Công Dụng Cây Cúc Mốc

Cây cúc mốc, công dụng cây cúc mốc, địa chỉ bán cúc mốc

Cây mọc hoang ở nhiều nơi, ngươi ta thu hái đem phơi khô để bảo quản chữa bệnh, ngày nay người ta sử dụng cúc mốc làm cảnh cũng khá đẹp

Cây Cúc mốc còn có tên Cúc bạch, Nguyệt bạch, Bạch phù dung. Tên khoa học Crossostephium chinense, họ Cúc. Là loại nhỏ, cao khoảng 20 – 40cm. Thân cứng, màu nâu. Cành non có lông trắng mốc. Lá mọc so le, hai mặt có phủ lông trắng mốc, vò nát lá có mùi thơm nhẹ. Những lá ở gần gốc chia 3 thùy nhỏ, những lá ở phần trên thì hình trứng dài, đầu tù. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, thành bông gồm nhiều đầu. Cây thường được trồng trong chậu, làm cây cảnh. Cây sống nhiều năm, chịu hạn tốt. Có thể sống được trong đất nghèo dinh dưỡng. Cây tái sinh bằng hạt hoặc giâm cành.

Cúc Mốc còn tên gọi là nguyệt bạch. Là loại cây phổ biến trong nước, thường có hoa quả vào mùa xuân khoảng từ tháng giêng đến tháng ba. Cúc mốc được trồng làm cảnh và thu hái chế biến làm thuốc chữa bệnh.

Theo đông y Cúc Mốc có vị cay, thơm, tính mát, không độc, tác dụng trị can hỏa, dương phế khí, làm tan màng nhầy, làm sáng mắt, trừ uế khí, chữa thổ huyết, chảy máu cam, cùng các chứng khác về huyết, chữa sởi, gầy lở, ù tai, trị ho, làm thuốc điều kinh.

Cúc mốc, công dụng cây cúc mốc, địa chỉ bán cúc mốcCác bài thuốc ứng dụng cụ thể như sau: - Làm thuốc điều kinh: Lá cúc mốc 20g, lá ích mẫu 15g, ngải cứu 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần uống 60 ml nước thuốc.

- Chữa đầy hơi: Lá cúc mốc 15g, hạt mít 10g, vỏ quít 8g, gừng 3g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống khi thuốc còn nóng.

- Chữa ho: Lá cây cúc mốc 15g, lá húng chanh 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trong 5 ngày liền. - Chữa thổ huyết: Lá cúc mốc 15g, cỏ nhọ nồi 5g, lá huyết dụ 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Cần dùng liên tục 7-10 thang.

Địa chỉ bán cây cúc mốc, nơi bán cúc mốc

Cây cúc mốc được thu hoạch sau đó phơi khô đóng gói để bảo quản, quý khách có nhu cầu sử dụng hãy liên hệ trước, sản phẩm hiến nhiều lúc cửa hàng không có.

Cảm mạo, ho

Cúc mốc 20g

Lá Chanh 20g

Lá Cúc tần 50g

Lá Tre 100g

Nấu sắc uống.

Ho gà

Cúc mốc 20g

Lá Táo chua 20g

Hoa nở ngày đất 30g

Kim ngân hoa 10g

Nấu sắc uống.

Hoặc dùng một vị lá Cúc mốc tươi 50g, giã nát, vắt lấy nước thêm đường cho trẻ uống.

Mẩn ngứa

Cúc mốc 20g

Kim ngân hoa 10g

Nấu uống.

Ăn không tiêu, đầy bụng

Cúc mốc 20g

Trần bì 15g

Mộc hương 10g

Gừng tươi 5g

Nấu uống

Ung nhọt

Có nhiều sách dùng lá tươi giã đắp. Sách Quân y thảo dược giới thiệu, nước vắt lá tươi có tác dụng ức chế cầu trùng Staphylo (in vitro).

Có một bạn đọc viết thư giới thiệu dùng lá Cúc mốc tươi giã đắp trị được chứng đinh râu. Chúng tôi chưa có kinh nghiệm này nên chưa giới thiệu với bạn đọc.

Chứng đinh râu là bệnh nguy hiểm, phát triển cực kỳ nhanh, tiến đến viêm tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch xoang, tử cung.

Chúng tôi đã có kinh nghiệm điều trị bằng lá Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica) trị khỏi đinh râu, đã giới thiệu trong TSK số 102, nhưng nhược điểm là nếu đắp lâu thì bị bỏng da. Còn lá Cúc mốc thì đã đắp thử hơn 2 giờ vẫn không bị kích ứng da. Đề nghị bạn đọc chưa nên thử dùng trị đinh râu ngay, mà trước tiên nên thử dùng trị ung nhọt, nếu kết quả không kém hơn Bạch hoa xà thì mới nên dùng trị đinh râu.

Từ khóa » Tác Dụng Của Lá Cúc Mốc