Công Dụng Của Mủ Trôm Và Cách Pha Mủ Trôm Giải Nhiệt Cho Cả Nhà
Có thể bạn quan tâm
Mát gan, giải độc, thanh lọc cơ thể, tăng cảm giác no nên rất hữu ích trong việc giảm cân… là những công dụng của mủ trôm mà bạn không nên bỏ qua.
Mủ trôm là một loại nguyên liệu được dùng khá phổ biến trong một số món giải khát như mủ trôm đường phèn, mủ trôm hạt é, sương sâm mủ trôm… Tuy nhiên, trong y học, mủ của cây trôm còn được xem như một vị thuốc vì chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe.
Trong bài viết này, Hello Bacsi giới thiệu đến bạn những công dụng tuyệt vời của mủ trôm cùng cách chế biến và những lưu ý khi dùng, mời bạn cùng tìm hiểu.
Mủ trôm là gì?
Mủ trôm hay còn gọi là nhựa của cây trôm được tiết ra từ những vết thương trên vỏ của loài cây này. Đây là loài cây ở vùng nhiệt đới, tại Việt Nam, loài cây này mọc tự nhiên nhiều ở Ninh Thuận, Bình Thuận…
Mủ trôm khô nguyên chất thường có màu trắng ngà, trắng đục, hình dạng thanh dài hay cục tròn tùy theo phương thức khai thác. Khi được ngâm trong nước, mủ trôm hấp thụ nước và trương nở tạo thành hỗn hợp sánh mịn, hơi có độ nhớt.
Thành phần dinh dưỡng của mủ trôm
Nhựa cây trôm chứa các khoáng chất cần thiết gồm: sắt, canxi, kẽm, natri, kali… cùng các axit amin như leucine, lysine, phenylalanine, threonine, isoleucine, methionine, valine, histidine…
Ngoài ra, trong thành phần của nhựa cây này còn có 37% axit uronic, hợp chất polysaccharide cao phân tử, còn gọi là đường phức (đường đa). Hợp chất polysaccharide khi thủy phân sẽ cho ra các loại đường như D-galactose, L-rhamnose và axit D-galacturonic, trimethylamin, acetylat…
Công dụng của mủ trôm
Nhiều người thường thắc mắc tác dụng của mủ trôm hay công dụng của mủ trôm là gì? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!
Theo Đông y, nhựa của cây trôm có vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt, giải độc nên đem lại công dụng mát gan, giải độc, giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả.
Y học hiện đại phân tích thấy mủ cây trôm có thành phần chất xơ cao, đặc tính trương nở tốt, có khả năng kết dính nên đem lại công dụng giải độc, cải thiện nhu động ruột, phòng chống táo bón. Nhiều chuyên gia sức khỏe cho rằng loại nhựa cây này còn có công dụng cải thiện mỡ máu, tăng cảm giác no tốt cho người đang có nhu cầu giảm cân, điều tiết lượng đường trong máu ở người thừa cân, béo phì…
Mách mẹ cách pha mủ trôm thơm ngon giải nhiệt cho cả nhà
Để có các món thức uống có thành phần là mủ trôm, trước tiên bạn cần ngâm loại nhựa cây này trong nước lọc nấu sôi để nguội cho trương nở hết mức.
Cách ngâm mủ trôm
Vì loại nhựa cây này có tính trương nở cao nên bạn chỉ nên ngâm với tỷ lệ khoảng 5g mủ trong 1 lít nước, nước ngâm mủ trôm nên là nước đun sôi để ở nhiệt độ phòng. Để đảm bảo vệ sinh, bạn nên ngâm mủ trôm trong bình thủy tinh có nắp đậy kín. Để loại mủ này có thể trương nở hoàn toàn, bạn cần ngâm trong khoảng từ 12 – 24 giờ. Lưu ý là việc dùng mủ trôm ngâm chưa nở hoàn toàn có thể gây tắc ruột vì loại nhựa cây này sẽ tiếp tục hút nước và trương nở khi đi vào đường tiêu hóa.
Bạn không nên vì muốn rút ngắn thời gian mà ngâm mủ trôm trong nước nóng hay nấu sôi vì nhiệt độ cao sẽ phá hủy cấu trúc của các phần tử polysaccharide làm ảnh hưởng đến độ nhớt gây mất tác dụng.
Mủ trôm sau khi ngâm nở, bạn đổ ra rây rửa lại cho sạch, nếu không dùng hết, bạn nên cất vào hũ có nắp đậy và để trong ngăn mát tủ lạnh rồi dùng dần. Lưu ý là mỗi lần ngâm, bạn chỉ nên ngâm một lượng vừa phải đủ dùng trong 1-2 ngày, tránh ngâm quá nhiều dễ bỏ phí.
Cách pha mủ trôm với đường phèn
Để có món nước mủ trôm thơm ngon, bạn nên pha mủ trôm với nước đường phèn đã nấu sôi để nguội.
Mủ trôm sau khi ngâm nở, bạn đem pha với nước đường phèn nấu rồi cho thêm vài viên đá. Để tăng thêm hương vị cho món thức uống này, bạn có thể cho thêm hạt é đã ngâm nở, nước cốt tắc.
Ngoài dùng làm thức uống, bạn có thể kết hợp mủ trôm đã ngâm trương nở ăn chung với thạch sương sâm, mủ cây gòn, dùng như topping cho một số món chè (chè nha đam đường phèn, chè đậu xanh mủ trôm)…
Những lưu ý khi sử dụng mủ trôm
Trong dân gian, mủ trôm được xem như một vị thuốc mát gan, giải độc, thanh nhiệt, ngừa táo bón nên việc dùng loại nhựa cây này cũng nên chú ý về liều lượng. Do đó, câu trả lời cho câu hỏi “uống mủ trôm mỗi ngày có tốt không” là bạn không nên sử dụng mủ cây trôm quá thường xuyên, dù là dùng dưới dạng nước giải khát, món ăn vặt giải nhiệt.
Trong khi dùng mủ trôm, nếu nhận thấy có các triệu chứng khác thường bạn không nên tiếp tục dùng. Ngoài ra, những trường hợp sau không nên dùng các món thức uống được chế biến từ nhựa của loại cây này:
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
- Người có khối u đường tiêu hóa
- Đang sử dụng thuốc điều trị bệnh nhằm tránh tương tác thuốc.
Ngoài ra, khi mua mủ trôm, bạn nên chọn mua sản phẩm của các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng, có hướng dẫn sử dụng. Với những công dụng của mủ trôm được chia sẻ ở trên, cùng những lưu ý trong khâu chế biến, sử dụng, mong rằng bạn đã biết cách làm ra các món thức uống thơm ngon cho cả nhà thưởng thức.
[embed-health-tool-bmr]
Từ khóa » Cách Ngâm Mủ Trôm Khô Nhanh
-
Cách Ngâm Mủ Trôm Sao Cho Nhanh Và Tiện Lợi Nhất? - Khonia
-
Cách Ngâm Mủ Trôm Sao Cho Ngon Và An Toàn Tại Nhà - Yêu Trẻ
-
Hướng Dẫn Ngâm Mủ Trôm Khô Thanh Nhiệt Tại Nhà - Bách Hóa XANH
-
5 Cách Nấu Nước Mủ Trôm Thanh Mát Giải Nhiệt Cho Ngày Hè Nóng Bức
-
Cách Ngâm Và Nấu Mủ Trôm Ngon
-
Ngâm Mủ Trôm Bị Chua,Nguyên Nhân Vì Sao?
-
Mủ Trôm Uống Có Tác Dụng Gì? Cách Ngâm, Cách Pha Mủ Trôm Giải Khát
-
Bí Quyết Pha Nước Mủ Trôm đúng điệu Giúp Thanh Nhiệt Giải Khát ...
-
Cách Ngâm Mủ Trôm Và Sử Dụng An Toàn Cho Gia đình Bạn
-
Cách Bảo Quản Mủ Trôm Sao Cho Ngon Và An Toàn Tại Nhà, Cách ...
-
MỦ TRÔM HẠT CHIA ĐƯỜNG PHÈN Thanh Mát, Giải Khát Ngày Hè
-
Cách Ngâm Mủ Trôm Khô Mới Nhất Năm 2022
-
Mủ Trôm để được Bao Lâu
-
Cách Chế Biến Mủ Trôm - Cách Ngâm Mủ Trôm Sao Cho Nhanh Và ...