Công Dụng, Cách Dùng Mao Lương - Tra Cứu Dược Liệu
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- Mô tả
- Phân bố, sinh thái
- Thành phần hóa học
- Tác dụng dược lý
- Tính vị, công năng
- Công dụng
Mô tả
- Cây thảo, sống hằng năm, cao 0,30 – 0,70m. Thân và cành mọc thẳng, nhẵn.
- Lá phía gốc có cuống, xẻ 3 thùy, lá ở giữa và gần ngọn xẻ thành dải nhỏ, ngắn.
- Cụm hoa mọc ở đầu ngọn thành ngù; lá bắc hình dải; hoa nhỏ, nhiều, mà vàng nhạt; đài có 5 răng ngắn; tràng 5 cánh mỏng; nhị nhiều, ngắn; bầu có nhiều noãn,
- Quả bể, hình trứng hơi dẹt, đầu hình nón, hẹp, thành 1 quả tụ.
- Mùa hoa quả: tháng 5 – 7.
Phân bố, sinh thái
Chi Ranunculus L. phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ẩm và cận nhiệt đới, ở Việt Nam có 5 loài. Loài mao lương trên phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, từ độ cao khoảng 1.300m trở xuống, bao gồm: Hà Giang (Quản Ba: Quyết Tiến, Tùng Vài); Điện Biên (Thanh Lương, Thanh Chăn), Lạng Sơn (Cao Lộc: Đồng Đăng, Vân Lãng…); Cao Bằng (Quảng Hòa); Phú Thọ (Thanh Sơn); Hà Tây cũ (Ba Vì); Ninh Bình, Hà Nam… Trên thế giới, loài này ghi nhận có ở châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản…
Mao lương là cây ưa sáng, ưa ẩm. Cây thường mọc ở ven rừng, ven đường đi, bờ nương rẫy. Cây mọc từ hạt có thể thấy từ cuối mùa đông hoặc đầu mùa xuân, sinh trưởng mạnh trong vụ xuân – hè và sau khi có quả già, toàn cây tàn lụi ngay trong mùa thu hoặc đầu màu đông. Mao lương tái sinh tự nhiên tốt từ hạt.
Bộ phận dùng:
Toàn cây.
Thành phần hóa học
Trong cây chứa protoanemonin (anemonol) ở tất cả các bộ phận của cây trừ hạt là chất độc, nhưng sau khi phơi khô sẽ chuyển thành anemonin it độc hơn (The wealth of India, 1996).
Trong hạt chứa 18% protein, 26% dầu béo và alcaloid: ranunculin, pronemonin, nemonin, và pyrogalol tannin.
Tác dụng dược lý
Tác dụng làm phồng rộp da:
Các bộ phận của cây tươi khi xát vào da sẽ tạo ra mảng đỏ thẫm, sau đó phồng rộp lên. Tác dụng gây phồng rộp không còn sau khi phơi khô hoặc nấu kĩ [Chatterfee et al., 1997, I: 127]. Tính chất gây phồng rộp được quy cho là do chất protoanemonin (Ambasta et al., 1986). Có thể sau khi phơi khô hoặc nấu kĩ thì protoanemonin không còn.
Tác dụng chống nấm:
Cao chiết từ lá cây mao lương có tác dụng diệt nấm mạnh, phổ diệt nấm rộng, có tác dụng với cả bệnh nấm nặng, khó chữa, có tác dụng trên phạm vi pH thay đổi lớn, nhưng chỉ dùng tại chỗ, không dùng toàn thân và không độc đối với thực vật.
Tác dụng chống viêm:
Ở thí nghiệm trên in vitro, cao chiết bằng dung môi không phân cực ức chế được sự sản sinh ra các eicosanoid (những chất gây viêm), trong khi cao chiết bằng dung môi phân cực làm tăng sự tổng hợp 5 – HETE (5 – hydroxy – eicosatetraenoic acid) và LTB4 (leukotrien B4) là những chất gây dị ứng (Prieto et al., 2003).
Tính vị, công năng
Mao lương vị đắng, mùi hắc (đặc biệt là khi tươi), tính bình, có độc (nếu đã xử lí với nhiệt thị độc tính giảm), có công năng trừ phong thấp, tiêu thũng, tiêu viêm, tán kết, trừ sốt rét, giải phiền, bình khi vị, bổ thận hư, âm khi bất túc.
