) | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai
-
Hoa Phấn, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Hoa Phấn
-
Sâm ớt - Vị Thuốc Của Quý Bà
-
Công Dụng, Tác Dụng Của Cây Hoa Phấn, Bông Phấn, Sâm ớt ...
-
Hoa Phấn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Công Dụng Của Cây Sâm ớt
-
Hoa Phấn - Thảo Dược Tự Nhiên Với Nhiều Công Dụng Quý
-
Hoa Phấn - Bí Kíp Làm đẹp độc đáo Của Cung Nữ Triều Nguyễn ít ...
-
Bông Phấn (Yên Chi,Sâm ớt) - YouTube
-
Cây Hoa Phấn Với Tác Dụng Của Cây Bông Phấn Và Cách Dùng Chữa ...