Công Dụng Của đồng Hồ đo điện - Kyoritsu
Có thể bạn quan tâm
Đồng hồ đo điện rất đa dạng về chủng loại và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Để hiểu thêm về các loại đồng hồ đo điện, công dụng của đồng hồ đo điện và cách sử dụng nó hiệu quả nhất, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Kyoritsuvietnam.net.
Đồng hồ đo điện là gì?
Đồng hồ đo điện là các dụng cụ / thiết bị chuyên dụng dùng để đo và kiểm tra tín hiệu điện, với khả năng thực hiện các phép đo điện khác nhau như: đo dòng điện, điện áp, điện trở, tần số, thông mạch,...
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đồng hồ đo điện nhằm phục vụ cho những công việc khác nhau. Tùy thuộc vào đại lượng điện (đặc tính đo) hoặc chức năng đo, đồng hồ đo điện sẽ được chia ra thành: Đồng hồ vạn năng (đo điệp áp, điện trở, thông mạch,..), Ampe kìm (đo dòng điện,..), Đồng hồ đo điện trở cách điện, Đồng hồ đo điện trở đất, Máy hiện sóng (đo dạng sóng của tín hiệu),....
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà người dùng có thể cân nhắc để lựa chọn loại đồng hồ đo điện phù hợp nhất.
Công dụng của đồng hồ đo điện
Rất nhiều người thắc mắc đồng hồ đo điện có công dụng gì? Câu trả lời là tùy thuộc vào loại đồng hồ đo điện mà công dụng của nó cũng sẽ khác nhau. Tại đây, Kyoritsuvietnam.net sẽ chỉ ra một số công dụng, chức năng nổi bật và phổ biến nhất mà chúng ta thường thấy ở các dòng đồng hồ đo điện hiện nay, bao gồm:
-
Đo dòng điện AC, DC.
-
Đo điện áp, hiệu điện thế.
-
Chức năng đo điện trở.
-
Công dụng đo thông mạch, kiểm tra kết nối mạch.
-
Đo được cường độ dòng điện nhỏ ngay cả khi có điện trở lớn.
-
Đo được tự cảm của cuộn cảm, đo điện dung với ứng dụng trong kiểm tra và lắp đặt hệ thống mạch điện.
-
Đo và kiểm tra diode, transistor.
-
Đo dao động kế cho tần số thấp, đo tần số, đo khuếch đại âm thanh hỗ trợ điều chỉnh mạch điện của radio.
-
Công dụng đo để kiểm tra điện thoại, kiểm tra mạch điện ô tô.
-
Lưu giữ số liệu đo đạc.
Phân loại đồng hồ đo điện phổ biến trên thị trường hiện nay
Như đã chia sẻ ở trên thì đồng hồ đo điện có rất nhiều loại, tùy thuộc vào ứng dụng và chức năng đo mà mỗi loại sẽ đáp ứng tốt những nhu cầu công việc cụ thể:
Đồng hồ vạn năng
Đồng hồ vạn năng hay vạn năng kế, VOM kế (vôn-ohm-miliampe) là thiết bị đo điện đa năng, được tích hợp nhiều chức năng đo trong một sản phẩm.
Về cơ bản, thì một chiếc đồng hồ vạn năng có thể đo được các thông số chính là điện áp (Volt), dòng điện (cường độ dòng điện - Ampe) và điện trở (Ohm). Tuy nhiên, nhiều dòng máy hiện đại ngày nay còn được tích hợp nhiều chức năng khác như: đo tần số, điện dung, nhiệt độ, kiểm tra diode, kiểm tra thông mạch,...
Dựa theo thiết kế và cơ cấu hiển thị, đồng hồ vạn năng được phân loại thành: Đồng hồ vạn năng chỉ kim (AMM) và đồng hồ vạn năng điện tử (DMM).
-
Đồng hồ vạn năng kim hay còn gọi là đồng hồ vạn năng tương tự (analog) là động hồ dạng cơ học, sở hữu các chức năng đo cơ bản là đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở. Kết quả đo được sẽ hiển thị bằng kim chỉ lên một thước hình cung trên mặt đồng hồ. Loại này thường được sử dụng cho các công việc đo và kiểm tra điện đơn giản, không yêu cầu cao nên giá thành tương đối thấp (chỉ khoảng từ: 300.000 đồng - 3.000.000 đồng)
-
Đồng hồ vạn năng điện tử hay đồng hồ vạn năng kỹ thuật số (digital) là loại được sử dụng phổ biến hiện nay với khả năng đo đa dạng. Ngoài 3 thông số đo điện tương tự như đồng hồ vạn năng kim ở trên, nó còn có thể thực hiện các phép đo tần số, tụ điện, điện dung, nhiệt độ,... Kết quả đo được sẽ hiển thị trên màn hình LCD điện tử. Giá thành của một chiếc đồng hồ vạn năng điện tử sẽ dao động từ 500 nghìn đến 15 triệu đồng.
