Công Dụng & Cách Kích Hoạt Thẻ ATM Gắn Chip Siêu Dễ | VinID

Thẻ ATM gắn chip hiện nay không còn quá xa lạ bởi những quy định vừa đề ra từ Nhà nước về sự thay đổi trước 31/12/2021 này. Hãy cùng VinID cập nhật về định nghĩa, công dụng, cách kích hoạt và đổi sang loại thẻ ATM này trong bài viết bên dưới bạn nhé!

Nội dung chính

  • 1. Thẻ ATM gắn chip là gì? Phân biệt thẻ từ và thẻ có chip
  • 2. Tác dụng của thẻ ATM gắn chip
  • 3. Cách kích hoạt thẻ ATM gắn chip nhanh chóng
    • 3.1. Kích hoạt thẻ ATM qua tin nhắn
    • 3.2. Kích hoạt thẻ và đổi mã PIN tại cây ATM ngân hàng
    • 3.3. Kích hoạt thẻ ATM gắn chip online
  • 4. Cách sử dụng thẻ ATM gắn chip

1. Thẻ ATM gắn chip là gì? Phân biệt thẻ từ và thẻ có chip

  • Thẻ ATM chip (thẻ thông minh) là loại thẻ có gắn một vi mạch trên bề mặt thẻ. Đối với loại thẻ này, dữ liệu giao dịch được lưu trữ cố định tại con chip ở mặt trước thẻ.
  • Thẻ ATM gắn chip còn được gọi tên gọi khác là Smart Cards, Chip-and-Pin Cards, Chip-and-Signature Cards hoặc Europay – MasterCard – Visa (EMV) Card.

Phân biệt thẻ từ và thẻ ATM chip:

Phân biệt thẻ từ và thẻ chip
Thẻ từ và thẻ chip có những sự khác nhau rất dễ nhận biết
Thẻ từThẻ chip
  • Phía trước mặt thẻ không có chip.
  • Thông tin cá nhân được lưu dưới dạng văn bản sau vạch đen.
  • Thông tin dễ bị mã hoá, đánh cắp. Dễ bị kẻ gian gắn thiết bị lén ghi thao tác nhập mã PIN từ chính chủ.
  • Phía trước mặt thẻ có gắn chip.
  • Thông tin cá nhân được mã hoá dưới dạng dãy ký số theo hệ nhị phân của máy tính và được thay đổi thường xuyên.
  • Chip mã hoá thông tin tăng cường bảo mật.
  • Thẻ chip là thẻ quốc tế nên có thể sử dụng trên toàn cầu.

2. Tác dụng của thẻ ATM gắn chip

  • Mỗi khi dùng thẻ ATM chip để thanh toán, chip sẽ tạo một mã giao dịch độc nhất, không bao giờ lặp lại. Điều này vô cùng hữu dụng khi khách hàng bị đánh cắp thông tin từ một cửa hàng nào đó. Thẻ giả sẽ bị vô hiệu hoá vì mã giao dịch bị trộm sẽ không sử dụng lại được, chiếc thẻ giả sẽ bị từ chối giao dịch.
  • Ngoài ra, thẻ chip đi kèm tính năng thẻ chạm không tiếp xúc giúp tăng cường bảo mật, hạn chế tiếp xúc qua tay. Cụ thể, giao dịch sẽ được thanh toán khi bạn chạm thẻ vào máy quẹt thẻ, không cần qua tay nhân viên hoặc đưa chip vào máy. 
Thanh toán bằng thẻ chip Techcombank qua máy POS
Thẻ có tính năng không tiếp xúc (thanh toán chạm) sẽ có biểu tượng cột sóng cạnh bên chip

3. Cách kích hoạt thẻ ATM gắn chip nhanh chóng

Nếu không có thời gian đến ngân hàng thực hiện kích hoạt thẻ ATM gắn chip, bạn có thể tham khảo một số cách kích hoạt nhanh bên dưới:

3.1. Kích hoạt thẻ ATM qua tin nhắn

Khi nhận thẻ ATM gắn chip, để sử dụng dịch vụ, bạn cần kích hoạt thẻ. Hiện nay, chỉ có một số ngân hàng áp dụng kích hoạt thẻ qua tin nhắn như Sacombank, Vietcombank, BIDV,… 

Nếu chọn SMS banking, bạn cần tham khảo website hoặc gọi đến tổng đài ngân hàng đăng ký để được cập nhật thông tin chính xác.

