Công Dụng ít Biết Của Cây Rau Má
Có thể bạn quan tâm
Giải nhiệt, trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan lợi tiểu: Rửa sạch 30 – 100g rau má tươi, giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc xay nhuyễn bằng máy rồi cho thêm đường vào uống.
Chữa chấn thương phần mềm gây sưng nề: Giã nát 20 – 30g rau má tươi, vắt lấy nước, hòa với một chút rượu uống.
Chữa mụn nhọt: Rau má 50g, lá gấc 50g. Rửa cả hai thứ thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại. Ngày thay thuốc hai lần. Đắp đến khi khỏi.
Cảm nắng, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn: Lấy 1 nắm rau má tươi rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước cốt pha loãng, thêm vài hạt muối và uống. Lấy bã đắp lên trán và thái dương.
Chữa vàng da, vàng mắt: Rau má 50g, lá ngải cứu 50g. Đem hai thứ rửa sạch, đun nước uống hàng ngày.
Chữa đau bụng kinh nguyệt, đau lưng: Hái rau má lúc ra hoa, phơi khô, tán nhỏ. Ngày uống 1 lần vào buổi sáng, mỗi lần uống 2 muỗng cà phê.
Chữa tiểu ra máu: Lấy một nắm rau má và một nắm ích mẫu thảo, rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước uống.
Chữa táo bón:Giã 30g rau má và đắp vào rốn.
Chữa áp xe vú giai đoạn đầu: Sắc uống rau má và vỏ cau. Bạn có thể pha thêm một chút rượu để tăng hiệu quả.
Trẻ biếng ăn, còi cọc, đi ngoài phân sống:Rửa sạch một nắm to rễ rau má, để ráo nước, tán bột cho vào cháo hoặc nấu chung với bột gạo.
Chữa đau bụng, tiêu chảy, lỵ: Rau má 50g, rửa sạch, giã nát trộn với nước vo gạo, vắt lấy nước cốt trong để uống.
Chữa chảy máu cam: Rau má giã nhỏ, vắt lấy nước, uống mỗi ngày 2 - 3 lần trong 5 ngày liền.
Chữa sốt xuất huyết nhẹ tại nhà: Rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, lá và bông mã đề 20g (hay lá cối xay, rễ cỏ tranh). Đem các vị rửa sạch, giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống.
Ho gà: rau má 100g, thịt lợn gầy 30g, nấu chín chia ăn 2 lần trong ngày.
Lưu ý:
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng rau má.
Người bị tiểu đường nên sử dụng rau má ở một lượng vừa phải. Nếu dùng quá nhiều và thường xuyên sẽ làm tăng lượng đường trong máu.
Những người đang sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần hạn chế dùng vì rau má có thể làm giảm tác dụng của thuốc, giảm hiệu quả điều trị bệnh.
Những phản ứng dị ứng với rau má có thể gặp bao gồm đỏ da, ngứa hoặc phát ban trên da. Người dùng cũng có thể bị đau bụng, buồn nôn hoặc thải ra phân có màu lạ.
Không nên lạm dụng rau má, chỉ nên uống 1 cốc rau má (tương đương 40g rau má) mỗi ngày và không uống quá 1 tháng. Nếu muốn dùng tiếp hãy ngưng ít nhất nửa tháng./.
15 bài thuốc chữa bệnh từ cây ổiTừ khóa » Tác Dụng Của Bã Rau Má
-
Chỉ Cần Một Nắm Rau Má Dưỡng Da Mịn Màng ... - Báo Thanh Niên
-
TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA RAU MÁ ĐỐI VỚI LÀN DA CỦA BẠN
-
ĐẮP MẶT NẠ RAU MÁ CÓ TÁC DỤNG GÌ? - Beauskin
-
I – Đắp Mặt Nạ Rau Má Có Tác Dụng Gì? Có Tốt Không? - Trẻ Hóa
-
Bỏ Túi 9 Công Thức Dùng RAU MÁ Trị Mụn Và Thâm HIỆU QUẢ Tại Nhà
-
Mặt Nạ Rau Má Có Tác Dụng Gì? 5 Cách Làm Mặt Nạ Rau Má
-
Chăm Sóc Da Khỏe đẹp Với Rau Má - Hello Bacsi
-
13 Cách Làm Mặt Nạ Rau Má Giúp Trị Mụn Dưỡng Da Trắng Sáng Mịn ...
-
9 Cách đắp Mặt Nạ Rau Má Trị Thâm Mụn An Toàn, Hiệu Quả Sau 1 ...
-
Chỉ Cần Một Nắm Rau Má Dưỡng Da Mịn Màng ... - Nông Trại Làm đẹp
-
Công Dụng Làm đẹp Da Bất Ngờ Của Rau Má - Báo Lao Động Thủ đô
-
Những Công Dụng Của Rau Má Mà Không Phải Ai Cũng Biết - Hanayuki
-
Đắp Mặt Nạ Rau Má Thổi Sạch Mụn Cho Làn Da Mịn Màng Trắng ...
-
Cách Làm đẹp Bằng Rau Má Tại Nhà Bạn Nên Biết - Nouvo Spa
-
Rau Má: Cực Tốt Và Cực 'độc', Biết Mà Tránh Khi ăn Kẻo Mang Họa Vào ...
-
Rau Má Có Tác Dụng Gì Với Sức Khỏe? | Vinmec
-
2 Cách Làm Mặt Nạ Từ Rau Má Dành Cho Phái đẹp
-
Học Cách Trị Mụn, Làm đẹp Da Bằng Rau Má Từ Bác Sỹ Đông Y
-
Rau Má Có Tác Dụng Gì Cho Da Mặt? 6 Công Dụng Bất Ngờ Cho ...