Ampe kìm
Đồng hồ ampe kìm là công cụ là công cụ đo điện cầm tay chuyên dụng, được sử dụng để đo trực tiếp dòng điện chạy qua dây dẫn bằng cách kẹp thiết bị qua dây dẫn mà không cần phải ngắt mạch và đấu nối tiếp qua mạch cần đo.
Thiết bị này có thể đo được dòng điện lớn lên đến hàng trăm, hàng nghìn ampe (A) mà các dụng cụ đo điện khác không thể thực hiện được. Ngoài ra, một số sản phẩm cũng được tích hợp thêm nhiều chức năng đo lường khác như: đo công suất, điện áp, tần số điện,... Nhằm phục vụ cho nhiều mục đích công việc khác nhau.
Dựa theo cơ cấu hiển thị hay chức năng đo mà ampe kìm được chia thành nhiều loại khác nhau.
-
Theo cơ cấu hiển thị, ampe kìm được phân làm 2 loại là ampe kìm chỉ thị kim/ampe kìm tương tự (kết quả đo được thể hiện bằng chỉ thị kim trên mặt đồng hồ) và ampe kìm số (kết quả đo được hiển thị trên màn hình kỹ thuật số).
-
Theo tín hiệu đo, ampe kìm được chia thành ampe kìm AC (đo dòng xoay chiều), ampe kìm DC (đo dòng một chiều) và ampe kìm AC/DC (đo cả dòng xoay chiều và một chiều).
Đồng hồ đo điện trở cách điện
Đồng hồ đo điện trở cách điện là một dạng ohm kế đặc biệt, sử dụng điện áp một chiều có giá trị cao, đặt vào vị trí đo và đo điện trở hay khả năng cách điện của vật liệu, kiểm tra rò rỉ của dòng điện, từ đó hạn chế các nguy cơ chập cháy, giật điện,...
Dựa theo cơ cấu hiển thị, đồng hồ đo điện trở cách điện được chia thành đồng hồ đo điện trở chỉ thị kim và đồng hồ đo điện trở cách điện kỹ thuật số.
Ngoài ra, dựa theo điện áp thử mà người dùng còn có thể chia nó làm 3 loại:
-
Loại 1 dải: có 1 tùy chọn điện áp thử(thường là 500V hoặc 1000V)
-
Loại nhiều dải: có nhiều tùy chọn điện áp thử (2, 3, 5 hoặc có thể lên 6, 7; 50V – 1000V), sử dụng để đo các thiết bị điện áp thấp
-
Loại điện áp cao (250- 2500V/ 5000V/ 10000V/ 12000/15000V), sử dụng đo các thiết bị điện áp cao như: máy biến áp, động cơ, cáp,...
Máy đo điện trở cách điện được sử dụng phổ biến cho các công việc: Đánh giá khả năng cách điện của vật liệu trong sản xuất, chế tạo, lắp đặt; Kiểm tra, đánh giá định kỳ trong bảo trì hay xử lý sự cố; Kiểm tra tình trạng cách điện của dây dẫn;...
XEM THÊM: Đồng hồ vạn năng loại nào tốt nhất hiện nay? Hướng dẫn cách chọn mua
Máy đo điện trở đất
Máy đo điện trở đất (Earth Resistance Tester) chính là phương tiện đo điện trở tiếp đất. Công cụ này cho phép người dùng kiểm tra an toàn điện, xác định giá trị điện trở tiếp địa của điện cực nối đất hoặc của hệ thống điện cực nối đất (hệ thống nối đất) bằng phương pháp đo 3 cực (3 Pole) sử dụng dòng xoay chiều tần số thấp, thường được gọi là te rô mét.
Bên cạnh tính năng chính là đo điện trở tiếp đất thì một số dòng sản phẩm còn có thể sử dụng để đo dòng dò, dòng tải hay một số chức năng khác của một chiếc đồng hồ vạn năng cơ bản (tùy từng model).
Hiện nay, có 2 loại máy đo điện trở chính là: đồng hồ đo điện trở tương tự (kết quả đo được thể hiện bằng chỉ thị kim trên mặt đồng hồ) và đồng hồ đo điện trở kỹ thuật số (kết quả được hiển thị trên màn hình kỹ thuật số). Ngoài ra, dựa theo thiết kế còn có Kẹp đo điện trở đất (kiểu dáng giống ampe kìm).
