Công Dụng Của Mầm đậu Nành & Cách Làm Bột Mầm đậu Nành | VinID

Mầm đậu nành là món ăn thơm ngon, được nhiều phụ nữ ưa chuộng vì đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe và sắc đẹp. Cùng VinID tìm hiểu thêm về công dụng của mầm đậu nành, cách làm bột mầm đậu nành đơn giản cũng như những lưu ý khi sử dụng, bảo quản nhé!

Nội dung chính

  • 1. Giải đáp: Mầm đậu nành là gì?
  • 2. Công dụng của mầm đậu nành
  • 3. Cách làm bột mầm đậu nành
    • 3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
    • 3.2. Các bước làm bột mầm đậu nành
  • 4. Lưu ý khi sử dụng bột mầm đậu nành
  • 5. Cách bảo quản bột mầm đậu nành

1. Giải đáp: Mầm đậu nành là gì?

Mầm đậu nành là hạt đậu nành được ủ nảy mầm, phần thân mềm và mọng nước với chiều dài từ 3 – 7 cm. Theo các chuyên gia sức khỏe, mầm đậu nành rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, đặc biệt giúp cải thiện sắc đẹp và sinh lý phụ nữ. 

2. Công dụng của mầm đậu nành

Thành phần của mầm đậu nành rất giàu chất đạm, chất béo chưa bão hòa, isoflavones, các loại vitamin, chất xơ và các khoáng chất có lợi khác cho sức khỏe.

Ngăn ngừa ung thư

Isoflavones hay còn gọi là estrogen thực vật hay nội tiết tố nữ thực vật trong mầm đậu nành có công dụng ức chế các tế bào gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư cổ tử cung.

Phòng ngừa các bệnh tim mạch

Isoflavones còn giúp giảm cholesterol trong máu, chống rối loạn lipid máu, có tác dụng phòng ngừa các bệnh về tim mạch hiệu quả.

Có lợi cho phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh

Mầm đậu nành giúp bổ sung dưỡng chất phytoestrogen cho cơ thể, có tác dụng ngăn ngừa, giảm bớt các triệu chứng rối loạn, duy trì chuyển hóa ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Giảm tình trạng thâm nám, tàn nhang

Nhờ giàu Vitamin E, mầm đậu nành có thể sản xuất thành tinh bột điều có tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như sạm nám, giúp làm đẹp da.

Giúp tăng kích thước vòng 1

Mầm đậu nành chứa nhiều Isoflavones kích thích phát triển lớp mỡ đệm ở mô ngực, giúp vòng 1 được nở nang, săn chắc hơn.

Bột mầm đậu nành
Bột mầm đậu nành có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe

3. Cách làm bột mầm đậu nành

3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Đậu nành: 200 gram
  • Nước sạch: 100ml

3.2. Các bước làm bột mầm đậu nành

Bước 1: Sơ chế đậu nành

  • Đậu nành loại bỏ sạn cát và bụi bẩn.
  • Ngâm đậu nành trong nước khoảng 2 – 3 tiếng cho nở mềm.

Bước 2: Ủ đậu nành

  • Lót một khăn ẩm dưới đáy rổ, trải một lớp đậu mỏng, lại phủ thêm một chiếc khăn ẩm lên trên trong 2 ngày, đậu sẽ mọc mầm khoảng 1 – 2 cm. 
  • Đem đãi vỏ đậu nành.
Mầm đậu nành
Đậu nành đã mọc mầm

Bước 3: Làm khô mầm đậu nành

  • Đậu mọc mầm rửa thật sạch, phơi nắng từ 4 – 7 ngày hoặc sấy khô bằng lò nướng chuyên dụng.
  • Mầm đậu nành sau khi sấy khô, đem rang chín.

Bước 4: Xay mầm đậu nành

  • Mang mầm đậu nành đi xay thành bột mịn. Để vào hộp kín, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. 
  • Bột mầm đậu nành có thể sử dụng trong vòng 5 tháng.
Bột mầm đậu nành
Nghiền mầm đậu nành thành bột

Bước 5: Thành phẩm

Dùng mầm đậu nành cho các món xào, rang hoặc nấu canh như canh chân giò, canh xương, canh thịt băm….đều rất ngon và bổ dưỡng. Bên cạnh đó, bột mầm đậu nành có thể được nấu thành sữa đậu hoặc làm thành đậu phụ. 

Sữa đậu nành
Sữa đậu nành làm từ bột mầm đậu nành

4. Lưu ý khi sử dụng bột mầm đậu nành

Mầm đậu nành là sản phẩm tốt cho sức khỏe, lành tính. Tuy nhiên, cần lưu ý một số điều khi sử dụng mầm đậu nành để đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

  • Mầm đậu nành không được uống sống, để đảm bảo giữ được các dưỡng chất, cần pha với nước ấm và nên được uống ngay sau khi pha.
  • Mỗi ngày, bạn chỉ nên uống 500ml bột mầm đậu nành, không nên lạm dụng quá nhiều.
  • Tránh dùng bột mầm đậu nành khi đói vì cơ thể sẽ không hấp thu được chất dinh dưỡng trong bột mầm.
  • Ngoài ra, không được kết hợp mầm đậu nành cùng một số loại thực phẩm sau:
    • Mật ong: Khi kết hợp với mầm đậu nành có thể tạo nên hiện tượng đông máu, gây tắc nghẽn mạch máu, thậm chí gây tử vong với những người bị bệnh tim.
Mật ong
Mật ong kết hợp cùng mầm đậu nành gây tắc nghẽn mạch máu
    • Đường đỏ: chứa nhiều axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic. Khi kết hợp cùng canxi, protit trong mầm đậu nành sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có và làm ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
Đường đỏ
Đường đỏ kết hợp cùng mầm đậu nành làm ảnh hưởng hệ tiêu hóa
    • Trứng: Trong lòng trắng trứng có chứa men trypsin. Khi sử dụng cùng mầm đậu nành tạo thành hợp chất kết tủa khiến cơ thể khó hấp thu và làm mất đi các chất dinh dưỡng trong 2 loại thực phẩm này.
Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng kết hợp cùng mầm đậu nành gây khó tiêu

5. Cách bảo quản bột mầm đậu nành

  • Bảo quản bột mầm đậu nành trong hộp kín, tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí. 
  • Để kéo dài thời gian tươi nguyên của bột mầm đậu nành, có thể đặt trong ngăn mát tủ lạnh. 
  • Tránh để bột mầm đậu nành ở những nơi có độ ẩm cao hay tối tăm, ẩm mốc.
  • Bột nếu đã mở nắp hộp nên thường xuyên sử dụng.

VinID hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, các công dụng của mầm đậu nành cũng như cách làm bột mầm đậu nành đơn giản. Mua các nguyên liệu, thực phẩm tươi ngon nhất tại siêu thị WinMart hoặc tải ứng dụng đi chợ online VinID. 

Banner CTA Rau củ quả 750

>>> Cách uống sữa đậu nành tốt cho cơ thể <<<

Từ khóa » Canh Mầm đậu Nành