Công Dụng Của Lá Bàng đối Với Cá Cảnh? - BacLieu

Ông Phạm Văn Quân, Khóm 3, Phường 7, TP Bạc Liêu có hỏi: Gần đây trên mạng xã hội có đăng tác dụng của Lá Bàng khô như thần dược dùng phòng và trị bệnh cho một số loại cá cảnh. Hỏi TS Khoa có đúng vậy không và cách sủ dụng ra sao?

Xin cám ơn!

Câu hỏi trên được TS Nguyễn Xuân Khoa trả lời như sau:

Chiết xuất từ Lá Bàng sẽ tái lập một môi trường gần tự nhiên hơn cho cá Rồng và các loài cá ưa nước mềm, như cá dĩa, cá lia thia. Vì trong lá này tiết ra một loại nhựa có chứa axit humic và loại axit này được xem như là một chất tiêu diệt và ngăn ngừa hữu hiệu các loại vi khuẩn, các loại nấm trên cá. Một số loài cá khi có bệnh tự chúng tìm tới những nơi có nhiều lá Bàng rụng và lưu trú tại đó.

Lá Bàng triết xuất sẽ kết hợp với Amonia (NH3) trong nước làm giảm lượng NH3. Loại trừ được bệnh ngộ độc Amonia quá cao trong nước.

Chiết xuất lá Bàng có chứa một lượng Calcium rất cao mà ít có động vật hoặc thực phẩm nào có thể cung cấp thường xuyên cho cá Rồng, do vậy sẽ làm tăng cơ bắp, bộ xương khỏe mạnh, răng và các vây cá sẽ to đều và đẹp.

Lá bàng có tác dụng làm giảm độ pH của nước nhưng không đáng kể . Lá bàng có chứa violaxanthin, violeoxanthin, lutheinepoxid và thêm hai chất luthein-izomer các chất này rất hữu ích cho cá cảnh nói chung và các loại cá betta nói riêng.

Ảnh: Nguồn Internet

*Với cá chọi đá

Sau những lần đánh nhau các vây bị rách nát nhiều, vẩy cũng bị bong. Cá thường bị suy nhiều sau những trận chiến như thế này hay sau khi đẻ trứng thụ tinh. Để cho cá khỏi bị viêm các vết thương và đỡ bị nghiêm trọng, người ta thường bỏ vào bể 1 lá bàng sẽ giúp cá mau lành các vết thương .

*Với cá betta nói chung

Trong việc chăm nuôi cá betta người ta cũng hay dùng lá bàng, vì lá bàng giúp kích thích khả năng sinh sản , bảo vệ trứng cá khỏi sự tấn công của các vi khuẩn , tăng số trứng được thụ tinh. Tác dụng của lá bàng là giữ sạch nước không bị nấm, giúp cá không bị căng thẳng, ngăn chặn các loài vi khuẩn và các chất độc khác. Mục đích chính là để phòng ngừa bệnh nát vây, nấm trên vây. Không những vậy , lá bàng còn giúp tăng cường miễn dịch.

Làm sạch lá bàng khô trước khi dùng và nên sử dụng lá bàng với nước mới, sau 1 đến 2 ngày lá sẽ làm nước biến đổi thành màu nâu và cung cấp một số axit hữu cơ như axit humic và axit tannic cho nước, nó giúp tạo một môi trường tự nhiên của hầu hết các con cá nhiệt đới. Lá Bàng chiết xuất sẽ kết hợp với Amonia (NH3) trong nước làm giảm và hấp thụ các hóa chất độc hại như NH3, H2S. Loại trừ được bệnh ngộ độc Amonia quá cao trong nước. Chiết xuất lá Bàng còn có chứa một lượng Calcium rất cao mà ít có động vật hoặc thực phẩm nào có thể cung cấp thường xuyên cho cá, do vậy sẽ làm tăng cơ bắp, bộ xương khỏe mạnh, răng và các vây cá sẽ phát triển.

Ngoài ra , lá bàng cũng có thể xử lý kim loại nặng trong nước (rất có hại cho cá), đây là điều mà ít ai biết đến. Về liều dùng thì mình thấy ở trên mạng rất nhiều, nhưng đa số là 1 lá >= 15cm cho 20 lít nước. Dùng ngâm cá trong 10 ngày.