Một số đồng hồ đo điện loại tốt?
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1061
Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1061 là thiết bị đo điện đa năng hiện đang được nhiều kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân điện, thợ bảo trì,... chuyên nghiệp sử dụng. Máy có khả năng đo dòng điện AC, đo điện áp AC/DC, đo điện trở, điện dung, tần số, nhiệt độ,... linh hoạt, cho độ chính xác cao nhờ được tích hợp công nghệ True RMS cho phép làm việc tốt ngay cả trong môi trường nhiễu.
Thông số kỹ thuật nổi bật:
-
DC V: 5.0000/50.000/500.00/1000.0V
-
DC A: 500.00/ 5000.0µA/ 50.000/ 500.00mA/ 5.0000/ 10.000A
-
DCV+ACV: 5.0000/50.000/500.00/1000.0V
-
DCA+ACA: 500.00/ 5000.0µA/ 50.000/ 500.00mA/ 5.0000/ 10.000A
-
Dải đo dòng ACA (RMS): 500.00/5000.0µA/50.000/500.00mA/5.0000/10.000A
-
Dải điện áp ACA (RMS): 50.000/500.00mV/5.0000/50.000/500.00/1000.0V
-
Điện trở (Ω): 500.00Ω/5.0000/50.000/500.00kΩ/5.0000/50.000MΩ
-
Kiểm tra thông mạch: 500.0Ω
-
Kiểm tra điốt: 2.4V
-
Nhiệt độ: -200~1372ºC (K-type )
-
C: 5.000/50.00/500.0nF/5.000/50.00/500.0µF/5.000/50.00mF
-
F: 2.000~9.999/9.00~99.99/90.0~999.9Hz/0.900~9.999/9.00~99.99kHz
Giá tham khảo: 9.619.000đ
Ampe kìm Kyoritsu 2117R
Ampe kìm Kyoritsu 2117R là thiết bị đo dòng điện nổi bật của thương hiệu Kyoritsu - Nhật Bản, sở hữu chức năng đo dòng điện xoay chiều lên đến 1000A. Ngoài ra, thiết bị này còn có thể đo được điện áp xoay chiều và một chiều, đo điện trở, thông mạch,.... Máy có thiết kế nhỏ gọn, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn điện IEC 61010-1 CAT IV 300V / CAT III 600V.
Thông số kỹ thuật nổi bật:
-
DC V: 60.00/600.0V; ±1.0%rdg±3dgt (60V); ±1.2%rdg±3dgt (600V)
-
AC V: 60.00/600.0V; ±1.0%rdg±2dgt [45 - 65Hz] (600V); ±1.5%rdg±4dgt [40 - 1kHz]
-
AC A: 60.00/600.0/1000A; ±1.5%rdg±4dgt [45 - 65Hz]; ±2.0%rdg±5dgt [40 - 1kHz]
-
Điện trở (Ω): 600.0Ω/6.000/60.00/600.0kΩ; ±1.0%rdg±5dgt (600Ω); ±2.0%rdg±3dgt (6/60/600kΩ)
Giá tham khảo: 1.680.000đ
Đồng hồ đo điện trở cách điện Kyoritsu 3005A
Đồng hồ đo điện trở cách điện Kyoritsu 3005A sở hữu chức năng đo điện trở với dải đo rộng lên đến 1000V, là trợ thủ đắc lực đang được nhiều kỹ sư, thợ điện tin dùng để nâng cao chất lượng công việc. Thiết bị không chỉ có khả năng đo nhanh chóng với độ chính xác cao mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng nhờ đáp ứng các tiêu chuẩn Tiêu chuẩn an toàn: IEC 61010-1 CAT III 300V ô nhiễm cấp độ 2; IEC 61010-2-031; IEC 61557-1/2/4; Phân loại IP: IEC 60529-IP54; Tiêu chuẩn EMC: IEC 61326-1.
Thông số kỹ thuật nổi bật:
AC V:
-
Dải điện áp AC: 0 - 600V AC
-
Độ chính xác: ±5%rdg±3dgt
Đo liên tục:
-
Phạm vi đo (giá trị trung bình): 20Ω/200Ω/2000Ω
-
Điện áp đầu ra trên mạch hở: 7 - 12V DC
-
Dòng đo: 200mA DC phút.
