Công Dung Ngôn Hạnh Là Gì? Tam Tòng Tứ đức Là Gì?
Có thể bạn quan tâm
Từ thời xa xưa, một người phụ nữ hoàn hảo luôn được xét trên các tiêu chuẩn Công Dung – Ngôn Hạnh, Tam Tòng Tứ Đức. Bài viết dưới đây sẽ nói về Công Dung Ngôn Hạnh là gì, Tam Tòng Tứ Đức là gì và sự khác biệt của những tiêu chuẩn này ở người phụ nữ hiện đại và người phụ nữ xưa.
Công Dung Ngôn Hạnh là gì?
Công Dung Ngôn Hạnh hay còn gọi là tứ đức, thuộc Tam Tòng Tứ Đức của Khổng giáo thời xưa. Đây là 4 chữ thường được ông cha ta thời xưa dùng để đánh giá 4 tiêu chuẩn phẩm hạnh của người phụ nữ trong gia đình. Ý nghĩa của Công Dung Ngôn Hạnh như sau:
Công
Chữ Công biểu thị cho người phụ nữ của gia đình, là người đảm nhiệm mọi công việc trong nhà. Đặc biệt, đức tính này còn được đem ra để so sánh với người đàn ông. Tuy rằng phụ nữ không thể làm được nhiều việc nặng và tham gia chiến đấu trong thiên hạ nhưng họ có thể đảm nhiệm được công việc trong gia đình và những việc mà người đàn ông không thể làm được.
Nếu trong gia đình có người phụ nữ giỏi về nữ công gia chánh thì gia đình đó sẽ rất hạnh phúc. Vì nhờ có họ mà gia đình và con cái sẽ được ăn uống đầy đủ, không phải lo về việc ăn mặc, nhất là việc giữ nền nếp trong gia đình và việc dạy bảo con cái.
Dung
Chữ Dung dùng để nói về nhan sắc của người phụ nữ. Dung ở đây chỉ con người vừa phải, trên người không có biến dị gì khó coi. Chữ Dung chỉ mang tính tương đối. Tuy nhiên, dân ta cũng có những tiêu chuẩn nhất định để đánh giá một người con gái đẹp như: khuôn mặt trái xoan, hàm răng đều đặn, làn tóc óng ả,… Vì vậy, đối với phụ nữ, chữ dung rất quan trọng. Họ cần phải chăm lo cho nhan sắc của mình, không được có lối ăn mặc lôi thôi và để đầu tóc rối tung lên.
Ngôn
Chữ Ngôn dùng để ám chỉ lời nói của phụ nữ trong ứng xử hàng ngày với các mối quan hệ gia đình, xã hội như: ông bà, cha mẹ, anh chị em, cô dì, chú bác, chồng con, hàng xóm,… Lời nói của phụ nữ có thể biểu hiện tâm hồn của người phụ nữ đó. Việc ăn nói khéo léo, biết trái biết phải, biết điều hay điều dở sẽ khiến ai cũng vừa lòng và nể trọng.
Người xưa có câu: người đanh đá có tiếng nói the thé, người cay nghiệt có tiếng nói rít, người nhân hậu có tiếng nói ấm áp. Con người nếu không được dạy dỗ từ nhỏ sẽ hay văng tục. Còn những người được giáo dục từ sớm sẽ nói năng lễ độ và biết chừng mực.
Hạnh
Chữ Hạnh được xem là đức tính quan trọng nhất của người phụ nữ, hạnh chỉ hạnh kiểm, đạo đức, lòng nhân hậu, thủy chung son sắt, giàu lòng yêu thương, giữ trọn nề nếp gia phong,… Đức hạnh của người phụ nữ được thể hiện ở các bổn phận và nghĩa vụ với ông bà, cha mẹ, anh chị em, con cháu, họ hàng, xóm giềng và những mối quan hệ xã hội khác.
Trong văn học Việt Nam, có rất nhiều câu ca dao, bài thơ về Công Dung Ngôn Hạnh. Có thể kể đến như:
Tuyệt mỹ trần ai một thứ đàn
Muôn đời cực phẩm của dương gian
Công, dung, ngôn, hạnh luôn gồm đủ
Gấm, lụa, phấn, son khỏi luận bàn
Êm ái, ngọt ngào khi giữ phận
Dữ dằn, đáo để lúc sôi gan
Trần Bảo Kim Thư
hay
Vợ tôi tính nết dịu hiền
Nhưng không ủy mị than phiền vu vơ
Vợ tôi không biết làm thơ
Nhưng yêu cái đẹp, tôn thờ chân như
Ghét gian trá, thích nhân từ
Công dung ngôn hạnh dường như vẹn toàn
Trần Đức Phổ
Xem thêm: Tam cương ngũ thường là gì? Ý nghĩa trong Nho Giáo
Tam Tòng Tứ Đức là gì?
Ở phần trên, chúng ta vừa tìm hiểu về Tứ Đức Công Dung Ngôn Hạnh của người phụ nữ xưa. Vậy Tam Tòng là gì và Tam Tòng Tứ Đức là gì.
Có thể hiểu rằng Tam Tòng Tứ Đức là những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo.
