Công Dụng Chữa Bệnh Của Cây Gạo
Có thể bạn quan tâm
Cây gạo là một loài cây gỗ, được phân bố khá rộng ở Đông Nam Á và vùng cận nhiệt đới Trung Hoa. Với Việt Nam, cây gạo còn được coi là một trong những biểu tượng của làng quê Việt Nam với hình ảnh “hoa gạo nở đỏ rực cả một góc trời”. Thế nhưng, ít ai biết rằng, cây gạo còn có thể chữa được một số bệnh tiêu hóa và trị bỏng rất tốt.
Nội dung bài viết
- 1. Nhận biết cây gạo
- 2. Công dụng chữa bệnh của cây gạo
- 3. Một số chứng bệnh thường dùng cây gạo:
1. Nhận biết cây gạo
Cây gạo còn có tên là mộc miên thụ [Salmalia malabarica (DC.) Schott et Endl., gossampinus malabarica (DC.) Merr. ], họ Gạo (Bombacaceae) là cây vừa cho nhiều vị thuốc quý vừa làm cảnh, vừa lấy gỗ. Gạo là cây dễ trồng và mau lớn. Chỉ cần sau 2 năm là cây đã đạt tới chiều cao 2 – 3m.
Cây gạo gắn liền với hình ảnh làng quê Việt Nam (Ảnh: Internet)Sau vài chục năm, gạo đã là cây đại thụ, cao hàng chục mét. Hàng năm, cứ sang xuân, hoa gạo lại nở đỏ rực cả một vùng làm cho cảnh đồng quê lại đậm thêm hương sắc. Cây gạo được trồng ở hầu hết các vùng miền trong nước ta. Cây gạo có nhiều ở Hà Nội: Mỹ Đức (Chùa Hương), Phú Xuyên, Long Biên… và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Hoa gạo, còn gọi là mộc miên hoa, chứa nhiều protein, carbonhydrat, Ca, Mg, P… Vỏ thân chứa tanin, gôm…
2. Công dụng chữa bệnh của cây gạo
Rễ chứa cephalin phosphatid, chất nhầy, protein, chất béo… và các chất gôm nhầy. Khi dùng có thể phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn cho mùi thơm, ngậy như mùi hạt vừng.
Hoa gạo (Ảnh: Internet)Theo YHCT , hoa gạo dùng trị các bệnh đau loét dạ dày, tá tràng hoặc kiết lỵ, tiêu chảy; hoặc các bệnh thiếu máu nhược sắc, da xanh xao; các trường hợp rong kinh, đa kinh, hoặc mất máu sau phẫu thuật… Đem hoa gạo rửa sạch, để ráo nước, sấy khô, tán bột mịn, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 3 – 5g. Cũng có thể lấy nguyên cả hoa khô sắc uống, ngày 20 – 30g, chia 2 lần uống trong ngày.
Liều lượng, hoa khô, ngày 20 – 30g, dạng bột, sắc.
3. Một số chứng bệnh thường dùng cây gạo:
– Trị lỵ, viêm ruột: hoa gạo, kim ngân hoa, rễ phượng vĩ thảo, còn gọi là rễ seo gà (Pteris multifida Poir.), mỗi vị 15g, sắc uống, ngày một thang.
– Trị đau dạ dày: hoa gạo 30g, rễ lưỡng phù trâm hay còn gọi là hoàng lực (Zanthoxylum nitidum DC.) 6g, sắc uống, mỗi ngày một thang, uống 3 – 4 tuần lễ.
– Trị bỏng: lấy hoa tươi, rửa sạch, để ráo nước, giã nát, ép lấy nước bôi vào vết bỏng, hoặc lấy nước ép hoa gạo, trộn đều với dầu gấc, đồng lượng, bôi vào vết bỏng.
GS.TS Phạm Xuân Sinh
Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội
Từ khóa » Gỗ Hoa Gạo
-
Gỗ Gạo Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết
-
Gỗ Gạo Có Tốt Không? Gỗ Thuộc Nhóm Mấy? Cây Gạo Tự Nhiên
-
Cây Gạo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Gạo - Thông Tin Chi Tiết, Báo Giá, Quy Cách CâyCây Gạo - Vingarden
-
Bán Cây Hoa Gạo Đại Thụ
-
Cây Hoa Gạo - Shop Vật Tư Nông Nghiệp
-
Gỗ Gáo Vàng Là Gỗ Gì | Gỗ Đỉnh
-
Cây Gạo | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Cây Hoa Gạo: Hình ảnh, đặc điểm, ý Nghĩa Loài Hoa Của Tháng 3 - Eva
-
Cây Gạo - Tác Dụng, Cách Dùng Và ý Nghĩa Phong Thủy - WikiOhana
-
Cây Gáo Vàng - Trắng - Đỏ: Hình Ảnh, Đặc Điểm & Công Dụng
-
Cây Hoa Gạo - Sắc Màu Khó Quên
-
Cây Hoa Gạo (Cao 6m – Ms: 22338)