-
Độ chính xác: ±1.5%rdg±5dgt (20Ω); ±1.5%rdg±3dgt (200Ω/2000Ω
Đo điện trở cách điện:
-
Điện áp thử: 250V/500V/1000V
-
Phạm vi đo (giá trị trung bình): 20MΩ/200MΩ/2000MΩ
-
Điện áp đầu ra trên mạch hở: điện áp thử nghiệm định mức +20%, -0%
-
Dòng điện danh định: 1mA DC phút.
-
Đầu ra ngắn mạch: xấp xỉ 1.5 mA DC.
-
Độ chính xác: ±1.5%rdg±5dgt (20MΩ/200MΩ); ±10%rdg±3dgt (2000MΩ)
Giá tham khảo: 4.950.000đ
Đồng hồ đo điện trở đất Kyoritsu 4105AH
Kyoritsu 4105AH là máy đo điện trở đất kỹ thuật số được ứng dụng phổ biến trong kiểm tra an toàn điện, xác định giá trị điện trở tiếp đất của điện cực nối đất hay của hệ thống điện cực nối đất (hệ thống nối đất), đo, kiểm tra, dự đoán về điện trở đất một cách chính xác.
Thiết bị này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như: thiết kế nhỏ gọn, an toàn theo tiêu chuẩn IEC 60529 IP54; khả năng chống bụi, chống thấm nước tốt; tự động cảnh báo khi điện trở của các gậy tiếp đất phụ trợ vượt quá dung sai;...
Thông số kỹ thuật nổi bật
Dải đo:
-
Điện trở đất: 0 - 20Ω/0 - 200Ω/0 - 2000Ω
-
Điện thế đất [50,60Hz]: 0 - 200V AC
Độ chính xác:
-
Điện trở đất: ±2%rdg±0.1Ω ( dải 20Ω), ±2%rdg±3dgt (dải 200Ω/2000Ω)
-
Điện thế đất: ±1%rdg±4dgt
Bảo vệ quá tải:
-
Điện trở đất: 280V AC trong 10 giây, qua 2 trong 3 cổng
-
Điện thế đất: 300V AC trong một phút
-
Giá tham khảo: 5.150.000đ
Hy vọng từ những chia sẻ trên đây của chúng tôi về khái niệm, công dụng và chức năng của đồng hồ đo điện cũng gợi ý về một số đồng hồ đo điện loại nào tốt mà chúng tôi chia sẻ ở trên đây, các bạn sẽ hiểu thêm về dòng sản phẩm này cũng như lựa chọn được chiếc máy phù hợp nhất hỗ trợ cho công việc của mình.
Từ khóa » Sử Dụng Dụng Cụ Nào để Kiểm Tra Mạch điện
-
Khi Kiểm Tra Mạch điện, Ta Dùng Dụng Cụ Nào?
-
Khi Kiểm Tra Mạch điện Ta Dùng Dụng Cụ Nào? - TopLoigiai
-
Khi Kiểm Tra Mạch điện, Ta Dùng Dụng Cụ Nào?
-
Khi Kiểm Tra Mạch điện, Ta Dùng Dụng Cụ Nào?
-
Khi Kiểm Tra Mạch Điện Ta Dùng Dụng Cụ Nào, Khi ... - Thevesta
-
Để Kiểm Tra Mạch điện Thực Hành Ta Dụng Dụng Cụ Nào
-
Người Ta Dùng Dụng Cụ Gì để Kiểm Tra Mạch điện Có điện Hay Không?
-
Khi Kiểm Tra Mạch điện, Ta Dùng Dụng Cụ Nào?
-
Hướng Dẫn Kiểm Tra đo Thông Mạch Bằng đồng Hồ Vạn Năng
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Các Dụng Cụ đo điện Các Loại
-
Thiết Bị Kiểm Tra Mạch Điện/Điện Extech - CT40
-
Thiết Bị đo Kiểm Tra điện Gồm Những Loại Nào?
-
Kiểm Tra Mạch điện Bằng đèn - TaiLieu.VN
-
Tổng Hợp Các Thiết Bị đo, Kiểm Tra điện - SUPER MRO
-
Đồng Hồ Dùng để đo điện Trở Mạch điện Là Gì? Câu 2: Dụng Cụ Nào ...
-
Trắc Nghiệm Công Nghệ 9 Bài 12: Kiểm Tra An Toàn Mạng điện Trong ...
-
Đo Lường điện - Lidinco
-
Bài 3: Dụng Cụ Dùng Trong Lắp đặt Mạch điện
-
Bút Thử điện Là Gì? Nguyên Lý Hoạt động? Cách Sử Dụng Bút Thử điện?