Công Dụng Chữa Bệnh Của Hạt Muồng Ngủ - Báo Nghệ An
Có thể bạn quan tâm
Hạt muồng ngủ tươi có vị nhạt, hơi đắng, có chất nhầy; sao qua thì có vị ngọt, đắng và mặn, tính hơi hàn; có tác dụng thanh can hoả, trừ phong nhiệt, ích thận...Cây muồng ngủ còn có tên đậu muồng, đậu ma, đậu tiên…, có tên khoa học là Cassia tora L., thuộc họ Đậu (Fabaceae), mọc hoang ở nhiều vùng trong nước ta. Quả muồng ngủ thường chín vào cuối mùa thu, người ta thu hái lấy quả, phơi khô, đập lấy hạt, trước khi dùng phải sao cho thơm.Muồng ngủ là loài cây bụi nhỏ cao 0,5- 1m. Lá mọc so le, kép lông chim chẵn, mang 2- 4 đôi lá chét hình trứng ngược. Hoa màu vàng mọc ở nách lá, thường xếp 1-3 cái không đều nhau. Quả đậu dài và hẹp, chứa nhiều hạt màu nâu nhạt.Theo tên thuốc Đông y, muồng ngủ có tên là thảo quyết minh hay quyết minh tử. Hạt muồng ngủ tươi có vị nhạt, hơi đắng, có chất nhầy; sao qua thì có vị ngọt, đắng và mặn, tính hơi hàn; có tác dụng thanh can hoả, trừ phong nhiệt, ích thận, an thần, lợi tiểu, nhuận tràng, sáng mắt…Cách sao hạt muồng ngủ: Cho hạt muồng vào nồi hoặc soong, đun nhỏ lửa, khuấy đều cho đến khi toàn bộ phía ngoài của hạt bóng láng, tiếp tục sao, một lát sau hạt nổ lép bép. Khi hạt nổ hết là coi như đã kết thúc cách sao vàng.
Nếu tiếp tục sao đến khi từ lớp hạt muồng bốc lên một lớp khói màu vàng da cam, tiếp tục sao và đảo đều tay cho đến khi lớp khói tan dần, trong chảo xuất hiện một làn khói đen nhẹ mùi thơm, nhìn lớp vỏ hơi cháy của hạt muồng là đạt yêu cầu cách của cách sao cháy.Sau đây là tác dụng trị bệnh của hạt muồng:- Chữa xuất huyết dưới da, đại tiện ra máu, hội chứng lỵ, bệnh trĩ ỉa táo ra máu và dự phòng xuất huyết não: Hạt muồng sao, hoa hoè mỗi vị 10g sắc uống. Hoặc 2 vị bằng nhau, sao, tán bột, uống mỗi lần 5g, ngày uống 3 lần.-Chữa tăng huyết áp: Hạt muồng sao cháy 12g, hòe hoa (sao vàng) 10g, cúc hoa 4g, cỏ ngọt 6g, dùng dưới dạng hãm, uống nhiều lần trong ngày. Một liệu trình 3 - 4 tuần.-Chữa mất ngủ: Hạt muồng sao cháy 12g, hãm uống hàng ngày hoặc hạt muồng sao cháy 12g, táo nhân sao đen 10g, dưới dạng hãm, uống hằng ngày vào buổi chiều và trước khi đi ngủ.- Chữa táo bón: Đại tiện khó, dùng hạt muồng sao vàng, liều 16 - 20g/ngày, dưới dạng hãm, uống nhiều lần trong ngày cho tới khi phân nhuận. Với người cao tuổi hoặc phụ nữ sau sinh, trẻ em nhỏ tuổi, bị táo, trĩ, hoặc chứng táo mạn tính dùng hạt muồng sao cháy, liều 10 - 15g/ngày, dưới dạng hãm, uống nhiều lần trong ngày.-Chữa đau mắt đỏ, mờ mắt: Hạt muồng sao cháy 12g, cúc hoa vàng 6g, hoàng liên 8g, cốc tinh thảo 8g, cam thảo 8g, sắc uống ngày một thang. Một liệu trình khoảng 3 tuần lễ.- Chữa viêm giác mạc cấp: Hạt muồng, hạt cúc hoa mỗi vị 10g, quả quan âm và cỏ tháp bút (mộc tặc) mỗi vị 5g, sắc uống.Ghi chú: Hạt muồng uống nhiều dễ gây đi lỏng và kém tiêu, khi thấy có những biểu hiện này thì ngừng uống.
Theo DS Mỹ Nữ - Nông Nghiệp - NT
Từ khóa » Cây Muồng đen Tri Benh Gi
-
Công Dụng Của Cây Muồng Trâu - Vinmec
-
Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây Muồng Trâu - Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Cây Muồng Trâu Chữa Bệnh Ngoài Da Và Làm Thuốc Nhuận Tràng
-
Cây Muồng Trâu - Công Dụng Và Cách Dùng Trị Bệnh Hiệu Quả
-
6 Tác Dụng Của Cây Muồng Trâu Trị Bách Bệnh, Số 4 Thần Kì Nhất
-
9 Tác Dụng Của Cây Muồng – Trị Bệnh, Cách Dùng Và Lưu ý - WikiOhana
-
Lá Muồng Trâu Chữa Bệnh Gì? Tác Dụng, Cách Dùng Trị Lác, Ghẻ, Lang ...
-
Cây Muồng Trâu Và Cách Chữa Bệnh Không Cần Kháng Sinh [Mới ...
-
Cây Muồng Đen - TÌM HIỂU CÁC BỆNH TRÊN CÂY ... - Facebook
-
Cây Muồng Trâu - 5 Tác Dụng Chữa Bệnh Hiệu Quả Và Cách Dùng
-
Gỗ Muồng đen (chiu Liu), đặc Tính Và ứng Dụng? - Xhome Sài Gòn
-
Cách Dùng Lá Muồng Trâu Trị Chàm, Lác Theo Kinh Nghiệm Dân Gian
-
Thảo Quyết Minh Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc