Công Dụng Của Rau Tía Tô, Tía Tô Khô, Bột Tía Tô Và Cách Dùng - Thảo ...

Vốn là một loại rau gia vị dân giã, tía tô trở thành vị thuốc “trứ danh” trong Đông y nhờ phát hiện của thần y Hoa Đà. Tía tô có vị cay, tính ôn, vào hai kinh phế và tỳ. Công dụng: phát tán phong hàn, lý khí, sơ thông, giải được độc của cua cá.

  • Tô ngạnh là cành tía tô, tác dụng hóa đờm hàn, lý khí (hành khí bên trong cơ thể), khoan hung (ức chế, hòa hoãn tà khí mạnh).
  • Tô diệp là lá tía tô, tác dụng giải biểu hàn (mở mạch tầng ngoài cơ thể).
  • Tô tử là hạt tía tô có tác dụng giáng khí từ trên xuống dưới.

Chủ trị: (Đông dược học – Hoàng Duy Tân – Hoàng Anh Tuấn)

1 – Trị ngoại cảm phong hàn: Các chứng thương phong cảm mạo, sợ lạnh, sốt nóng, nghẹt mũi, ho.

2 – Khí uất thực trệ: Trọc khí hàn tà xâm phạm vào Vị, ngực bứt rứt, khí trướng, hay ợ hơi, thai nghén (nôn nửa lúc có thai).

3 – Trị trúng độc cá cua gây ra ngực đầy, bứt rứt, nôn ọe, có thể chỉ dùng một vị thuốc này.

Tác dụng dược lý: (Đông dược học – Hoàng Duy Tân – Hoàng Anh Tuấn)

  • Làm giãn mạch ngoài da, kích thích thần kinh tuyến mồ hôi, làm ra mồ hôi.
  • Làm giảm bớt vật bài tiết của khí quản, hoãn giải sự co thắt của khí quản.
  • Xúc tiến sự phân tiết dịch tiêu hóa, tăng nhu động của vị trường.
  • Dầu tử tô có tác dụng phòng thối rữa khác nhanh.

Một số ứng dụng hiệu quả trong đời sống

  1. Ngừa cảm mạo phong hàn: khi bị cảm mạo phong hàn dùng tía tô nấu với nước uống nóng ấm, uống từ từ từng chén nhỏ một, vừa uống vừa theo dõi hiệu quả, khi hết triệu chứng thì ngừng. Triệu chứng của cảm mạo phong hàn: Nghẹt mũi, ho, sốt, sợ lạnh …Có thể nấu cháo hành, tía tô ăn nóng để gia tăng hiệu quả.
  2. Giải ngộc độc cua cá, đau bụng do lạnh: nấu tía tô lên uống ấm, tới khi hết triệu chứng thì ngừng.
  3. Làm đẹp da, mờ nám: Có thể giã lá tía tô tươi hoặc dùng bột tía tô khô đắp mặt nạ, hoặc nấu lá tía tô lên lấy nước xông hoặc rửa mặt giúp kiềm dầu, ngăn ngừa và trị mụn, làm sáng da, mờ nám, tàn nhang, mụn thịt …
  4. Rửa vết chàm ướt: các vết chàm bị chảy dịch, có thể dùng tía tô nấu đặc để chấm lau rửa sẽ giảm ngứa và giảm loét da.
  5. Giải mày đay do lạnh: Gặp không khí lạnh, gió lạnh, nước lạnh… bị nổi mày đay, dùng tía tô nấu lên uống ấm để giải. Uống tới khi hết triệu chứng thì ngừng.

Kiêng kị

  • Người âm hư hàn nhiệt, hoặc uống trong mồ hôi ra nhiều và không phải ngoại cảm phong hàn, kiêng dùng.
  • Không uống tía tô thường xuyên như trà vì tía tô là vị thuốc giải biểu, uống thường xuyên sẽ bị hao tân dịch dần phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm …

Tía tô có mặt trong các sản phẩm nào của Út Em ?

  • Nước cất lá tía tô
  • Bột rửa mặt
  • Dầu dưỡng da
  • Cao mờ nám
  • Thảo mộc vệ sinh (phụ khoa)
  • Thảo mộc tắm (ấm áp)

More from my site

  • Mẹ đã biết cách cho bé bú chưa?Mẹ đã biết cách cho bé bú chưa?
  • Hành vi ăn uống và sự căng thẳng: con đường dẫn đến bệnh béo phìHành vi ăn uống và sự căng thẳng: con đường dẫn đến bệnh béo phì
  • Mẹ bầu đau dạ dày nên ăn gì?Mẹ bầu đau dạ dày nên ăn gì?
  • Các bài tập giúp lấy lại vóc dáng sau khi sinhCác bài tập giúp lấy lại vóc dáng sau khi sinh
  • Mách bạn 11 công thức hiệu quả trị quầng thâm mắt tại nhàMách bạn 11 công thức hiệu quả trị quầng thâm mắt tại nhà
  • Chế phẩm từ sữa và các thực phẩm thay thế trong chế độ ăn uốngChế phẩm từ sữa và các thực phẩm thay thế trong chế độ ăn uống

Từ khóa » Cay Tia To Phoi Kho