*Chú ý: chỉ dùng lá bàng khô và rụng, tránh nhặt lá bàng xanh về phơi khô! Sau khi nhặt lá bàng khô , các bạn nên sấy qua rồi bọc vào túi nilon để tránh ẩm, lá dùng được lâu hơn.

*Đối với cá Rồng.

Cá Rồng được sống trong môi trường có chứa chiết xuất từ lá Bàng, sẽ có những bộ vây đều to, dầy, và sáng bóng, đồng thời khi va chạm mạnh cá ít có khả năng rụng vây.

Làm tăng màu sắc của cá Rồng, màu sẽ trở nên sáng bong, làm giảm độ PH của nước và hấp thụ các hóa chất độc hại như NH3, H2S...

Tăng thêm hàm lượng vitamin và khoáng chất, giúp cá chóng lớn và sự trao đổi chất tốt hơn cá ăn nhiều hơn.

Những ai có tham vọng cho cá Rồng đẻ, thì việc áp dụng lá Bàng thích hợp sẽ kích thích cá sinh sản khi đủ tuổi trường thành và làm tăng số trứng được thụ tinh.

Lá Bàng khi sử dụng đúng liều lượng sẽ cho nước có màu trà nhạt, dưới ánh đèn sẽ kích thích cá mau lên màu và việc ngắm nhìn cá cũng thú vì hơn vì ánh sáng của màu vây thêm đậm hơn.

Là một loại lá không mang lại tác dụng phụ cho cá Rồng, nếu bạn có sử dùng thường xuyên 365 ngày.

Việc thay nước sẽ không cần thường xuyên và lá Bàng sẽ làm mất mùi hôi của nước và hồ cá.

+Cách chọn lá bàng cho cá rồng

- Chỉ chọn lá Bàng khô, đã úa vàng hoặc rớt rụng có màu nâu đỏ. Tránh lấy các lá bàng hoặc khu vực cây bàng đã bị xịt thuốc trừ sâu. Không dùng được vì nguy hiểm cho cá.

- Phơi khô lá Bàng dưới ánh nắng để tránh ẩm mốc và có thể sử dụng lâu dài

+Cách dùng lá Bàng với liều lượng phù hợp: - Mỗi lá Bàng 10cm sử dụng với 4 - 8 lít nước đối với cá Rồng, như vậy với hồ 1.2mx60x60 với lượng nước 300 lít có thể dùng 40 lá Bàng, nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì chỉ khi cá bị bệnh thì mới dùng lượng lá bàng nhiều như vậy. Vì dùng nhiều quá màu nước hồ sẽ rất đậm và như vậy bạn rất khó ngắm cá và khi thay nước nếu bạn thay một lượng lớn nước mới sẽ làm tăng PH đột ngột cá sẽ bị sốc, có thể bỏ ăn.

-Bạn chỉ nên dùng 10 lá cho hồ 120x60x60

- Cắt nhỏ vụn lá Bàng, cho vào bịch vải, đem ngâm trong bộ lọc để lá bàng tiết ra nhựa và thường thì mỗi bịch như thế chỉ nên sử dụng trong khoảng 2 -3 tuần, sau đó thay bịch khác với lá Bàng mới.

-Tránh dùng lá Bàng kết hợp với muối.

- Lá Bàng không có tác dụng phụ.( có điều làm nước ngã sang màu vàng, xấu hồ cá tí)

- Lá Bàng rất tốt cho sự phát triển của cá rồng có thể sử dụng thường xuyên được

*Đối với rắn Ri voi, Ri cá.

Qua quá trình áp dụng thử đối với việc nuôi rắn Ri Voi, Ri Cá của gia đình mình, bước đầu tôi thấy lá Bàng khô ngâm vô hồ nước nuôi rắn ri Voi, Ri cá; một số bệnh do vi khuẩn, nấm làm rắn bị bệnh Lở loét hầu như không xảy ra. Nước hồ nuôi rắn cũng ít có mùi hôi hơn.

Sử dụng khoảng 10 lá bàng khô loại lớn cho 1m 3 nước. ngâm sau 1 tuần xả nước, thay nước mới; cứ để lá bàng, khi nào thối mục sẽ vớt ra bỏ.

Chúc Ông và các bạn đọc nuôi cá thành công!

Từ khóa » Cách Sử Dụng Lá Bàng Nuôi Cá