3.2. Kích hoạt thẻ và đổi mã PIN tại cây ATM ngân hàng

Kích hoạt thẻ và đổi mã PIN tại ATM
Kích hoạt thẻ và đổi mã PIN tại ATM chỉ mất vài phút thực hiện
  • Bước 1: Cho thẻ vào cây ATM ngân hàng.
  • Bước 2: Chọn ngôn ngữ phù hợp, nhập mã PIN được cấp trên giấy thông báo từ ngân hàng khi nhận thẻ.
  • Bước 3: Bấm chọn tính năng “Đổi mã PIN” 
  • Bước 4: Thiết lập mã PIN mới. Màn hình hiện thông báo đổi mã PIN và kích hoạt thẻ thành công là hoàn thành.

Lưu ý: Thẻ sau khi nhận 10 – 15 ngày không kích hoạt sẽ tạm thời bị khoá, chủ thẻ cần ra ngân hàng yêu cầu mở khoá thẻ. Chỉ thực hiện kích hoạt thẻ tại cây ATM của ngân hàng đăng ký.

3.3. Kích hoạt thẻ ATM gắn chip online

Hình thức kích hoạt online được sử dụng trong các ứng dụng Internet Banking hoặc Mobile Banking, tuỳ thuộc vào ngân hàng bạn đăng ký. Trong các ứng dụng đó, phần kích hoạt thẻ sẽ được hiển thị ở các mục tiện ích. Một số ngân hàng có thể có hoặc không tiện ích này.

4. Cách sử dụng thẻ ATM gắn chip

Rút tiền: 

  • Người dùng tìm đến các cửa hàng hay cây rút tiền có biểu tượng nhận diện thẻ không tiếp xúc và chạm thẻ lên máy POS hoặc cây ATM. 
  • Nếu ở cây ATM, khách hàng cho thẻ vào khe máy, chọn Ngôn ngữ và Mật khẩu, chọn Rút tiền, nhập số tiền cần rút, bấm Xác nhận, nhận lại thẻ và nhận tiền từ khe là hoàn tất. 

Nạp tiền: 

  • Thực hiện đăng nhập như khi rút tiền, nhập mã PIN, chọn mục Nạp tiền, bấm số tiền cần nạp, cho tiền vào khe.
  • Chờ máy xác nhận và nhận lại thẻ, biên lai (nếu có) là giao dịch kết thúc.

Chuyển tiền: 

  • Thao tác đăng nhập như rút tiền, chọn mục chuyển khoản, nhập thông tin người nhận gồm số tài khoản và tên người  nhận.
  • Sau đó, nhập lại mã PIN và chờ hệ thống xác nhận giao dịch thành công.

Thanh toán: 

Thanh toán máy POS với thẻ ATM chip
Thanh toán máy POS với thẻ ATM chip vô cùng tiện lợi
  • Đây là điểm nổi bật của thẻ chip. Cụ thể, khi thanh toán với máy POS, chủ thẻ không cần đưa qua nhân viên, chỉ cần cho mặt gắn chip của thẻ tiếp xúc với máy. Giao dịch sẽ được xử lý nhanh chóng với tốc độ dưới 300 ms.
  • Với những hoá đơn giá trị nhỏ (tuỳ quy định mỗi ngân hàng), chủ thẻ sẽ không cần nhập mã PIN khi thanh toán với máy POS.

Đóng/ khoá khẻ: 

  • Cách 1: Đến quầy giao dịch ngân hàng đã đăng ký gần nhất để nhờ nhân viên thực hiện đóng tài khoản thẻ chip dễ dàng.
  • Cách 2: Thực hiện khoá thẻ bằng chức năng khoá thẻ được hiển thị trong máy ATM khi đăng nhập. Tuy nhiên, cách này chỉ sử dụng được khi bạn không mất thẻ ATM.
  • Cách 3: Đăng nhập vào Internet Banking, chọn chức năng Khoá thẻ.
  • Cách 4: Gọi tổng đài ngân hàng đã đăng ký để nhân viên hỗ trợ đóng thẻ nhanh chóng.

Với sự thay đổi không ngừng qua từng thời điểm, VinID tin rằng thông qua bài viết trên đã giúp bạn cập nhật một số thông tin cần biết về thẻ ATM gắn chip hiện nay. Tham khảo thêm các thông tin mới & nhiều kinh nghiệm hay khác tại https://vinid.net/blogs/ nhé! 

Banner CTA Blog

>>> Cách xử lý khi thẻ ATM bị lỗi chip <<<

Từ khóa » Hình ảnh Thẻ Atm Có Gắn Chip