Ở Trung Quốc, về tính vị, sách “Quảng Tây trung dược chí” ghi: toàn cây mao lương vị hơi cay, tính ấm, có độc; sách “Toàn quốc trung thảo dược hội biên” ghi: đắng, cay, bình, có độc; sách “Tân hoa bản thảo cương yếu” ghi: đắng, bản, tươi thì có độc; sách “Trung dược từ hải” ghi: đắng, cay, hàn, có độc. Mao lương (toàn cây) có công năng tiêu thũng, tán kết, trừ sốt rét, khù phong thấp. Quả mao lương vị đắng, cay, chua. tính bình (có tài liệu ghi tính hàn); có công năng trừ phiền khát, tâm nhiệt, âm hư thất tình, phong hàn thấp.
Công dụng
Mao lương được người xưa rất trọng dụng để trị thận yếu, tinh ít, lạnh tinh, lạnh quy đầu, uống lâu người nhẹ nhõm, sáng mắt, lâu già, da dẻ tươi nhuận [Lê Trần Đức, 1997: 927].
Còn được dùng chữa lao, hạch bạch huyết, sốt rét, thấp khớp.
- Ngày 3 – 9g, sắc kỹ uống. Dùng ngoài, lấy hạt, giã nát, đắp vào chỗ sưng tấy.
- Có thể dùng cây tươi, rửa sạch, giã nát, lấy dịch bội vào chỗ rắn cắn, viêm mủ da, lở loét lâu ngày. Cũng có thể đắp lên nhưng cần theo dõi, nếu thấy chỗ đắp sưng lên thì tháo bỏ thuốc đắp ra.
Ở Ấn Độ, cây mao lương tươi, giã nát, đập vào da để làm phồng da. Rượu lá mao lương (với lượng lá ít ngâm với rượu, rất nhiều lá thì độc) bôi lên các vết côn trùng đốt hoặc xoa để chữa đau dây thần kinh liên sườn [Kirtikar et al., 1998, I: 14]. Dùng trong, toàn cây mao lương được dùng chữa bệnh về thận, điều kinh, làm lợi sữa, làm thuốc dễ tiêu [Nadkarni, 1999: 1049] (cần dùng liều thấp 4 – 8g, sắc kỹ uống).
Chú ý:
Cây mao lương rất độc.
Nếu luộc mao lương ăn sẽ rất nguy hiểm với biểu hiện cay, nóng rát miệng, phồng da và niêm mạc, ăn nhiều sẽ chết [Duke, 2002: 178]. Tuyệt đối không được ăn hoặc uống dịch tươi của cây mao lương. Khi dùng mao lương, phải dùng liều thấp và phải sắc thật kỹ.
Từ khóa » Cây Mao Lương Hoa Vàng
-
Mao Lương Hoa Vàng Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng • Hello Bacsi
-
Mao Lương Hoa Vàng: Công Dụng, Liều Lượng & Khả Năng Tương Tác
-
Ngắm Hoa Mao Lương Vàng đẹp Ngất Ngây Nhưng độc Chết Người
-
Hoa Mao Lương - Ý Nghĩa Và Biểu Tượng Của Sự Quyến Rũ
-
Hoa Mao Lương Là Hoa Gì, Có độc Không? Ý Nghĩa Và Cách Trồng Hoa ...
-
Hoa Mao Lương Vàng Có độc Không? »
-
Ý Nghĩa 'Ít Ai Ngờ' Của Hoa Mao Lương - Saigon Roses Blog
-
Cách Trồng Và ý Nghĩa đặc Biệt ít Ai Biết Của Hoa Mao Lương
-
Mao Lương Hoa Vàng - Nhà Thuốc Trung Sơn
-
Hoa Mao Lương Là Gì? Đặc điểm, ý Nghĩa Và Cách Chăm Sóc - Liti Florist
-
Cây Hoa Mao Lương Nhiều Màu - Hoàng Long Garden
-
Những Tác Dụng Tuyệt Vời Từ Mạo Lương - Tam Thất Việt
-
Họ Mao Lương – Wikipedia Tiếng Việt