Trong xã hội phong kiến xưa nay khi nói đến Tam Tòng tức là nói đến 3 điều mà người phụ nữ phải tuân theo:
Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải nghe theo cha
Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải nghe theo chồng
Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con trai
Vào giai đoạn sơ khai, Tam Tòng chỉ dùng để quy định vị trí của người phụ nữ trong gia đình khi làm nghi lễ. Khi ở nhà thì đứng sau lưng cha, lấy chồng đứng sau lưng chồng, chồng chết đứng sau lưng con.
Quy định tam tòng khiến người phụ nữ khi xuất giá lấy chồng thì dù hoàn cảnh tốt hay xấu thế nào đi chăng nữa cũng trở thành người nhà chồng, chứ không được nương nhờ ai nữa.
Điều này cũng là minh chứng cho một xã hội phong kiến với lễ giáo hà khắc, xem nhẹ người phụ nữ, đề cao đàn ông, luôn buộc người phụ nữ phải sống theo khuôn phép, gánh chịu những cay đắng của số phận.
Còn Tứ Đức, như đã nói ở trên, dùng để chỉ 4 đạo đức, 4 phẩm chất cần có ở một người phụ nữ, là Công Dung Ngôn Hạnh.
Tóm lại, Tam tòng, tứ đức là những quy định được giai cấp thống trị phong kiến xưa sử dụng để giáo hóa người phụ nữ với mục đích ổn định xã hội, bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị và ưu thế, vai trò của nam giới. Bên cạnh đó, thuyết Tam tòng, tứ đức cũng xuất hiện nhiều trong nền văn học dân gian tiêu biểu là ca dao, tục ngữ, dân ca nhằm giáo dục các phẩm chất đạo đức cho người phụ nữ, góp phần hoàn thiện bản thân, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội hiện đại.
Công Dung Ngôn Hạnh của phụ nữ xưa và nay
Phụ nữ thời nay không chỉ ở nhà chăm lo cho gia đình mà còn phải đi ra ngoài giao tiếp, học hỏi, làm việc. Trách nhiệm cũng như sứ mệnh của họ trong gia đình hiện giờ không hề thua kém một người đàn ông. Không ai có thể so sánh hay khinh thường họ mà thậm chí còn phải ngưỡng mộ, khâm phục họ vì sự tài giỏi của họ, thậm chí có những việc họ còn làm tốt và ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Chính vì vậy, công dung ngôn hạnh thời nay không còn giữ nguyên nghĩa vốn có mà nó đã được mở rộng ra.
Phụ nữ bây giờ đã trở nên mạnh mẽ, dũng cảm hơn và có tiếng nói riêng của mình, xứng đáng là một người phụ nữ hiện đại. Họ không chỉ có nhan sắc, đức hạnh mà còn có thêm trí tuệ, sự thông minh, khôn khéo, có thể ứng phó mọi việc dù ở trong bất kỳ tình huống, thử thách nào cũng bình tĩnh vượt qua.
Xem thêm: Lên thác xuống ghềnh nghĩa là gì? Ý nghĩa câu thành ngữ
Có thể thấy, nếu tứ đức ngày xưa là thước đo để người phụ nữ rèn luyện phấn đấu suốt đời thi ngay nay nó đã được bổ sung thêm nhiều nét mới để phù hợp với xu hướng của thời đại. Và suy cho cùng, đối với phụ nữ, việc trau dồi phẩm chất của bản thân và chăm sóc sắc đẹp của mình luôn là việc cần thiết, nhất là sắc đẹp về tâm hồn và trái tim.
Tóm lại, bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn đọc công dung ngôn hạnh là gì cũng như tam tòng tứ đức là gì. Có thể nói rằng, sự kết hợp giữa những phẩm chất của người phụ nữ truyền thống với những tính cách của người phụ nữ hiện đại sẽ tạo nên người phụ nữ tuyệt vời nhất.
Từ khóa » Công Dung Ngôn Hạnh Của Phụ Nữ Ngày Nay
-
Công Dung Ngôn Hạnh - Tam Tòng Tứ đức Của Phụ Nữ Xưa Và Nay
-
“Công-Dung-Ngôn- Hạnh” Của Phụ Nữ Xưa Và Nay - Báo Dân Sinh
-
Thế Nào Là Công Dung Ngôn Hạnh Thời Hiện đại?
-
Phụ Nữ Ngày Nay Với: “Công, Dung, Ngôn, Hạnh” - Sở VHTT Hồ Chí ...
-
Bàn Về Chuyện Công - Dung - Ngôn - Hạnh Thời Nay
-
Công Dung Ngôn Hạnh Là Gì? Công Dung Ngôn Hạnh Xưa Và Nay
-
Công Dung Ngôn Hạnh Là Gì? Phụ Nữ Công Dung Ngôn Hạnh Hiện đại
-
NTO - Nghĩ Về "Công - Dung - Ngôn - Hạnh" - Bao Ninh Thuan
-
Công Dung Ngôn Hạnh Là Gì?
-
Công Dung Ngôn Hạnh – Tìm Hiểu Về 'tứ đức' Của Phụ Nữ Xưa Và Nay
-
Công Dung Ngôn Hạnh Thời Hiện đại Khác Xưa Như Thế Nào? - VOH
-
Bàn Về Công Dung Ngôn Hạnh - Tam Tòng Tứ đức Của Người Phụ Nữ
-
“Công, Dung, Ngôn, Hạnh” Thời Hiện đại Liệu Có Khác Xưa?
-
Luận Bàn Về ''Công Dung Ngôn Hạnh'' Trong Xã Hội Hiện đại